Thí nghiệm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của địa hình tới chế độ nước - Bố trí thí nghiệm: Trường hợp 1: Độ dốc thấp; Trường hợp 2: Độ dốc cao. - Cách tiến hành: Tiến hành đổ nước đồng thời vào đầu vào của hai chai nước. Đo lượng nước chảy ra ở đầu ra trong cùng một khoảng thời gian. - Nhận xét: + Trong trường hợp độ dốc lớn => Lượng nước chảy ra cốc nhanh hơn và nhiều hơn. Do độ dốc lớn làm cho lưu lượng dòng chảy mạnh nên trong cùng một khoảng thời gian lượng nước chảy ra sẽ nhanh hơn và nhiều hơn. + Trong trường hợp độ dốc nhỏ => Lượng nước chảy ra cốc chậm hơn và ít hơn. Do độ dốc nhỏ làm cho lưu lượng dòng chảy thấp hơn nên trong cùng một khoảng thời gian lượng nước chảy ra sẽ chậm hơn và ít hơn. Thí nghiệm 2: Tìm hiểu về vai trò của rừng trong điều tiết chế độ nước sông. - Bố trí thí nghiệm: Dạng địa hình 1: Dạng địa hình đất trống, đồi trọc; Dạng địa hình 2: Dạng địa hình rừng. - Cách tiến hành: Tiến hành 1 đổ lượng nước như nhau đồng thời lên hai dạng địa hình. Nhận xét lượng nước và màu sắc của nước chảy ra ở hai cốc phía dưới mô hình. - Nhận xét: + Dạng địa hình 1: Lượng nước chảy ra cốc nhiều và nước trong cốc đục hơn. + Dạng đia hình 2: Lượng nước chảy ra cốc ít và nước trong cốc trong hơn. Thí nghiệm 3: Tìm hiểu tác dụng của hồ đầm trong điều hòa chế độ nước sông. - Bố trí thí nghiệm: Mô hình sông nối với hồ chứa nước. - Cách tiến hành: Đổ 1 lượng nước vào sông. Nhận xét lượng nước chảy vào hồ và lượng nước chảy vào sông. Rút ra vai trò của hồ đầm đối với chế độ nước sông. - Nhận xét: Hồ đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra. |
Ý kiến bạn đọc