I. Sóng biển - Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân: Gió. - Sóng bạc đầu: Gió càng mạnh, mặt biển càng nhấp nhô, những giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng. - Sóng thần: có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800 km/h do động đất, núi lửa phun trào dưới đáy đại dương tạo nên. |
II. Thủy triều - Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân: do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. + Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất (triều cường). + Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất ở vị trí vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém). |
III. Dòng biển - Gồm dòng biển nóng và dòng biển lạnh. - Đặc điểm: + Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. + Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 300 – 400 thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương rồi chảy về xích đạo. + Ở bán cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ tây các đại dương chảy về xích đạo. + Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. + Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. |
Ý kiến bạn đọc