I. Đọc – hiểu chú thích: 1. Đọc: Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, càng ngày càng dâng cao, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết. Khổ cuối đọc nhanh hơn, giọng cao hơn. 2. Chú thích: a. Tác giả: + Viễn Phương (1928 - 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. + Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng. b. Tác phẩm. *Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời vào tháng 4/ 1976 khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác- Cũng chính là lúc lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. * Xuất xứ: In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” xuất bản 1978. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung: - Thể thơ: Tám chữ - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. - Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. - Bố cục: + Khổ 1: Cảm xúc khi nhìn thấy lăng Bác. + Khổ 2: Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác. + Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào viếng lăng Bác. + Khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước khi rời lăng trở về miền Nam. 2. Tìm hiểu chi tiết |
a. Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn thấy lăng Bác (khổ 1). + Câu thơ như một lời thông báo thể hiện tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ miền Nam được ra viếng Bác. -> Cách xưng hô: con- Bác: gần gũi, thân thương, kính trọng. - Viếng: trang trọng, khẳng định sự thật Bác đã mất. - Thăm: đến gặp gỡ, trò chuyện, hỏi han để biết được tình hình, tỏ sự quan tâm-> nói giảm, gợi sự gần gũi, thân mật => Bác chưa ra đi, Bác vẫn sống trong trái tim mọi người: Con về thăm Cha, thăm nhà Bác ở, thăm nơi Bác nằm. - Hàng tre: - Bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng - Hàng tre vừa tả thực, vừa ẩn dụ là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam -> Niềm mong mỏi, xúc động, tự hào của người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Cảm xúc của giả khi đứng trước lăng Bác (khổ 2). - Mặt trời 1: Mặt trời trên lăng là một vật thể tự nhiên - Mặt trời trong lăng- ẩn dụ: khẳng định sự vĩ đại lớn lao của Bác, lòng kính trọng sâu sắc của nhân dân dành cho Bác -> hình ảnh sáng tạo độc đáo, mới mẻ của nhà thơ. - Tràng hoa - ẩn dụ; bảy mươi chín mùa xuân-> liên tưởng: sự thành kính, nhớ thương của nhân dân đối với Bác cũng như sự trường tồn vĩnh cửu - Nhịp điệu chậm rãi, trầm lắng thiết tha, số tiếng thay đổi. Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. => Niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn của nhân dân đối với Bác. c. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng (khổ 3). - Không khí yên tĩnh, trang nghiêm. - Vầng trăng gợi tâm hồn thanh thản, cao đẹp, trong sáng, nhân từ của Bác. -> Ẩn dụ: vầng trăng-> trời xanh: Khẳng định sự trường tồn của Bác. - “Nhói”: Đau đột ngột, quặn thắt. Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác. -> Tình cảm chân thành, diễn tả nỗi thương tiếc, đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa. d. Cảm xúc của tác giả khi rời lăng (khổ 4): - Cảm xúc trào dâng mãnh liệt, với những ước nguyện giản dị, tha thiết, chân thành. - Muốn làm: Con chim hót Đoá hoa toả hương Cây tre trung hiếu - Nghệ thuật: Điệp ngữ, => Tâm trạng lưu luyến, mong ước được ở mãi bên Bác. III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ hiệu quả. 2. Nội dung- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. |
Ý kiến bạn đọc