Bài: MÂY VÀ SÓNG
I/ Đọc- hiểu chú thích
1. Tác giả:
– Tago (1861-1941), là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ.
– Ông để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ cả về thơ, văn, nhạc, hoạ.
– Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm.
– Với tập “Thơ Dâng” ông là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải Nôben văn học (1913).
2. Tác phẩm:
– Mây và sóng viết bằng tiếng Ben-gan, được Tago dịch sang tiếng Anh, in trong tập Trăng non.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc :
2. Thể thơ:
- Thể thơ văn xuôi.
3. Kết cấu bài thơ:
– Lời của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ, tâm tình.
– Lời của em bé chia làm 2 phần (P1 từ đầu đến “xanh thẳm”, P2 còn lại).
Trình tự tường thuật
+ Thuật lại lời rủ rê.
+ Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối;
+ Nêu lên trò chơi mới.
- Trong cả hai phần, dòng thơ thứ năm đều là phản ứng trực tiếp của em bé trước lời rủ rê.
- Ý và lời ở hai phần không hề trùng lặp nhau.
- Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn song tính chất hấp dẫn khác nhau.
=> Bố cục trên làm cho chủ đề bài thơ trọn vẹn, đầy đủ.
III. Tìm hiểu chi tiết:
1. Lời mời gọi của những người trên mấy, trong sóng.
- Những người trên mây:
+ chơi: thức dậy đến chiều tà
+ chơi: bình minh vàng, vầng trăng bạc
- Những người trong sóng:
+ ca hát: sáng sớm đến hoàng hôn
+ ngao du: nơi này, nơi nọ …
=> Hấp dẫn, kì thú: thời gian vô tận, không gian vô biên, hình ảnh lung linh, âm thanh ngọt ngào.
- Cách đến và hòa nhập:
+ đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời
+ đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại
=> Dễ thực hiện, phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
- Nghệ thuật:
+ Hình thức đối thoại lồng trong lời kể; hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng, giàu ý nghĩa biểu trưng; nghệ thuật trùng điệp.
+ Thiên nhiên tươi đẹp gợi khát khao khám phá, cuộc sống luôn ẩn chứa bao thú vui hấp dẫn con người.
2. Lời từ chối của em bé:
- Lúc đầu:
+ Làm thế nào mình lên đó được?
+ làm thế nào mình ra ngoài đó được?
=> Thích thú, muốn đi, muốn đến để vui chơi, khám phá,…
- Sau đó:
+ mẹ đang đợi (…) làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
+ mẹ đang muốn (…), làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
=> Nêu lí do từ chối: em hiểu lòng mẹ, yêu mẹ; tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn, những ham muốn nhất thời.
- Nghệ thuật: Sử dụng câu hỏi tu từ chứa hàm ý, đặt ra tình huống có thử thách,…
=> Tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc giúp con người khước từ cám dỗ trong cuộc sống
3. Trò chơi do em bé sáng tạo ra:
+ Con là mây
+ Mẹ là trăng
→ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ lấy mẹ.
+ Mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm
+ Con là sóng
+ Mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
→ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
=> Trò chơi hài hòa giữa thiên nhiên tươi đẹp và tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
- mẹ: bến bờ kì lạ:
+ tình yêu thương bao la
+ tấm lòng bao dung độ lượng
+ đức hi sinh cao cả
=> nơi neo đậu của mỗi con người
- Nghệ thuật: Hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, chân thực, bay bổng; thủ pháp trùng điệp …
=> Tình mẫu tử mang lại hạnh phúc gần gũi, bình dị nhưng cũng lớn lao, hòa nhập vào vũ trụ rộng lớn, muôn màu.
* Hạnh phúc không phải là cái gì xa xôi bí ẩn, hay do ai ban phát mà gần gũi, do chính mình tạo ra.
* Bài thơ còn gợi lên suy ngẫm về những giá trị đích thực của cuộc sống, niềm hạnh phúc, yêu thương luôn ở quanh ta, chính tình yêu thúc đẩy con người sáng tạo.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.
- Ngôn ngữ thơ hồn nhiên, trong sáng, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ thơ.
- Hình ảnh thiên nhiên sáng tạo: chân thực nhưng bay bổng, gợi nhiều liên tưởng.
- Thủ pháp trùng điệp.
2. Nội dung:
- Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.