Hoạt động của GV&HS | Nội dung kiến thức | BS |
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản(09 phút) ? Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả? HS:
HS: Bài thơ in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam-Tập 4 (1963 ). GV: Đây là bài thơ hay nhất được truyền tụng về chủ đề tình bạn của Nguyễn Khuyến. GV HD đọc: Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao? HS: Thất ngôn bát cú Đường luật:
? Tìm hiểu bố cục của bài thơ? HS:
Vì vậy, Chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục: 1 - 6 - 1 |
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm. Tác giả:
Tác phẩm:
2. Đọc- chú thích 3. Thể thơ:
4. Bố cục: 3 phần
|
|
Hoạt động 2: GV HD HS phân tích văn bản: (23phút) HS: Đọc câu mở đầu. ? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị? HS: Mở đầu tự nhiên như lời nói thường ngày. ? Câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ? HS: Thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm. GV: câu thơ cho biết 2 người ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). Câu thơ không chỉ là 1 thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là 1 tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm. ? Với việc bạn đã lâu mới dến thăm, Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn ra sao? HS: Chu đáo. Ít ra phải có miếng rượu để ngâm thơ, miếng trầu để trò chuyện. GV: Vậy Nguyễn Khuyến có tiếp đãi bạn như thông lệ không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang 6 câu thơ tiếp theo. HS: Đọc câu 2. ? Tại sao vừa gặp bạn, tác giả đã nhắc ngay tới chợ ? HS: Bởi chỉ có chợ mới có đầy đủ các thứ tiếp bạn nhưng trẻ thì đi vắng, chợ lại xa, mà mình thì già cả rồi không đi xa được. GV: Giảng thêm về điều kiện sống trước đây, chợ không thuận lợi như bây giờ. HS: Đọc câu 3, 4, 5, 6. ? Chợ thì xa mà người đi chợ thì không có, vậy tác giả định tiếp khách bằng những thứ gì ? HS: Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp ? Em có nhận xét gì về những thứ mà tác giả nêu ra? HS: Đây là những thứ sản vật có trong ao, trong vườn nhưng lại chưa dùng được- có đấy mà lại như không. GV: Muốn ra chợ để mua thực phẩm thì chợ xa, không có người sai bảo. Muốn bắt cá trong ao thì ao vừa sâu, nước vừa lớn. Muốn bắt gà thì vườn rộng, ràolại thưa. Rau đậu vườn nhà toàn những thứ chưa ăn được. Miếng trầu, vật dễ kiếm và phổ biến cũng không có sẵn ? Qua đó, em thấy chủ nhân là người thế nào? HS:
? Hãy giải thích tính chất “có đấy mà lại như không” của những sản vật được kể và tả trong bài? HS: Có cá, có gà, nghĩa là có thực phẩm nhưng cũng bằng không vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, không đánh bắt được. Có cải, cà, bầu, mướp nghĩa là có rau quả, nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn hoặc đương ra hoa, chưa thể thu hái được. HS: Đọc câu 7. ? Có ý kiến cho rằng: nên hiểu câu 7 riêng trầu không thì có, ý kiến của em thế nào? HS: Không thể hiểu như vậy vì không đúng với mạch lạc của tứ thơ. Mặc dù trầu không là tên đầy đủ của thứ lá này nhưng xét trong mạch thơ thì chỉ có thể hiểu là trầu không cũng không có nốt. Có như vậy thì mới hiểu nổi cái thanh đạm, nghèo túng của ông quan thanh liêm về ở ẩn. ? Tình huống mà Nguyễn Khuyến nói đến có ý nghĩa như thế nào? HS: Đề cao tình bạn GV: Tất cả đều không có hoặc không có điều kiện để tiếp đãi bạn. Thực ra, đây là cách dựng tình huống của nhà thơ, vì nếu có mọi thứ để tiếp đãi bạn thì đó là chuyện bình thường trong cuộc sống. Từ cái không về vật chất để khẳng định cái có sâu nặng về tình cảm bạn bè. Đây mới là điều quan trọng nhất. HS: Đọc câu 8. ? Chi tiết ngôn từ nào trong câu 8 đáng chú ý? HS: Ta với ta ? Ta với ta là chỉ ai với ai? Nó có ý nghĩa gì? HS: Chỉ quan hệ gắn bó, hoà hợp, không tách rời. ? Theo em có gì khác nhau trong cụm từ “Ta với ta” ở bài này so với bài Qua đèo Ngang? HS: Trong Bạn đến chơi nhà, từ ta ở vị trí trước và sau là 2 từ đồng âm. Trong bài Qua đèo Ngang, từ ta ở cả 2 vị trí chỉ là 1 từ. Một bên chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong 1 tình bạn chan hoà vui vẻ. Một bên chỉ sự hoà hợp trong 1 nội tâm buồn. ? Câu 8 đã thể hiện được tình cảm gì của tác giả? HS: Coi trọng tình bạn, cái tình cũng đủ làm cho tình bạn thắm thiết. GV: Gặp những người bạn tâm đầu ý hợp cũng đủ vui rồi. có đủ vật chất thì càng tốt, nhưng nếu không cũng chẳng vì thế mà kém vui. GV: Sau câu chào hỏi bạn, nhà thơ nghĩ ngay đến vật chất tiếp đãi bạn. Điều đó, chứng tỏ nhà thơ rất quan tâm đến bạn và muốn tiếp bạn chu đáo nhất. Thể hiện sự coi trọng và quý mến bạn của nhà thơ |
III. Phân tích: 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi: “Đã bấy lâu nay, bác đến nhà”, -> Cách mở đầu tự nhiên như lời nói thường ngày. => Thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm. 2. Tình huống và khả năng tiếp bạn: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ú Mong muốn tiếp bạn đàng hoàng, chu đáo. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổigà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. ÚMọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không. Ú Tình cảm đối với bạn chân thật, không khách sáo. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Ú Lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có. â Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất và tin ở sự cao cả của tình bạn. Tình bạn sâu sắc, trong sáng. 3. Cảm nghĩ về tình bạn: Bác đến chơi đây, ta với ta ! Ú Chỉ quan hệ gắn bó, hoà hợp, không tách rời. Ú Niềm hân hoan, tin tưởng ở tình bạn trong sáng, thiêng liêng. â Nguyễn Khuyến là người hồn nhiên, dân dã, trong sáng; đối với bạn thì chân thành, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần. |
|
Hoạt động 3: GV HD HS tổng kết văn bản: (2phút) ? Bài thơ đã diễn tả được tâm tư gì của tác giả về khi bạn đến chơi nhà? HS: Bài thơ đã diễn tả được niềm hân hoan và tinh thần tự tin, phấn chấn của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà. Đó là những cảm xúc chân thành, hồn nhiên của tình cảm bạn bè. ? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? HS: Miêu tả - tự sự - biểu cảm thông qua hệ thống ngôn từ thuần Việt trong sáng, tự nhiên, dễ hiểu. |
III. Tổng kết: * Ghi nhớ: (SGK/105 ). |
|
Hoạt động 4: GV HD HS luyện tập: (3 phút) ? Ngôn từ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có gì khác với ngôn từ ở đoạn thơ “Sau phút chia li” đã học? HS: Trình bày- Nhận xét. GV: Chốt: |
IV. Luyện tập: - So sánh ngôn ngữ thơ ở bài Bạn đến chơi nhà với ngôn ngữ thơ dịch Chinh phụ ngâm ta thấy có sự khác nhau giữa 2 phong cách ngôn ngữ: + Chinh phụ ngâm là ngôn ngữ bác học. + Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường. Nhưng cả 2 bên đều đạt đến độ kết tinh, rất hay, rất hấp dẫn. |
Ý kiến bạn đọc