Học trực tuyến

Hồi hương ngẫu thư

  •   Xem: 2732
  •   Thảo luận: 0

                                    Văn bản:
Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
                              (Hạ Tri Chương)

I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:
- Hạ Tri Chương (659-744)
- Là một trong những nhà thơ lớn đời Đường
- Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm
2. Tác phẩm :
- Hoàn cảnh sáng tác: ngay lúc vừa mới đặt chân về quê (năm  744)
- Thể thơ: TNTT-phiên âm. Lục bát –dịch
- PTBĐ: Biểu cảm thông qua tự sự
- Bố cục: 2 phần (2 câu đầu và 2 câu kết)
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu :
Thiếu tiểu li gia , lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
+ Phép tiểu đối:
Thiếu tiểu li gia>< Lão đại hồi
Hương âm vô cải>< Mấn mao tồi
+ Từ trái nghĩa:
Thiếu ><lão,
tiểu ><đại
ly gia><hồi
+ Giọng điệu: trần thuật khách quan, phảng phất buồn.
 => Hình dung thời gian xa quê dằng dặc, khi đi còn trai trẻ, lúc về đã tuổi cao sức yếu, tóc đã điểm bạc; cảm xúc bồi hồi.
- Hương âm vô cải /mấn mao tồi
-> Lựa chọn chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho diện mạo bên ngoài và hồn cốt bên trong.
=> Tình yêu quê hương bền bỉ, thủy chung
b. Hai câu cuối :
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
- Tình huống:
+ Trẻ gặp nhưng không biết
+ Tiếu vấn: "Khách"
=> Tình huống bất ngờ, trớ trêu
+ Câu hỏi biểu cảm
+ Nhịp thơ thay đổi (2/5)
+ Giọng điệu: bi hài
->Thái độ của lũ trẻ: thân thiện, cởi mở nhưng mang tính xã giao và có vẻ xa lạ
->Tâm trạng của nhà thơ: ngỡ ngàng, ngạc nhiên, lẻ loi buồn tủi khi là vị khách lạ ngay trên chính quê hương của mình.
- Nhi đồng (những đứa trẻ) là đại diện cho thế hệ trẻ, đại diện cho sự thay đổi, tương lai của làng quê. Sự cách biệt giữa hai thế hệ (trẻ-già) để nhà thơ nhận ra rằng ông đã xa quê quá lâu, thế hệ ông nay người còn, người mất, làng quê đã thay đổi rồi nên ông càng thêm ngậm ngùi, xót xa.
 - “Khách”-> là cơ sở tạo cho tác giả cảm hứng ngẫu nhiên làm thơ ngay từ lúc mới đặt chân về quê.
-> Biểu hiện tình cảm quê hương thắm thiết, sâu nặng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ hóm hỉnh, sử dụng phép đối tài tình
- Sự thay đổi nhịp điệu, giọng điệu bài thơ
- Biểu cảm thông qua tự sự để tạo tình huống và khơi gợi cảm xúc.
2. Nội dụng: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đằm thắm thiết tha của con người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ 
Thông tin bài học
Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của tác giả Hạ Tri Chương - bạn vong niên của nhà thơ Lí Bạch đã để lại cho chúng ta những cảm xúc đẹp đẽ về tình yêu quê hương bền bỉ, son sắt, thủy chung của nhà thơ. Thông qua những giá trị nhân văn cao đẹp, bài thơ bồi đắp cho chúng ta tình yêu quê hương, đất nước - tình cảm thiêng liêng trong cuộc sống của mỗi con người
Hồi hương ngẫu thư
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 7
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
2.732
Tải về:
Thông tin tác giả
Lang Thị Lê Na
Họ và tên:
Lang Thị Lê Na
Đơn vị công tác:
THCS Hòa Hiếu 1
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây