Học trực tuyến

Viết

  •   Xem: 300
  •   Thảo luận: 0

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
VIẾT: TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT VĂN BẢN
BẰNG SƠ ĐỒ
Ngày soạn: 1/10/2021
Tiết theo phân phối chương trình: 12, 13
Tuần dạy: 03, 04
I. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức
- Biết tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản.
- Biết tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
  2. Năng lực
   * Năng lực chung
Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...  * Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; Năng lực viết, tạo lập văn bản.
  3. Phẩm chất: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, phiếu bài tập; Bảng phân công nhiệm vụ học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Bảng ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm để học sinh trả lời.
  2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, SBT, soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: Với một văn bản dài, để tóm tắt tác phẩm ngắn gọn và dễ hiểu, em sẽ sử dụng cách nào?       
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp học sinh khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Sau khi cá nhân học sinh có sản phẩm, GV lần lượt gọi học sinh trình bày sản phẩm của mình: Tóm tắt nội dung chính của văn bản.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Từ chia sẻ của học sinh và GV dẫn vào bài mới: Trong bài học này em sẽ được học cách tóm tắt một số văn bản bằng sơ đồ. Việc tóm tắt văn bản bằng sơ đồ giúp chúng ta nhận ra mạch triển khai ý của tác giả (trình tự các ý, cách sắp xếp ý và ý đồ của tác giả) đồng thời nhớ văn bản đã học tốt hơn. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
HS: Lắng nghe, vào bài mới.
  2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  *Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của sơ đồ tóm tắt văn bản.
b. Nội dung: Tìm hiểu về các yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Đọc nội dung SGK trang 31
Hỏi:Hãy cho biết thế nào là tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy?
Hỏi:Kiểu bài tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy cần đảm bảo những yêu cầu gì
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Sau khi HS có sản phẩm, GV mời đại diện HS trình bày.
+ Kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thận, người kể có thể bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của mình.
+ HS nêu yêu cầu đối với tóm tắt văn bản.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá thái độ tinh thần học tập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn xác kiến thức.
- HS: Lắng nghe, ghi bài.
I. Cách tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ
1. Khái niệm
- Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiế, chỉ giữ lại các ý chính , thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.
2. Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản
a. Yêu cầu về nội dung
+ Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
+ Sử dụng các từ khoá, cụm từ.
+ Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.
+ Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.
b. Yêu cầu về hình thức
+ Kết hợp hài hoà, hợp lí giữa các từ khoá, mũi tên, kí hiệu,…
+ Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng.
 
  *Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của sơ đồ tóm tắt văn bản.
b. Nội dung: Phân tích kiểu văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ SGK/trang 32 và trả lời các câu hỏi:
* Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
Hãy quan sát sơ đồ tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong sách giáo khoa trang 32 và trả lời câu hỏi 1, 2.

* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* Bước 3. GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 4. Chuẩn kiến thức và lưu ý cách tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá thái độ tinh thần học tập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn xác kiến thức.
- HS: Lắng nghe, ghi bài.
3. Phân tích kiểu văn bản.
- Sơ đồ tóm tắt đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức:
 (mục a,b phần 2)

 3: HOẠT ĐỘNG  LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động cá nhân:


+ HS đọc kĩ  lí thuyết của quy trình 3 bước trong sách giáo khoa.
+ GV hướng dẫn quy trình viết, đặc biệt là bước thứ 2.
- Bước 1.GV giao nhiệm vụ: Hãy dựa vào quy trình và tiến hành thiết kế sơ đồ tóm tắt.
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tự kiểm tra sản phẩm theo bảng kiểm tóm tắt.









- Bước 3. Báo cáo sản phẩm.
 

III. Thực hành, luyện tập.
1.Đề bài: Hãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.
2.Quy trình viết (tóm tắt).
a. Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt.
b. Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.
c. Bước 3: Kiểm tra sơ đồ đã thiết kế.
3.Tiến hành viết (tóm tắt).
4. Kiểm tra sơ đồ đã thiết kế theo bảng sau:
Yêu cầu tóm tắt   Đạt/chưa đạt
Tương ứng về số phần, đoạn, ý chính giữa sơ đồ và văn bản cần tóm tắt.  
Sử dụng từ khóa  
Thể hiện mối quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính.  
Bao quát nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.  
* Kiểm tra lần thứ 2 - điều chỉnh bài viết (sơ đồ)
 5. Trình bày sản phẩm trước nhóm và tham gia góp ý cho các bạn trong nhóm.
                        
                     Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy bằng sơ đồ (Mẫu 1)
 Sự việc 1: Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.
 Sự việc 2: Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.
 Sự việc 3: Vua cha chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng
 Sự việc 4: Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
.
Tên văn bản: Bánh  chưng, bánh giầy

Nội dung chính: Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước. Đề cao giá trị lao động, nghề nông.Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
 
 
   






















- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học.
-GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung chính của văn bản theo mẫu 2



                     Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy bằng sơ đồ Mẫu 2


 
4. HOẠT ĐỘNG  VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS: trình bày kết quả.
- GV: quan sát, gọi HS nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS và chuẩn kiến thức.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.


* Hướng dẫn học tập:                                                                                            
  1. Bài vừa học:
  • Nắm được cách tóm tắt những nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ.
  • Hoàn thành bài tập phần luyện tập
    2. Chuẩn bị bài mới: Nói và Nghe Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. (trang 34-35 SGK)
   *Chủ đề thảo luận:
     - Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
     - Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
     - Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
     - Học môn Ngữ văn như thế nào cho hiệu quả?
     - Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
                                                                                                               Giáo viên



                                                                                                  Huỳnh Thị Trúc Phương



 
Thông tin bài học
Trong bài Viết: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ, học sinh sẽ học được cách tóm tắt một số văn bản bằng sơ đồ. Việc tóm tắt bằng sơ đồ giúp các em nhận ra mạch triển khai ý của tác giả (trình tự các ý, cách sắp xếp ý và ý đồ của tác giả) đồng thời nhớ văn bản đã học tốt hơn.
Viết
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
300
Tải về:
Thông tin tác giả
Huỳnh Thị Trúc Phương
Họ và tên:
Huỳnh Thị Trúc Phương
Đơn vị công tác:
Trường THCS Trần Quốc Tuấn
Địa chỉ:
Trà Vinh
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây