Học trực tuyến
Tự tình (bài II)
I.Tìm hiểu chung:
1. Hồ Xuân Hương:
- Một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ bà là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất dân gian.
- Bà chúa thơ Nôm.
2. Tác phẩm
- Bài thơ ra đời khi HXH đang làm vợ lẽ ông Tổng Cóc.
- Nằm trong chùm thơ Tự tình.
- Thất ngôn bát cú.
- Đề - thực - luận - kết.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hai câu đề
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “tiếng trống canh dồn" - sự rối bời của tâm trạng.
- Thân phận bẽ bàng, chua xót:
+ Trơ: - Trơ trọi, cô đơn
- Bẽ bàng, tủi hổ
- Trơ lì, không cảm giác
o Trơ + cái hồng nhan: bẽ bàng, cay đắng.
o Trơ + nước non: sự bền gan, thách đố.
+ Đảo ngữ: Trơ
+ Nhịp điệu 1/3/3 nhấn mạnh sự bẽ bàng đồng thời đó còn là thế đứng đầy ngang tàng, thách thức của con người trước tạo vật.
=> Sự cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng của nữ sĩ trong đêm khuya giữa không gian rộng lớn.
2. Hai câu thực
- Mượn rượu để giải sầu nhưng “say lại tỉnh” – vòng luẩn quẩn không lối thoát.
- Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn -> Mối tương quan giữa vầng trăng với thân phận của nữ sĩ: – Mình sắp già mà hạnh phúc vẫn xa vời, thiếu hụt; phận hẩm hiu, tình duyên cọc cạch, lẻ loi.
=> Bi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng.
3. Hai câu luận:
- Hình ảnh ẩn dụ: rêu, đá -> nhỏ bé, tầm thường.
- Biện pháp đảo ngữ:
=>Làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây, cũng là sự phẫn uất của tâm trạng.
- Những động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng.
=>Bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ không cam chịu của Hồ Xuân Hương – một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
4. Hai câu kết:
- Ngán: ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo
- Xuân (mùa xuân, tuổi xuân): Mùa xuân đi rồi trở lại với thiên nhiên, cây cỏ; Tuổi xuân (con người) qua là không bao giờ trở lại.
- Lại lại (xuân đi xuân lại lại): từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại.
- Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình (đã bé) – (lại) san sẻ - tí(ít ỏi) – con con => càng xót xa, tội nghiệp.
=> Tâm trạng chán chường buồn tủi của một người gặp nhiều trắc trở, éo le trong tình duyên.
III. Tổng kết:
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
- Ý nghĩa: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc.
IV: Luyện tập
HS đăng nhập form theo đường link và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
V: Vận dụng
HS theo dõi video và làm bài tập.
Từ tác phẩm Tự tình II của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và video trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tầm quan trọng của bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.
Thông tin bài học
Bài thơ Tự tình (bài II) là bài thơ nằm trong nhóm ba bài thơ Tự tình của nhà thơ. Bài thơ được viết ra nhằm thể hiện tâm trạng của nhà thơ trước những kiếp nữ nhi bị số phận đẩy vào chốn bi kịch. Để chuyển tải trọn vẹn nội dung ấy, Hồ Xuân Hương đã chọn hình thức là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Thuộc chủ đề:
- Học liệu số
- Gửi lên:
- 06/09/2022
- Lớp:
- Lớp 11
- Môn học:
- Ngữ văn
- Xem:
- 6.806
Thông tin tác giả
- Họ và tên:
- Nguyễn Thị Thu Thảo
- Đơn vị công tác:
- THPT Yên Hòa