Học trực tuyến

Thực hành về thành ngữ, điển cố

  •   Xem: 1371
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 
Trường: THPT Marie Curie
Địa chỉ: 159 Nam Kì Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Họ và tên giáo viên: Phạm Nguyễn Thúy Ly
 

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
Môn học: Ngữ văn; Lớp 11
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Củng cốnâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố
2. Về năng lực
  •  Nhận diện thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn
  •  Phân tích giá trị biểu hiện của thành ngữ, điển cố thông dụng
3. Về phẩm chất
  • thái độ đúng trong việc sử dụng thành ngữ, điển cố
  • Tự hào về sự sáng tạo thành ngữ của cha ông và tiếp thu điển cố của người xưa
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sử dụng phần mềm chính
  • Phần mềm iSpring Suite 10
  • Phần mềm Microsoft Powerpoint
- Một số phần mền hỗ trợ
  • Phần mềm biên tập video: Camtasia 9, Capcut
  • Chuyển đổi đuôi mp4 sang mp3 trực tuyến: Trang web 123apps


III. Tiến trình dạy học
          Bài giảng được xây dựng trên ý tưởng một chuyến bay đi tìm hiểu về thành ngữ và điển cố. Vì thế một số lời dẫn, hoạt động trong bài được xây dựng cho phù hợp với ý tưởng.
1. HỌAT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.1 Mục tiêu
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh
- Thu hút học sinh sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ
- Học sinh xác định được chủ đề, nội dung cần tìm hiểu
1.2. Nội dung
- Học sinh tham gia trò chơi ghép các ô lại với nhau để có một câu thành ngữ và điển cố phù hợp.
- Vượt qua thử thách này, học sinh sẽ có một vé máy bay để tham gia cuộc hành trình đi tìm hiểu thành ngữ, điển cố

1.3. Sản phẩm
Sau khi học sinh ghép thành công thì sẽ có những thành ngữ và điển cố hoàn chỉnh
1.4. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên thiết kế câu hỏi tương tác mảnh ghép thông qua Quiz trong ứng dụng iSpring Suite 10
 
  • Học sinh thực hiện thao tác và bấm nộp bài sẽ có kết quả
  • Đối với bài tập này học sinh được làm lại nếu ghép chưa chính xác
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Giáo viên giới thiệu bài: Video giới thiệu bài tự biên tập
Xin chào các em! Xin chúc mừng các em đã vượt qua thử thách đầu tiên để có vé máy bay cho chuyến đi đặc biệt này nhé. Có phải các em không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành bài tập ở trên không? Vì đó là thành ngữ, một trong những đơn vị ngôn ngữ mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Không những thế thành ngữ còn được các thi sĩ dùng làm chất liệu để đưa vào tác phẩm của mình tiêu biểu như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Trần Tế Xương. Bên cạnh thành ngữ thì khi tiếp cận các bài thơ trong văn học trung đại các em cũng gặp rất nhiều điển cố, mỗi điển cố lại thể hiện một ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy. Chuyến bay ngày hôm nay sẽ đưa các em về quá khứ để tìm hiểu về thành ngữ và điển cố. Để xem các em biết được bao nhiêu thành ngữ và đằng sau những điển cố là câu chuyện gì nhé!
2.1. Mục tiêu: Học sinh giải quyết các bài tập về thành ngữ và điển cố
2.2. Nội dung: Học sinh làm các bài tập thông qua các trò chơi được thiết kế với Quiz trong iSpring để nhận biết giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố. Ngoài ra, học sinh còn đặt câu với thành ngữ và điển cố thông qua đường lonk Google forms.
2.3. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các bài tập, rút ra được các giá trị nghệ thuật và đặt câu có chứa những thành ngữ và điển cố thông dụng.
2.4. Tiến trình thực hiện
2.4.1.Tìm hiểu về thành ngữ
- Ở đây chủ yếu tập trung vào tính hàm súc, biểu tượng và biểu cảm của thành ngữ. Vì khái niệm thành ngữ học sinh đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 7.
- Học sinh lần lượt hoàn thành các câu hỏi tương tác
                                                                       
Sau khi học sinh đã ôn được lại thành ngữ thì bắt đầu phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ mang lại thông qua những câu thơ được trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du (SGK Ngữ văn 11/ trang 66).

 
  • Học sinh sẽ giải thích thành ngữ trong các câu thơ bằng cách ghép thành ngữ và ý nghĩa của thành ngữ tương ứng qua câu hỏi tương tác trong Quiz của phần mền iSpring Suite 10


 
  • Giáo viên chốt lại giá trị nghệ thuật của thành ngữ thông qua bài tập trên bằng một video có lời giảng của giáo viên tự biên tập trên phần mềm Camtasia 9



2.4.2. Tìm hiểu về điển cố
Để phù hợp với ý tưởng một chuyến bay, giáo viên thêm lời dẫn dắt có giọng nói của giáo viên và nhạc nền.

 
  • Học sinh hoàn thành bài tập về điển cố thông qua câu hỏi nhiều lựa chọn trên Quiz. Bài tập trong SGK Ngữ văn 11/ trang 66.
 
  • Vì mỗi điển cố là một câu chuyện nên sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên giải thích điển cố đó. Ở phần này giáo viên xuất hiện thông qua video tự biên tập bằng phần mềm Camtasia 9

-Giường treo: Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
-Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Ý nghĩa: Tác giả dùng 2 điển cố này để nói lên tình bạn tri âm tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, luôn đồng cảm, thấu hiểu nhau ,sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn.
Các em có thể thấy, điển cố thật hàm súc và thâm thúy đúng không nào? Chỉ cần Hai từ “giường treo”, “đàn kia” mà người đọc có thể hiểu được tình bạn thắm thiết, tri âm tri kỉ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Hơn hết là sự tiếc thương đến tột cùng khi người bạn của mình đã ra đi mãi mãi.



 
  • Chốt lại điển cố và những giá trị nghệ thuật của điển cố bằng sơ đồ tư duy (Có giọng đọc của giáo viên)


 
  • Để củng cố cũng như cung cấp cho học sinh thêm những ý nghĩa của điển cố. Học sinh hoàn thành bài tập kéo thả  điển cố có sẵn vào phần ý nghĩa sao cho phù hợp.


 
 
3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
3.1. Mục tiêu
- Học sinh đặt câu với những thành ngữ, điển cố
- Biết sử dụng đúng thành ngữ, điển cố trong giao tiếp hằng ngày
3.2. Nội dung: Học sinh đặt câu trên link Google Forms cung cấp sẵn
3.3. Sản phẩm: Câu có sử dụng hiệu quả thành ngữ, điển cố
3.4. Tiến trình thực hiện
- Học sinh nhấp vào “kết thúc chuyến bay” để dẫn đến  Google Forms đã được thiết kế sẵn các câu hỏi


- Học sinh đặt câu và gửi lại


- Học sinh sẽ được nhận phản hồi từ giáo viên sau khi hoàn thành xong bài tập
 

Trước khi kết thúc bài giảng, giáo viên xuất hiện chốt lại kiến thức đồng thời giáo dục cho học sinh thêm yêu và tự hào về tiếng Việt. (Video tự biên tập có nhạc nền bài “Thương ca tiếng Việt”)
Khi nhắc đến văn hóa Việt Nam, chúng ta không thể không tự hào về sự sáng tạo của ông cha ta về ca dao, tục ngữ, thành ngữ và tiếp thu điển cố của người xưa. Những giá trị đó là hành trang mang theo bên mình của mỗi người Việt. Chúng ta – những người trẻ của đất nước thật tự hào khi được thừa hưởng những giá trị tinh thần to lớn như thế. Cô mong khi chuyến bay này kết thúc, các em thêm yêu tiếng Việt, biết giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt ân tình lắm, giống như những lời thơ của nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn Lưu Quang Vũ đã từng viết:.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình





 
Thông tin bài học
Thực hành về thành ngữ, điển cố là một bài giúp học sinh nâng cao sử dụng thành ngữ, điển cố. Học sinh không những nhận diện mà còn hiểu hơn về giá trị nghệ thuật mà thành ngữ, điển cố mang lại. Từ đó thêm yêu và tự hào hơn về tiếng Việt - giá trị tinh thần to lớn của dân tộc Việt.
Thực hành về thành ngữ, điển cố
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
1.371
Tải về:
Thông tin tác giả
Phạm Nguyễn Thúy Ly
Họ và tên:
Phạm Nguyễn Thúy Ly
Đơn vị công tác:
THPT Marie Curie
Địa chỉ:
1/1, đường 42, Tân Quy, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây