Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt và kết quả dự diến |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ ràng, chú ý những từ mượn, và những con số cần đọc chính xác, mạch lạc để hiểu rõ được thông tin mà tác giả đưa ra. -Yêu cầu hai học sinh cùng đọc văn bản (mỗi bạn đọc một đoạn) * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. - HS đọc VB *Bước 3. HS nhận xét phần đọc . * Bước 4. GV nhận xét chung. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản * Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV: yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu bài tập số 1 Văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Nhan đề văn bản là gì? Đâu là phần sapô của văn bản? văn bản có mấy đề mục, đó là những đề mục nào? Bức tranh trong văn bản minh họa cho nội dung nào của văn bản? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, hoàn thành phiếu bài tập. * Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung Bước 4: Chuẩn kiến thức Gv giải thích và bổ sung thêm - Sapô: là đoạn văn nằm giữa nhan đề và phần chính của bài báo hay văn bản thông tin nhằm giới thiệu, tóm tắt nội dung của văn bản - Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Tranh ảnh trong văn bản: trong VB thông tin, tranh ảnh là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường được sử dụng để cụ thể hoá, hình tượng hoá những mệnh đề khái quát, để khơi gợi cảm xúc và hỗ trợ đắc lực cho trí nhớ,... |
I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản 2.Tìm hiểu chung về văn bản - Kiểu văn bản: Văn bản thông tin - Nhạn đề: Trái đất- cái nôi của sự sống - Đề mục của văn bản: 5 đề mục |
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt và kết quả dự diến |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu trái đất trong hệ mặt trời *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (theo cặp) - GV chiếu ảnh yêu cầu hs quan sát và thảo luận trình bày những hiểu biết của em về trái đất? * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. - HS vận dụng kiến thức và trao đổi rút ra những hiểu biết của mình về trái đất. Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung. - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên trái đất * Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chiếu hình ảnh sa mạc khô cằn: Em hãy tưởng tượng cảm giác của mình nếu em đặt chân đến nơi đây và cảm nhận của em về sự sống nơi này? - Từ cảm nhận của học sinh GV yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn để tìm hiểu về vai trò của nước đối với sự sống trên trái đất bằng sơ đồ tư duy. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, hoàn thành sơ đồ. * Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Chuẩn kiến thức Gv khẳng định lại vai trò của nước với sự sống (Nước đóng một vai trò quan trọng đối với con người và mọi sinh vật trên trái đất, đặc biệt là nguồn nước ngọt)và chiếu video minh họa về vai trò của nước. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về: Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài * Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chiếu hình ảnh và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2 để tìm hiểu về các loài, môi trường sống, hình dáng, kích thước, khả năng thích nghi của các loài vật trên trái đất. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 2. * Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Chuẩn kiến thức Gv chốt lại ý kiến của học sinh Sự sống trên trái đất rất kì diệu, phong phú và đa dạng, gắn bó mật thiết với nhau cùng tồn tại và phát triển. Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về: Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài * Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chiếu hình ảnh và yêu cầu học sinh Thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao nói con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống? Chúng ta phải làm gì để xứng đáng với sự có mặt trên trái đất? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, thống nhất ý kiến. * Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Chuẩn kiến thức Gv chốt lại và bổ sung: - Con người có, bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. - Con người đã trực tiếp cải tạo bộ máy Trái Đất, khiến nó thay đổi để phục vụ cho con người. - Điều đó được minh chứng qua những tác động của con người tới Trái Đất. Với trí thông minh, con người đã tạo nên những điều phi thường. - Con người thậm chí đã vượt ra khỏi Trái Đất và thâm nhập vào hệ ngân hà, khám phá vũ trụ, khám phá Mặt Trăng và những hành tinh khác. - Chính con người với những thiết bị tân tiến, hiện đại của mình đã tạo nên cây cầu nối biển, nối sông và khắc phục được nhiều thiên tai mà tự nhiên gây nên. - Chúng ta còn thực hiện rất nhiều cuộc thăm dò lòng Trái Đất, đi sâu tìm hiểu về chính hành tinh xanh mà ta đang sinh sống. Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu về: Tình trạng trái đất hiện nay * Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chiếu video và yêu cầu học sinh nhận xét về tình trạng trái đất hiện nay từ đó cho biết con người cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát video và trình bày ý kiến. * Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung - HS trình bày ý kiến cá nhân. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Chuẩn kiến thức Gv chốt lại và bổ sung: - Một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này. -“Sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm để cho trái đất mãi xanh tươi. GV liên hệ thực tế giáo dục học sinh: ? Trước thực trạng thiên nhiên , môi trường như thế em thấy mình phải có thái độ và những hành động thiết thực như thế nào? - Câu hỏi cuối bài “Trái đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” gợi cho em suy nghĩ gì? - Em hãy kể những việc làm cụ thể của em góp phần bảo vệ môi trường trái đất. |
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản 1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Vừa tự quay quanh trục của nó (một vòng hết 23.934 giờ), vừa quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình e-lip (vận tốc ~ 30km/s, hết 365.25 ngày). 2.“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên trái đất - Nhờ có nước, Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống. - Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất. - Nếu không có nước, Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi. - Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú. 3. Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài - Sự sống trên trái đất rất kì diệu, phong phú và đa dạng, gắn bó mật thiết với nhau cùng tồn tại và phát triển. 4. Con người trên Trái Đất - Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, 5. Tình trạng Trái Đất hiện nay Trái đất đang bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng. |
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt và kết quả dự diến |
* Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: ? Từ việc đọc hiểu văn bản: Trái đất- cái nôi của sự sống em rút ra được những thông tin gì? ? Em hiểu gì về đặc điểm của văn bản thông tin? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ và trả lời. * Bước 3: Nhận xét sản phẩm, bổ sung - HS trình bày ý kiến cá nhân. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Chuẩn kiến thức GV: sơ đồ hóa các ý từ câu trả lời của HS- giúp các em tập hợp được nhiều thông tin. |
III. Tổng kết |
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt và kết quả dự diến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu các bài tập trắc nghiệm * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. - Lựa chon đáp án *Bước 3. Nhận xét sản phẩm, bổ sung. HS trả lời, nhận xét, bày tỏ * Bước 4. Chuẩn kiến thức. GV hướng HS tới thái độ sống tích cực, đúng đắn. |
IV. Luyện tập |
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt và kết quả dự diến |
B1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: yêu cầu học sinh viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: “Để hành tinh xanh mãi xanh..” B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS viết đoạn văn B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các phần trình bày GV: chốt vấn đề |
Sản phẩm của HS - Đoạn văn cần nêu được các ý về bảo vệ môi trường, nêu được các biện pháp bảo vệ môi trường ở ngay tại địa phương mình sinh sống |
Ý kiến bạn đọc