Học trực tuyến

Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn Piano. Ôn bài hát Con đường học trò

  •   Xem: 1450
  •   Thảo luận: 0
 
                   Ngày soạn: …/…/.….
                Ngày dạy: …./…./……
                                         
       Tiết 2:                     -  Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn piano
                                       -  Ôn tập bài hát: Con đường học trò
 

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về cây đàn piano.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát Con đường học trò. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:  Năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù:
  + Biết thể hiện bài hát Con đường học trò bằng các hình thức.
  + Cảm nhận được giai điệu, sắc thái của tác phẩm, nhận biết được âm thanh đặc trưng của cây đàn piano
  + Biết tự sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Con đường học trò và vận dụng vào các bài hát khác có cùng loại nhịp, tính chất âm nhạc.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm trong phối hợp làm việc nhóm và tình cảm nhân ái với thầy cô và bạn bè.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung:
- HS xem tranh đoán người.
- HS nghe trích đoạn để đoán tên nhạc cụ
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên và hỏi HS đoán xem ông là ai bằng cách chọn đáp án đúng. Có 3 gợi ý tên tác giả cho HS lựa chọn.
- Gv cho HS nghe  trích đoạn ngắn độc tấu đàn piano. Học sinh nghe và đoán tên nhạc cụ đó là nhạc cụ gì qua việc chọn đáp án đúng. Có 3 gợi ý cho HS chọn.
GV dẫn dắt:
          Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên là tác giả ca khúc Con đường học trò mà các em đã được học; để các em hát đúng lời ca, biết cảm nhận sắc thái bài hát; biết sáng tạo động tác vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài; tìm hiểu thêm 01 loại nhạc cụ phương Tây; trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ bản về đàn piano và ôn bài hát Con đường học trò.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Thường thức âm nhạc
a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được tác phẩm
b. Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu thông tin về đàn piano và trả lời câu hỏi.
- HS nghe tác phẩm Hungarian do nghệ sĩ Richard Clayderman biểu diễn.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung


- Giáo viên trình chiếu hình ảnh đàn piano và giới thiệu vài nét về đàn piano.










 - Giáo viên yêu cầu HS tìm hiểu thêm về các bộ phận của đàn piano bằng cách nhấn vào các biểu tượng âm thanh ở tên các bộ phận.










































- Giáo viên giới thiệu vài nét về bản nhạc Hunggarian sonata.






- Giáo viên cho HS nghe trích đoạn tác phẩm sử dụng tiếng đàn piano
- GV hướng dẫn HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu tác phẩm.
- HS nêu cảm nhận của mình sau khi nghe tác phẩm Hungarian Sonata
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời qua việc lựa chọn các đáp án.
+   + Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm,    
V   vui, buồn).
+   + Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái).
- Giáo viên chốt lại nội dung:
Hunggarian sonata là một bản nhạc rất êm ái. Nghe Hunggariansonata ta như được thả hồn nhũng âm điệu da diết, hòa mình cùng những âm thanh bình dị của cuộc sống.

1.Tìm hiểu về đàn piano
              
- Xuất xứ cây đàn: Đàn piano còn gọi là dương cầm, có xuất xứ từ phương Tay và du nhập và Việt Nam khoảng đầu thế kỉ XX. Đàn có hai loại: Loại lớn (Grand piano) có hộp cộng hưởng nằm ngang và loại nhỏ (Upright piano) với hộp cộng hướng đứng.
- Cấu tạo của đàn piano: gồm có 6 bộ phận chính
1. Khung đàn: Chất liệu làm khung đàn thường được sử dụng nhất đó là sắt, ở phần rìa phía sau có gắn thanh chốt lên dây để cố định một đầu dây đàn. Ở phần rìa phía trước là một tấm khóa lên dây, Đầu còn lại của dây đàn sẽ được quấn quanh các chốt lên dây này
2. Bảng cộng hưởng thường được làm bằng gỗ vân sam, đặt ở lớp dưới dây đàn, có tác dụng tăng âm bằng rung động cộng hưởng
 3. Dây đàn: được làm bằng thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần.
4. Bộ cơ: bao gồm tất cả những bộ phận khiến đầu búa chuyển động để đánh vào dây đàn. Bộ phận mà bạn có thể thấy dễ nhất là bàn phím( phím trắng, phím đen)
5. Hệ thống bàn đạp: là cái cần điều khiển bằng chân với chức năng tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay bạn đã buông khỏi phím đàn
6. Hộp đàn: là thành phần đóng vai trò tạo nên hình dáng của cây đàn piano, giúp bạn phân biệt được upright piano (piano đứng) và grand piano (piano nằm).
2. Nghe tác phẩm Hungarian Sonata



- Hunggariansonata là tác phẩm của người Hunggari do Paude Senevile sáng tác, Richard clayderman chơi lại bằng đàn piano.
- Đây là bản nhạc phỏng theo 21 điệu nhạc dân gian của Hunggari nên giai điệu của bản nhạc này có nét đặc trưng riêng của người Hunggari.





 
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
* Kiến thức 2: Ôn bài hát Con đường học trò (Nhạc: Nguyễn Văn Hiên, lời: Ý thơ Từ Nguyên Thạch)
a. Mục tiêu: HS ôn lại bài hát “Con đường học trò” và biết vận động cơ thể
theo nhịp điệu.
b. Nội dung: Học sinh làm theo nhóm để ôn lại bài hát
c. Sản phẩm: Phần trình bày của các nhóm:
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát Con đường học trò.
- Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm bài hát (gõ theo trọng âm)
- Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
+ GV yêu cầu HS thực hiện cùng GV theo vi deo.
+ HS tự thực hiện lại theo nhạc.














 
  1. Ôn bài hát: Con đường học trò
- Nghe lại giai điệu bài hát.

- Hát và gõ đệm (gõ theo trọng âm)

- Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.



 4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
 
- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo  các động tác vận động cơ thể cho thêm phong phú, phù hợp nhịp điệu bài hát.
 - GV giới thiệu động tác mới cho HS tham khảo qua video











- Cho HS xem Minh Thư biểu diễn bài hát; lưu ý học sinh Biểu diễn bái hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường, lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng.
1. Hát và phụ họa


*Tổng kết tiết học:
- GV củng cố lại kiến thức cần ghi nhớ:
+ Cô mong rằng qua những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay, các em sẽ thêm phần tự tin, năng động biểu diễn bài hát Con đường học trò; nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và sự hiểu biết về đàn piano. Các em hãy trân quý sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi học trò. Hãy lưu giữ những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, mái trường.
- GV và HS hát vang bài hát Con đường học trò.
- GV chốt lại nội dung tiết học: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn piano, Ôn tập bài hát: Con đường học trò.
*Chuẩn bị bài mới:
- Tìm hiểu những thuộc tính cơ bản của âm thanh có nhạc.
- Xem và tìm hiểu bài đọc nhạc số 1 có những trường độ nào? Đọc tên các nốt nhạc có trong Bài đọc nhạc số 1.
Kết thúc bài học

 
Thông tin bài học
Giới thiệu về đàn piano và ôn lại bài hát Con đường học trò
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn Piano. Ôn bài hát Con đường học trò
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Âm nhạc và Mĩ thuật
Xem:
1.450
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Thúy Nhung
Họ và tên:
Nguyễn Thị Thúy Nhung
Đơn vị công tác:
Trường THCS Sơn Thuỷ
Địa chỉ:
Trường THCS Sơn Thủy
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây