*Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực chung: góp phần hình thành
Năng lực tự chủ, tự học qua việc tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong bài giảng
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo qua việc biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản.
2.Năng lực đặc thù:góp phần hình thành
Năng lực tư duy và lập luận toán học qua việc nói được vị trí, số thứ tự; quan sát tranh nhận biết được hình khối và hình phẳng đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học qua việc quan sát tranh, nói câu chuyện và viết phép tính thích hợp.
3.Phẩm chất:góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm qua việc tự giác hoàn thành các nội dung học tập trong bài giảng.
*Bài học được thiết kế với 2 hoạt động chính là Khởi động và Luyện tập, thực hành
1.Hoạt động Khám phá:
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập lại về vị trí.
2.Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Học sinh hoàn thành thử thách ở 4 chặng với nội dung như sau:
Thử thách 1: Em ôn tập vị trí, số thứ tự
- Học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi về vị trí, số thứ tự.
Thử thách 2: Em tìm hiểu biển báo giao thông
- Học sinh ôn tập về hình đã học qua việc tìm hiểu các biển báo giao thông.
- Học sinh cũng được tìm hiểu ý nghĩa của 3 biển báo có trong bài học và quan sát các hình ảnh trong thực tế.
Thử thách 3: Em nhận diện đúng hình
- Thông qua việc quan sát tranh, học sinh ôn tập về hình khối (khối lập phương, khối hộp chữ nhật) và hình phẳng (hình vuông, hình chữ nhật) đã học.
Thử thách 4: Em quan sát tranh, viết phép tính thích hợp
- Học sinh quan sát tranh, hoàn thành câu chuyện, viết phép tính cộng và trừ thích hợp.
- Hoạt động này góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.
Ý kiến bạn đọc