Học trực tuyến

Tây tiến

  •   Xem: 450
  •   Thảo luận: 0
TÂY TIẾN (Quang Dũng)
(Tiết 1)
I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:
- QD (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài, làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Ông là nhà thơ xuất sắc của thi ca VN hiện đại. Một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phong cách thơ phóng khoáng và tâm huyết, tinh tế và lãng mạn.
2. Tác phẩm:
- Đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1947, QD là đại đội trưởng trong trung đoàn Tây Tiến. Đến cuối năm 1948, ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác. Một thời gian sau, khi đang ở Phù Lưu Chanh, một làng thuộc tỉnh Hà Đông, nhớ về đơn vị cũ, QD viết bài thơ Tây Tiến.
- Xuất xứ: Bài thơ sau này được in lại trong tập Mây đầu ô.
3. Đơn vị Tây Tiến
Thành lập năm 1947.
- Nhiệm vụ: bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ VN.
- Địa bàn đóng quân: và hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi rộng lớn và hiểm trở của biên giới Việt – Lào, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa thuộc nước bạn Lào.
- Thành phần: Chiến sĩ Tấy Tiến phần đông là học sinh, sinh viên Hà Nội nên tâm hồn mang đậm nét hào hoa, lãng mạn.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến qua miền Tây
1.1. Cảm xúc bao trùm (2 câu đầu)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi.
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Sông Mã là dòng sông chảy dọc địa bàn biên giới Việt Lào, là biểu tượng của mảnh đất miền Tây, gắn liền với những chặng đường hành quân của trung đoàn.
-“Tây Tiến ơi”: Tiếng gọi được ngân nga bởi điệp vần “ơi”, 1 âm tiết mở, âm vang,  da diết, bâng khuâng.
- Điệp từ “nhớ”: nỗi nhớ day dứt, miên man, ám ảnh, không thể nguôi ngoai.
- Từ láy “chơi vơi”: diễn tả sắc thái của nỗi nhớ.
- Đối tượng của nỗi nhớ: thiên nhiên, những năm tháng quá khứ đầy kỉ niệm và những đồng đội thân yêu.
à Hai câu thơ đầu đã khái quát nên cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh TT hướng về miền Tây, trung đoàn TT và những năm tháng quá khứ không thể nào quên.
1.2. Kí ức của người lính Tây Tiến trên đường hành quân (12 câu tiếp)
* Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội
- Màn sương rừng: sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ở Mường Lát:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
  + Từ “lấp”: màn sương rừng miền Tây mênh mông, dày đặc che kín cả một đoàn quân, khuất mờ rừng.
  + Con đường hành quân của các chiến sĩ thêm vất vả gian nan.
- Dốc núi và vực sâu:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
  + 5 thanh trắc: gập ghềnh, trùng điệp, nối tiếp nhau như vô cùng vô tận của những con dốc.
  + Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm: gồ ghề, gợi độ cao hun hút, độ xa vời vợi.
  + Từ láy heo hút: vừa gợi cao, vừa gợi xa, vừa gợi vắng
  + Ẩn dụ “cồn mây”: mây núi miền Tây bộn bề, con đường như lẫn vào mây.
  + Nhân hóa “súng ngửi trời”: mũi súng như chạm tới đỉnh trời, cách nói tếu táo, hóm hỉnh, đầy chất lính.
  + Điệp ngữ “ngàn thước”: vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh kì thú của núi rừng miền Tây, nét gập đột ngột, dữ dội.
- Thác ghềnh và thú dữ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
 + Nhân hóa “thác gầm thét và cọp trêu người”: sự dữ dội hoang sơ đầy bí hiểm của núi rừng, âm thanh tiếng thác nước man dại, âm thanh gầm gừ của thú dữ, gợi cái âm u, bí ẩn đầy đe dọa của núi rừng.
  + Chiều chiều, đêm đêm: sự ngự trị muôn đời của những thế lực thiên nhiên khủng khiếp.
  + Người lính TT đã hành quân qua những vùng đất hoang sơ, dữ dội, vắng bóng con người. Họ đã in dấu chân mình lên những vùng đất tưởng chỉ là vương quốc riêng của mây trời heo hút, rừng sâu bí ẩn thâm u.
* Thiên nhiên thơ mộng trữ tình
- Đêm hơi bồng bềnh: Những thanh bằng tái hiện trạng thái mơ mộng bay bổng trong tâm hồn chiến sĩ. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận một cách thật thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn hào hoa.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Những ngọn đuối soi đường như những đóa hoa chập chờn, lung linh, huyền hoặc…
- Hương hoa rừng lan tỏa, phảng phất theo bước chân chiến sĩ.
- Mưa rừng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
  + Câu thơ 7 thanh bằng, cùng với rất nhiều âm tiết mở: gợi tả một không gian mênh mông dàn trải, nhạt nhòa trong mưa.
  + Hình ảnh ngôi nhà gợi cảm giác ấm áp, bình yên, làm trào dâng nỗi nhớ nhung, xao xuyến lòng người xa quê.

* Tâm hồn người lính
 - Kí ức về một người đồng đội:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
  + Từ láy “dãi dầu”: vất vả, nhọc nhằn khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, qua những nắng mưa, sương gió.
  + Giấc ngủ: hiếm hoi, tranh thủ, mệt nhọc, nhưng vô tư trẻ trung.
  + Người lính kiệt sức, gục ngã không thể bước tiếp cùng đồng đội.
  + Cụm từ không bước nữa, bỏ quên đời:  vẻ kiêu bạc, ngang tàng của những chiến binh TT. Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh đã được QD thi vị hóa bằng bút pháp lãng mạn.
- Kỉ niệm tình quân dân thắm thiết:
Nhớ ôi TT cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
  + Cụm từ cảm thán “nhớ ôi”: bộc lộ cảm xúc nhớ nhung dâng trào.
  + Bát cơm gạo mới thơm ngào ngạt cùng làn khói ấm áp, vương vương, đem đến cho các anh cảm giác thanh bình, hiếm hoi, quý giá giữa bom đạn chiến tranh.
  + Mùa em: QD tạo ra một nét nghĩa táo bạo và thật đa tình, những cô gái miền Tây duyên dáng, nồng nàn hương sắc.
  + Những thanh bằng: cảm giác bồng bềnh, xao xuyến tới ngây ngất, đê mê trong tâm hồn những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn.

 
Thông tin bài học
Bài giảng: Tuần 7 - Tiết 1: Bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng Bài giảng Elearning được thiết kế kết hợp giữa PowerPoint và phần mềm Ispring Suite10. Bài giảng cung cấp những kiến thức chung về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và những kiến thức trọng tâm về đoạn thơ đầu của bài thơ. Bài giảng là kênh kiến thức hữu ích cho học sinh lớp 12 ôn thi TN THPT Quốc gia.
Tây tiến
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 12
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
2.337
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Lâm Thi
Họ và tên:
Nguyễn Lâm Thi
Đơn vị công tác:
THPT Trần Hưng Đạo
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây