Học trực tuyến

Sự kết hợp thú vị của khối

  •   Xem: 988
  •   Thảo luận: 0
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BẮC GIANG
Trường Tiểu học Tân Mỹ
Giáo viên: Hoàng Thị Hương

MỸ THUẬT
CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA KHỐI
(Tiết 1)
 
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Kiến thức:
- HS biết được sự đa dạng của các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu...
- HS biết được sự kết hợp các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu… có trong các đồ vật, sản phẩm MT, tác phẩm MT.
- HS hiểu biết về khối, sự kết hợp của khối trong thực hành, sáng tạo sản phẩm MT.
2. Năng lực:
- HS nhận biết các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu... thông qua tìm hiểu về khối ở đồ dùng dạy học và liên hệ thực tế.
- HS biết sử dụng vật liệu có sẵn sắp xếp thành sản phẩm có hình khối.
- HS tạo được các khối (khối trụ, khối chóp nón, khối cầu...) và ghép thành sản phẩm yêu thích.
- HS sáng tạo trong thực hành và vận dụng kiến thức về khối trong tạo sản phẩm MT.
3. Phẩm chất:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của khối trong cuộc sống.
- HS chủ động sưu tầm các vật liệu sẵn có, vật liệu tái sử dụng phục vụ học tập.
- HS tự tin trong học tập và sáng tạo nghệ thuật.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm, đồ vật… được kết hợp từ khối cơ bản (ví dụ: lọ hoa, cốc…)
- Ảnh chụp công trình kiến trúc, điêu khắc, SPMT… rõ về sự kết hợp của các khối (nếu có điều kiện).
- Mô hình khối trụ, khối chóp nón, khối cầu, khối hộp..., đất nặn
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 
Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động khởi động: 
HS trả lời: Chủ đề 4: Những mảng màu yêu thích



- Có ạ

- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- Hai đội chơi nhìn, xem các đồ vật và đoán hình khối của các đồ vật đó. Đội nào đoán đúng nhiều hơn là thắng cuộc.
- HS lắng nghe và quan sát.

Cô chào các em, đố các em biết tiết trước chúng ta học chủ đề gì?
Đúng rồi chủ đề 4: Những mảng màu yêu thích
Các em có muốn chơi trò chơi không? Trò chơi có tên “Nhìn vật đoán khối”
- GV cho HS chơi TC “Nhìn vật đoán khối”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.
- GV giới thiệu chủ đề và ghi bảng
2. Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết khối và sự kết hợp của khối trong các đồ vật.
- HS nhận biết về khối và sự kết hợp của khối trong SPMT.
- HS nhận biết về khối và sự kết hợp của khối trong TPMT.
b. Nội dung:
- HS quan sát tranh, ảnh, đồ dùng minh hoạ, trả lời câu hỏi của GV.
- GV theo dõi và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua sự phát hiện, tìm hiểu và câu trả lời của HS về nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm:
- HS có nhận biết các khối có tr
HS liên tưởng sự kết hợp của khối đến những vật trong cuộc sống.
- HS (nhóm/ cá nhân) quan sát khối trong hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 27 và trả lời câu hỏi.
 
 
- Từ khối cầu, khối hộp vuông
 
- Hình ngôi nhà gỗ được xếp từ khối hình chữ nhật, tam giác, búp bê lật đật từ hình tròn
+ Các hình ảnh này được kết hợp từ các khối nào với nhau
- Lớp học là khối hộp vuông, khối chóp tam giác, khối hộp chữ nhật, cột là khối trụ…, hình ảnh nón, núi   là khối chóp tam giác…
- HS (nhóm/ cá nhân) quan sát khối trong SGK Mĩ thuật 2, trang 28 – 29, tìm hiểu về khối và trả lời câu hỏi.
 
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
 
- Các SPMT: Ô tô buýt, và dãy phố được kết hợp từ khối hộp vuông, khối trụ, khối chóp tam giác, khối tròn, khối hộp chữ nhật
 
- “Thỏ ngăm trăng”, “Những chú lợn” được kết hợp từ khối trụ, khối chóp tam giác, khối tròn.
Các TPMT:
 
- HS trả lời theo cảm nhận của mình
(Nhiều HS cùng tham gia, phát biểu ý kiến.)
TPMT: “Cái đầu”, “tháp đôi”, Đèn vườn và “Tháp thần” được kết hợp từ khối hộp vuông, khối trụ, khối chóp tam giác, khối tròn
 
 
 
-HS lắng nghe và ghi nhớ
 
 
HS ghi nhớ: Khối là một hình đa diện là nhiều mặt như 8 mặt, 6 mặt hoặc 3 mặt.. chúng ta có thể cầm, nắm và quan sát xung quanh đồ vật.


- GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát khối trong hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 27 và trả lời câu hỏi trong SGK:
       
+ Các đồ vật trên được kết hợp từ những khối nào?
+ Em nhận ra khối gì ở sản phẩm xếp hình ngôi nhà gỗ và búp bê lật đật?
 
+ Các hình ảnh này được kết hợp từ các khối nào với nhau?
- Các em hãy liên hệ lớp học chúng mình, ngoài thực tế có những hình khối nào?
 
 
- GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát khối trong SGK Mĩ thuật 2, trang 28 – 29, gợi ý HS tìm hiểu về khối và trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Các SPMT trên được kết hợp từ những khối nào?
 
 
                      
+ Các TPMT trên được kết hợp từ những khối nào mà em biết? (Khối hộp vuông, khối trụ, khối chóp tam giác, khối tròn).
 
GVKL:
+ Khối rất đa dạng và phong phú.
+ Nhiều đồ vật có dạng giống hình khối quen thuộc (khối trụ, khối chóp nón, khối cầu...) nên rất sinh động và đẹp mắt.
+ Nhiều SPMT/ TPMT cũng được tạo từ các hình khối quen thuộc.
quan sát xung quanh đồ vật…
3. Hoạt động 2: Thể hiện.
a. Mục tiêu:
- HS sử dụng được vật liệu sẵn có, vật liệu tái sử dụng để tạo hình SPMT yêu thích có các dạng khối.
b. Nội dung:
- HS thực hành theo các hình thức cá nhân.
- GV theo dõi và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua sự phát hiện, tìm hiểu và câu trả lời của HS về nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm:
- SPMT kết hợp từ các khối bằng vật liệu sẵn có như đất nặn…
d. Tổ chức thực hiện:
HS thực hiện tạo một sản phẩm MT có sự kết hợp của khối.
HS quan sát cách tạo được khối bằng đất nặn và cách thể hiện mình yêu thích:
+ Dùng đất nặn, nhào và nặn hình khối chính của sản phẩm mà mình yêu thích (Ngôi nhà, con vật, ô tô, tàu hỏa…)
+ Lắp ghép các bộ phận của đồ vật
+ Thêm chi tiết, trang trí để hoàn thiện sản phẩm.
+ Sử dụng vật liệu sẵn có (đất nặn) tạo khối yêu thích
 
 
 
- HS có thể tạo hình theo hình thức cá nhân bằng đất nặn…
- HS tưởng tượng hình dáng đồ vật, hoàn thành sản phẩm


- GV hướng dẫn HS:
+ Sử dụng vật liệu sẵn có (đất nặn) tạo khối yêu thích.
+ Làm thêm các chi tiết, bộ phận để hoàn thiện sản phẩm.
+ Vật liệu có hình khối khác nhau, sẽ cho sản phẩm khác nhau. Có thể sử dụng giấy màu, màu vẽ… để trang trí sản phẩm thêm đẹp.
- Khi HS thực hành, GV cần quan sát, phát hiện những vướng mắc của HS trong quá trình ghép, đính, lựa chọn khối… để góp ý, điều chỉnh bổ sung kịp thời.
*Cho HS thực hiện tạo một sản phẩm MT có sự kết hợp của khối.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
  1. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu:
- HS thảo luận về sản phẩm được tạo từ khối và liên tưởng các khối có trong một số đồ vật có ở thực tế xung quanh.
b. Nội dung:
- HS thảo luận SPMT của mình và của bạn
c. Sản phẩm:
- Tên sản phẩm của cá nhân.
- Những ý kiến nhận xét, đóng góp cho sản phẩm của bạn.
- Sự tương tác của các thành viên trong lớp trong quá trình nhận xét, đánh giá sản phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:

-  HS trưng bày SP cá nhân.
+ HS trình bày ý tưởng và cách thể hiện khối trên các sản phẩm.
- HS quan sát SP của bạn, đọc tên khối đã tạo nên bộ phận của đồ vật
 Bạn thấy bài thực hành này được kết hợp từ những khối gì?
 Với những khối này, bạn sẽ tạo được những sự vật gì khác?
  - HS chia sẻ theo cảm nhận riêng của mình
- HS lắng nghe…



- HS nêu theo cảm nhận



HS lắng nghe



- HS lắng nghe và ghi nhớ:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh...liên quan đến bài học sau.
- Một số vật liệu tái sử dụng: vỏ hộp, chai nhựa, sỏi, mẩu gỗ... có dạng gần giống các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu, khối hộp...
 
- GV hướng dẫn HS:
+ Trưng bày sản phẩm cá nhân.
+ Trình bày ý tưởng và cách thể hiện khối trên các sản phẩm.
+ Quan sát, nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.




- Nêu cảm nhận cá nhân về sản phẩm của mình, bạn?
- GVKL: Cô thấy sản phẩm của các em rất đẹp, có sự sáng tạo, cô khen các em
*Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS
*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
*Dặn dò:
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2
- Tiết học của lớp chúng mình đến đây
là hết rồi, cô chúc các em chăm ngoan,
học giỏi, xin chào và hẹn gặp lại các
em vào tiết tiếp theo nhé.
 
IV. Điều chỉnh – bổ sung ( nếu có ):
…………………………………………………..………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………..………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



 
Thông tin bài học
I. Yêu cầu cần đạt.1. Kiến thức: - HS biết được sự đa dạng của các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu...- HS biết được sự kết hợp các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu… có trong các đồ vật, sản phẩm MT, tác phẩm MT.- HS hiểu biết về khối, sự kết hợp của khối trong thực hành, sáng tạo sản phẩm MT.2. Năng lực: - HS nhận biết các khối trụ, khối chóp nón, khối cầu... thông qua tìm hiểu về khối ở đồ dùng dạy học và liên hệ thực tế.- HS biết sử dụng vật liệu có sẵn sắp xếp thành sản phẩm có hình khối.- HS tạo được các khối (khối trụ, khối chóp nón, khối cầu...) và ghép thành sản phẩm yêu thích.- HS sáng tạo trong thực hành và vận dụng kiến thức về khối trong tạo sản phẩm MT.3. Phẩm chất: - HS cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của khối trong cuộc sống.- HS chủ động sưu tầm các vật liệu sẵn có, vật liệu tái sử dụng phục vụ học tập.- HS tự tin trong học tập và sáng tạo nghệ thuật.II. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên:- Một số sản phẩm, đồ vật… được kết hợp từ khối cơ bản (ví dụ: lọ hoa, cốc…)- Ảnh chụp công trình kiến trúc, điêu khắc, SPMT… rõ về sự kết hợp của các khối (nếu có điều kiện).- Mô hình khối trụ, khối chóp nón, khối cầu, khối hộp..., đất nặn2. Học sinh:- Sách học MT lớp 2.- Vở bài tập MT 2.- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn..
Sự kết hợp thú vị của khối
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 2
Môn học:
Mĩ thuật
Xem:
988
Tải về:
Thông tin tác giả
Hoàng Thị Hương
Họ và tên:
Hoàng Thị Hương
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Tân Mỹ
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây