Học trực tuyến

Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền

  •   Xem: 1529
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDTC LỚP 9
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
TRƯỜNG THCS MỸ ĐÌNH 2

Chủ đề 1: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh có một số hiểu biết về sức bền và phương pháp tập luyện đơn giản để các em tập luyện phát triển sức bền
- Biết một số nguyên tắc, phương pháp đơn giản tập luyện phát triển sức bền.
- Biết vận dụng khi học giờ thể dục và tự tập hàng ngày.
2. Về năng lực:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động thực hiện việc sưu tầm tranh, ảnh phục vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin về chủ đề của bài học; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Biết được kiến thức cần thiết về sức bền và phương pháp tập luyện phát để triển sức bền.
- Biết quan sát tranh ảnh và điều khiển nhóm hoạt động.
- Biết hợp tác, giúp đỡ cùng bạn thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Tự tin đứng trước đám đông để thuyết trình, nêu ý kiến đánh giá.
- Vận dụng được trong các giờ học Thể dục và tự tập hàng ngày.
4. Về phẩm chất:
Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở HS:
- Tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể.
- Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Đoàn kết và giúp đỡ bạn trong học tập.
5. Địa điểm – Phương tiện
- Địa điểm: sân tập thể dục (nhà đa năng) hoặc trong phòng học.
- Phương tiện:
+ Giáo viên: giáo án; trang phục thể thao; tranh ảnh về các hoạt động TDTT; còi, đồng hồ, nấm (20 cái), cờ hiệu (04 cái), bóng nhựa (10 quả); máy chiếu, máy tính xách tay (để bàn); bản thu hoạch (60 tờ).
+ Học sinh: trang phục thể thao; tranh ảnh về các hoạt động TDTT; tài liệu sưu tầm về lợi ích, tác dụng của TDTT, Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp dạy học online: sử dụng lời nói, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học online: học tập đồng loạt (tập thể), hoạt động tổ (nhóm).


Tiến trình dạy và học
Nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG SL Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
I. Phần mở đầu 7’-9’      
- Video chào hỏi
- Một số hình ảnh tập luyện của Bác Hồ
- Video giới thiệu tình huống
- Video tình huống chuyện
    - Cho học sinh xem video chào hỏi.
- Phổ biến nội dung.
- Học sinh tập trung xem video.
- Học sinh trật tự, nghiêm túc lắng  nghe.
2. Khởi động: 1’-2’      
- Trò chơi: ‘Nhổ cà rốt’.     - Hướng dẫn cách chơi. - Quan sát, lắng nghe.
- Tích cực tham gia.
II. Phần cơ bản 15-20’      
Hình thành kiến thức mới.
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 9 gồm 3 phần chính:
+ Phần 1: Lý thuyết
+ Phần 2: Vận động cơ bản
+ Phần 3: Thể thao tự chọn
- Giới thiệu bài học hôm nay.
Phần 1: Lý thuyết
Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền.
1.Một số hiểu biết cần thiết:
- * Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải luyện tập TDTT. Khi chúng ta có sức khỏe tốt thì trong lao động, học tập, tập luyện TDTT giúp chúng ta không mệt mỏi.
a. Khái niệm: là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.






+ Gói bài tập tìm hiểu về sức bền


Câu 1: Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi?

Câu 2: Để có sức khỏe tốt em phải làm gì?
Câu 3: Theo em thì sức bền được chia làm mấy loại?






b. phân loại: gồm 2 loại
- Sức bền chung: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài.
- Sức bền chuyên môn: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao đông, hay bài tập thể thao trong một thời gian dài.
*Bài tập củng cố:
- Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các đáp án sau?
* Sức bền có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, nếu không có sức bền con người vừa mới làm việc, học tập đã mệt mỏi, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc gì có kết quả cao.
* Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sức bền của một số học sinh THCS rất kém, do các em không chịu khó tập luyện. Sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, do đó cần phải biết cách tập luyện phát triển sức bền.

2. Một số nguyên tắc, phương pháp và hình thức tập luyện:
2.1. Nguyên tắc của việc tập luyện sức bền
a. Tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người     - Phù hợp sức khỏe: lứa tuổi, giới tính.                 
+ Bài tập tìm hiểu về nguyên tắc tập luyện sức bền







b.  Tập từ nhẹ đến nặng 



+ Bài tập 1: Em hãy kéo thả hình ảnh vào thùng chứa sao cho phù hợp với yêu cầu?

+ Bài tập 2: Theo em nguyên tắc tập từ nhẹ đến nặng dành cho những đối tượng nào?

c. Tập thường xuyên


-Bài tập nguyên tắc tập luyện thường xuyên
+ Bài tập 1: Theo em việc ngồi học và làm bài tập ở nhà của em từ 1-2 tiếng có phải là rèn luyện sức bền không?

+ Bài tập 2: Em phải rèn luyện sức bền như thế nào trong, tuần, trong tháng và trong cả năm?
d. Trong một giờ học sức bền phải học sau các nội dung khác và bố trí ở cuối phần cơ bản.
+ Bài tập mở rộng:
+ Bài tập 1: Em đã được học môn chạy bền, Chạy bền được bố trí vào thời gian nào của tiêt học?


+ Bài tập 2: Vì sao sức bền được bố trí vào cuối tiết học?

e. Tập chạy xong không dừng lại đột ngột mà cần thực hiện một số động tác hồi tĩnh .
- Vận dụng đúng kiến thức cơ bản về kỹ thuật và động tác hồi tĩnh sau khi chạy.







f. Song song với tập chạy cần phải rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướng ngại vật trên đường chạy một cách nhịp nhàng kết hợp với thở và các động tác hồi tĩnh sau khi chạy…

+ Bài tập mở rộng
+ Bài tập 1: Trong khi chạy việc rèn luyện kỹ thuật bước chạy và hít thở có cần thiết không?





2.2. Một số phương pháp và hình thức tập luyện sức bền

2.2.1. Phương pháp

a. Tập sức bền bằng trò chơi vận động, hoặc tập một số bài tập
- Chơi trò chơi hoặc tập bài tập phát triển sức bền.







b. Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên
- Tập đi bộ hoặc chạy tăng dần cự li hoặc thời gian.











c. Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức khỏe
- Tập một số môn thể thao.






2.2.2 Hình thức tập luyện
Hình thức tập rất phong phú, phương pháp tập đơn giản,nếu có ý thức giữ gìn và nâng cao sức khỏe ai cũng có thể tập được. Điểm khó ở đây là cần tập thường xuyên, kiên trì theo sức khỏe của mình.
a. Luyện tập theo cá nhân


b. Luyện tập theo nhóm.
    + Giới thiệu khái quát.
+ Phân nhóm (3-4 nhóm), giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Hướng dẫn các nhóm hiểu rõ yêu cầu, cách thức thực hiện.
+ Giải đáp thắc mắc (nếu có).


- Cho học sinh quan sát hình ảnh.
- Đặt câu hỏi:Em hãy kéo thả vào thùng chứa cho phù hợp với yêu cầu?
- Để làm được những công việc trong các hình ảnh trên theo em chúng ta cần có gì?
- Giáo viên: kết luận Để làm được những công việc trong các hình ảnh trên chúng ta cần phải có sức khỏe.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi
Câu 1: Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi?
Câu 2: Để có sức khỏe tốt em phải làm gì?


- Giáo viên đưa ra câu hỏi Câu 3: Theo em thì sức bền được chia làm mấy loại?

Giáo viên giới thiệu và phân tích về sức bền chung và chuyên môn











- Giáo viên đưa ra bài tập tìm hiểu về sức bền chung và sức bền chuyên môn
- Giáo viên nhận xét đưa ra kết luận





- Giáo viên phân tich và đưa ra kết luận














- Giáo viên cho học sinh xem video về nguyên tắc Tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người     
- Giáo viên đưa ra câu hỏi:

Em hãy ghép những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho phù hợp?
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.
+ Quan sát, lắng nghe.
+ Kết luận, đánh giá chung.





- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và xem video về nguyên tắc tập Từ nhẹ đến nặng.
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.

+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.
                             - Giáo viên phân tích giảng giải về nguyên tăc.
- Giáo vên đưa ra bài tập để hệ thống kiến thức
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.

- Giáo viên nêu câu hỏi



- Giáo viên phân tích giảng giải về nguyên tăc.

- Giáo vên đưa ra bài tập để hệ thống kiến thức

+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.

- Giáo viên nêu câu hỏi




- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và xem video về nguyên tắc Tập chạy xong không dừng lại đột ngột mà cần thực hiện một số động tác hồi tĩnh .
- Giáo viên phân tích giảng giải về nguyên tăc.
- Giáo vên đưa ra bài tập để hệ thống kiến thức

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và xem video về nguyên tắc

- Giáo viên phân tích giảng giải về nguyên tăc.




- Giáo vên đưa ra bài tập để hệ thống kiến thức
- Giáo viên nêu câu hỏi
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.

- Giáo viên trình bày và phân tích nội dung: Một số phương pháp và hình thức tập luyện sức bền
- Giáo viên giới thiệu và phân tích phương pháp 1: Tập sức bền bằng trò chơi vận động, hoặc tập một số bài tập
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh



- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và xem video
- Giáo viên phân tích giảng giải về phương pháp 2: Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên





- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và xem video
- Giáo viên phân tích giảng giải về phương pháp 3: Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức khỏe

- Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu rõ về hình thức tập luyện sức bền.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và xem video
- Giáo viên phân tích giảng giải về hình thức 1: Luyện tập theo cá nhân



- Giáo viên cho học sinh quan sát và xem video
- Giáo viên phân tích giảng giải về hình thức 2: Luyện tập theo nhóm.

 
+ Lắng nghe.
+ Các nhóm nhận nhiệm vụ.
+ Các nhóm quan sát, lắng nghe.
+ Nêu ý kiến và lắng nghe giải đáp.







- Học sinh quan sát hình ảnh

- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi





- Học sinh trả lời














+ Lắng nghe, suy nghĩ

+ Học sinh trả lời câu hỏi.

+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.

+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.


+ Học sinh quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến đánh giá.












+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.


- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.





- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.






- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.



+ Lắng nghe, suy nghĩ

+ Học sinh trả lời câu hỏi.











- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.



+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.

+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.
+ Lắng nghe, suy nghĩ


+ Học sinh trả lời câu hỏi.

+ Lắng nghe, suy nghĩ

+ Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.

+ Lắng nghe, suy nghĩ


+ Học sinh trả lời câu hỏi.



+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.


- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.













- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.



- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.




- Học sinh chăm chú lắng nghe

+ Lắng nghe, suy nghĩ


+ Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.



- Học sinh chăm chú lắng nghe

- Học sinh chăm chú lắng nghe
- Học sinh quan sát hình ảnh.






- Học sinh chăm chú lắng nghe


- Học sinh quan sát và xem video.










- Học sinh chăm chú lắng nghe


- Học sinh quan sát và xem video.






- Học sinh chăm chú lắng nghe nêu ý kiến nếu có.






- Học sinh chăm chú lắng nghe
- Học sinh quan sát và xem video.


- Học sinh chăm chú lắng nghe
- Học sinh quan sát và xem video.


 
3. Củng cố:
Bài tập củng cố


+ Bài tập 1: Em hãy ghép những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho phù hợp?



+ Bài tập 2: Qua bài học em hãy trình bày có mấy phương pháp tập luyện sức bền?




Bài tập 3: Em hãy ghép những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho phù hợp?



+ Trò chơi Violet: Sút bóng vào cầu môn.
4-5’












 
  - Giáo vên đưa ra bài tập để hệ thống và khái quát kiến thức.

- Giáo viên nêu câu hỏi
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.
- Giáo viên nêu câu hỏi
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.

- Giáo viên nêu câu hỏi
+ Hướng dẫn HS thuyết trình và hướng đánh giá, cho điểm.

- Giáo viên phổ biến luật chơi và hướng dẫn cách chơi
 


- Quan sát, lắng nghe.


+ Lắng nghe, suy nghĩ


+ Học sinh trả lời câu hỏi.

+ Lắng nghe, suy nghĩ
+ Học sinh trả lời câu hỏi.
 
+ Học sinh Lắng nghe, suy nghĩ


+ Học sinh trả lời câu hỏi.

+ Học sinh lắng nghe, suy nghĩ tham gia trò chơi


 
III. Phần kết thúc 4-5’      
1. Sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung bài học 1-2’   - Giáo viên trình chiếu sơ đồ tư duy - Học sinh lắng nghe và quan sát video.
2. Nhận xét và hướng dẫn tự học ở nhàthông qua video 1-2’      
- Nhận xét thông qua video     - Giáo viên cho học sinh xem video - Học sinh lắng nghe và quan sát video.
- Hướng dẫn tự học ở nhà     - Giáo viên cho học sinh xem video - Học sinh lắng nghe và quan sát video.

 
Thông tin bài học
Bài giảng e Learning Môn thể dục lớp 9: tiết lý thuyết: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền
Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 9
Môn học:
Thể dục
Xem:
1.529
Tải về:
Thông tin tác giả
Lê Thị Thanh Hương
Họ và tên:
Lê Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác:
Trường THCS Mỹ Đình 2
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây