Học trực tuyến
Điệp ngữ
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
- Chiếu trò chơi ô chữ, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
I.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
1.Tìm hiểu :
2. Nhận xét
-Từ “nghe” Lặp lại 3 lần -> 1 từ
- “vì” Lặp lại 4 lần -> 1 từ
-“chưa ngủ” Lặp lại 2 lần -> 1 cụm từ
- “Khăn thương nhớ ai” Lặp lại 2 lần -> 1 câu
- Tác dụng :
-Từ “nghe” Lặp lại 3 lần -> 1 từ
=> Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa, tạo giọng thơ da diết, làm nổi bật tình yêu quê hương sâu sắc của người chiến sĩ
- “vì” Lặp lại 4 lần -> 1 từ
=> Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ -> tạo giọng thơ dồn dập, khắc sâu tình yêu đất nước hòa quyện với tình cảm gia đình
-“chưa ngủ” Lặp lại 2 lần -> 1 cụm từ
=> Nhấn mạnh tâm trạng lo lắng, thao thức, trằn trọc của Bác.
- “Khăn thương nhớ ai” Lặp lại 2 lần -> 1 câu
=> Nhấn mạnh nỗi nhớ da diết dành cho người yêu thương của nhân vật trữ tình.
3. Ghi nhớ : Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Chú ý: Cần phân biệt điệp ngữ và lỗi lặp từ
II.Các dạng của điệp ngữ
1.Tìm hiểu :
2. Nhận xét:
- a.“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục … cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ” (Xuân Quỳnh)
-> Điệp ngữ cách quãng
b. Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
…. (Phạm Tiến Duật)
-> Điệp ngữ nối tiếp
c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
-> Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
3.Kết luận
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
III. Luyện tập
Bài 1: SGK/153
Tìm điệp ngữ, tác dụng
- “Một dân tộc đã gan góc” lặp 2 lần
=> Nhấn mạnh truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
- “Dân tộc đó phải được” lặp 2 lần
=> Khẳng định, nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, độc lập như một lẽ tất yếu của dân tộc ta
Bài 2: SGK/153
Tìm điệp ngữ và xác định dạng
-Xa nhau: điệp ngữ cách quãng
-Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp
Bài 3: SGK/153
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở đó, em trồng rất nhiều loài hoa : hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái hoa tặng mẹ và chị.
Bài 4: SGK/153 -Viết một đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
VD : Quê hương ! Hai tiếng thân thương ấy luôn vang lên trong trái tim những con người xa quê. Ta yêu quê hương vì nơi đó có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Ta yêu quê hương vì ở nơi đó ta cất tiếng khóc chào đời. Ta yêu quê hương vì cả một thời ấu thơ ta đã gửi trọn nơi đây. Quê hương .
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
- Trò chơi ô chữ
1.Em hãy viết đoạn văn biểu cảm, dài 3 – 5 câu.
- Đối tượng : Cha mẹ, thầy cô, mái trường, bè bạn, quê hương….
- Có sử dụng phép điệp ngữ : Mục đích để nhấn mạnh hình ảnh của đối tượng, có thể nhấn mạnh, khắc sâu tình cảm với đối tượng,…
2.Chuẩn bị bài:
- Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
- Viết phần thân bài cho đề bài sau: Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Thông tin bài học
- Thuộc chủ đề:
- Học liệu số
- Gửi lên:
- 06/09/2022
- Lớp:
- Lớp 7
- Môn học:
- Ngữ văn
- Xem:
- 2.255
Để tải về, bạn cần
đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click
vào đây
Thông tin tác giả
- Họ và tên:
- LÊ VĂN BÌNH
- Đơn vị công tác:
- Trường THCS Lương Thế Vinh
- Địa chỉ:
- 26 Lê Quý Đôn, Phường Lý Thường Kiệt, ,TP Quy Nhơn, Bình Định