Học trực tuyến

Cô Tô

  •   Xem: 148
  •   Tải về: 26
  •   Thảo luận: 0
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
a, Đọc:
-  Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, mới lạ đặc sắc.
+ Đọc giọng vui tươi hồ hởi;
b. Từ khó
1-c, 2-b, 3-a
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Họ tên: Nguyễn Tuân;
- Năm sinh – năm mất: 1910 – 1987;
- Quê quán: Hà Nội;
- Bút danh: Tuấn Thừa Sắc, Ân Ngũ Tuyên, Thanh Hà, Nhất Lang….
- Sở trường: Tùy bút và kí
- Nổi tiếng với phong cách “ngông”.
- Là bậc thầy về ngôn ngữ và sáng tạo nghệ thuật.
- “Một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng” (Vũ Ngọc Phan).
“Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX.” (Nguyễn Đình Thi).
- Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, lối viết tài hoa, cách dùng từ ngữ đặc sắc. Thể loại sở trường của ông là kí, truyện ngắn. Kí của Nguyễn Tuân cho thấy tác giả có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn), Sông Đà (tùy bút),…
b. Tác phẩm
- Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập , xuất bản lần đầu năm 1976.
- Thể loại: kí
 - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
- Ngôi kể thứ nhất: “Tôi” (chúng tôi) là tác giả
- Trình tự kể:
+ Vị trí quan sát của người kể: trên  nóc đồn khố xanh, từ đầu mũi đảo.
+ Thời gian: Ngày thứ tư, thư năm, thứ sáu; lúc trước, trong, sau cơn bão; lúc mặt trời chưa mọc, mọc, cao bằng con sào...Trình tự thơi gian của kí.
- Bố cục: 4 phần chính
+ Phần 1:  Từ đầu đến “quỷ khốc thần linh”: Cơn bão biển Cô Tô;
+ Phần 2:  “Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tôlớn lên theo mùa sóng ở đây”: Cảnh Cô Tô một ngày sau bão (điểm nhìn: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô);
+ Phần 3:  “Mặt trờinhịp cánh”: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (điểm nhìn: nơi đầu mũi đảo);
+ Phần 4:  Còn lại: Buổi sớm trên đảo Thanh Luân (điểm nhìn: cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản

1. Cảnh bão biển trên đảo Cô Tô
* Từ ngữ
- Động từ mạnh: liên thanh quạt lia lịa, thúc, âm âm rền rền, vỡ tung, rít lên, rú lên, vây, dồn, bung hết, ép, vỡ tung
- Tính từ: buốt, rát, trắng mù mù,
- Các từ, cụm từ Hán Việt:  thủy tộc, quỷ khốc thần linh;
- Các từ liên quan chiến trận: trận địa, hỏa lực, viên đạn, băng đạn, liên thanh, thả hơi ngạt.
è Sử dụng các từ ngữ gây ấn tượng mạnh, tập hợp các từ ngữ trong trường nghĩa chiến trận à Diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.
* Thời gian
- Buổi tối, đêm khuya
à Tô đậm thêm sự nguy hiểm, khó lường của cơn bão.
* Nghệ thuật
- So sánh
+ Mỗi viên cát như viên đạn mũi kim.
+ Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn;
+ Trời đất trắng mù mù như kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt;
+ Sóng thúc lẫn nhau rền rền như vua thủy;
+ Gió rú rít như quỷ khốc thần linh.
à So sánh làm nổi bật sự kì quái, rùng rợn của những trận gió.
è Cái nhìn độc đáo của tác giả về trận bão biển. Miêu tả cơn bão như trận chiến dữ dội, để cho thấy sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.
 
Thông tin bài học
Cô Tô
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/08/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
3.262
Tải về:
26
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thông tin tác giả
Nguyễn Hoài Phương
Họ và tên:
Nguyễn Hoài Phương
Đơn vị công tác:
Trung học cơ sở Đại Đồng
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây