Học trực tuyến
Hát Kí hiệu 7 bậc cơ bản bằng hệ thống chữ cái La-Tinh
BẢN THUYẾT MINH BÀI DẠY
S1: Trang bìa
S2: Chào các em! Chào mừng các em đến với tiết học âm nhạc lớp 6 SKG cánh diều với chủ đề 2 : Giai điệu quê hương. Chúng ta cùng xem một đoạn clip các em nhé!
S3: Mời các em trả lời các câu hỏi về nội dung clip vừa xem.
- Câu hỏi 1: Theo hiểu biết của em, hình ảnh, âm nhạc trong clip là thể loại âm nhạc nào dưới đây?
Nhạc RapNhạc Cách mạng.
Nhạc dân ca quan họ.
Nhạc Hiphop.
- Câu hỏi 2: Em có biết những người nam và người nữ hát quan họ thường được gọi là gì không?
1. Rapper nam- Rapper nữ.
2. Ca sĩ nam- Ca sĩ nữ.
3. Liền anh - Liền chị.
4. Vũ công nam – Vũ công nữ.
- Câu 3: Trong clip trên, em thấy các liền anh, liền chị đứng hát ở những đâu?
1. Dưới gốc cây hồng.
2. Dưới gốc cây đa.
3. Trong lễ hội ở đình, chùa.
4. Trong siêu thị Vinmart.
Chúc mừng! Em đã trả lời đúng. Rất tiếc! Em trả lời chưa đúng.
S4: Giới thiệu bài học: Các em vừa được xem đoạn clip nói về thể loại hát giao duyên đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa- đó là dân ca quan họ Bắc Ninh. Các liền anh, liền chị hát đối đáp cùng nhau trong cuộc hát có thể diễn ra từ ngày này qua ngày khác. Năm 2009, Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được Unesco ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hình ảnh gốc cây đa, vui hát hội chính là nội dung phần lời của bài hát Lí cây đa – Dân ca qho Bắc Ninh mà hôm nay các em sẽ được học hát đấy!
S5: Tiết học hôm nay gồm 2 nội dung chính: 1. Hát bài lí cây đa- 2. Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái La-tinh.
Chúng ta cùng đến với nội dung thứ nhất: Hát bài lí cây đa.
Mời các em cùng nghe hát mẫu, các em hãy cảm nhận và nhún nhảy, vận động theo nhạc nhé!
- Clip hát mẫu
S6: Tìm hiểu bài hát Lí cây đa:
Câu hỏi 1: Nhấn chuột vào ca từ trong bài được hát luyến?
Câu 2: Điền từ thích hợp vào ô trống:
Bài hát lí cây đa có cấu trúc 1 đoạn, được viết ở nhịp 2/4. Sắc thái của bài là hơi nhanh, vui tươi. Có nhiều ca từ được hát luyến mềm mại.
- Lời của bài được hình thành từ các câu thơ:
“ Trèo lên quán dốc
Ngồi gốc cây đa
Cho đôi mình gặp
Xem hội đêm rằm …”
Với sắc thái vui tươi, dí dỏm, bài hát đã gợi lên không khí náo nức của ngày hội làng.
- Để giọng hát được hay hơn, hơi thở được chắc chắn hơn, các em hãy cùng khởi động giọng bằng cách luyện thanh theo mẫu âm này nhé.
S7 Khởi động giọng
- Luyện thanh cùng clip .
S8: Thầy chia Bài hát lí cây đa làm 5 câu hát. Câu thứ nhất Trèo lên….cây đa.
Câu thứ 2: Rằng tôi…..cây đa. Câu thứ 3: Ai đem…..tình rằng. Câu thứ 4: Cho đôi…..hôm rằm. Câu thứ 5: Rằng tôi lí…..cây đa.
S9: Chúng ta cùng nhau học hát câu thứ nhất- Các em có thể nhấn quay lại để học hát lại từng câu
S10: Học Hát câu thứ 2
S11: Ghép câu thứ nhất với câu thứ 2.
S12: Học hát câu thứ 3
S13: Học hát câu thứ 4
S14: Ghép câu 3 với câu 4.
S15: Học hát câu thứ 5
Ghép cả bài. Các em lấy hơi đúng vị trí đánh dấu.
S16: Chúng ta cùng nhau hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. Hát bài lí cây đa.
S17: các em cùng bắt đầu nội dung thứ 2: Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái La-tinh với một trò chơi âm nhạc nhé, các em có thích không? Đó là trò chơi hát theo nguyên âm. Chúng ta sẽ hát bài lí cây đa theo nguyên âm A, I, U, O. Thầy VD: À,a,a,a,,…….E Hãy vừa làm động tác tay và hát nhé! ÂM NHẠC BẮT ĐẦU.
- Bạn nào có thể kể tên 7 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái alphabet:
Ag! Giờ thì hãy gọi tên các bạn chữ cái đó với thầy giáo nhé: Đầu tiên là chữ A, B, C, D, E, F, G.
Trong âm nhạc, Âm La được lấy làm âm chuẩn để lên dây cho các loại đàn . Vì vậy âm La kí hiệu là chữ A, chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
Tiếp theo là âm Si kí hiệu là chữ B. Ở một số nước như Nga, nước Đức âm si kí hiệu là chữ H đấy các em ạ. TIếp theo là âm Đô kí hiệu là chữ C, âm Rê kí hiệu là chữ D. Chữ E kí hiệu cho âm Mi, chữ F kí hiệu cho âm Pha và cuối cùng là âm Son kí hiệu là chữ G.
- Thầy sẽ nâng cao âm La và âm Si lên 1 quãng 8 để được 1 quãng 8 quen thuộc hơn với các em từ âm Đô đến âm Đố.
- Nào, các em hãy đứng dậy, cùng đánh thức các bạn nốt nhạc qua một bài hát nhé! Âm nhạc… bắt đầu.
Mời bạn lại đây ta cùng nhau vui đùa.
Những nốt nhạc xinh ta cùng nhau nhảy múa.
Nào cùng đứng lên và gọi tên tớ nào
Những nốt nhạc xinh ta cùng nhau vui đùa
Đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố, si, la…
Có bạn nào hát theo được với Thầy không? nhanh hơn nhé!
Lần này còn nhanh hơn nữa, ừ hừ. Sẵn sàng… mệt quá!
- Các em có biết những chữ cái này còn được dùng để kí hiệu cho các hợp âm?
+ Chữ C kí hiệu cho hợp âm Đô trưởng gồm các âm Đô – Mi – Son.
+ Chữ F kí hiệu cho hợp âm Pha trưởng gồm các âm F- La – Đố.
+ Chữ G kí hiệu cho hợp âm Son trưởng gồm các âm Son – Si – Rế.
+ Hay chữ A cùng chữ m viết thường kí hiệu cho hợp âm La thứ gồm các âm La- Đô- Mi đấy các em ạ. Em hãy trả lời các câu hỏi để khắc sâu kiến thức của nội dung 2 nhé
S18: Câu hỏi về lí thuyết âm nhạc:
Câu 1: Kéo thả chữ cái vào nốt nhạc phù hợp trên khuông
Câu 2: Ghép đ áp án đúng với yêu cầu tương ứng
S19: Các em ạ, Đất nước VN của chúng ta có rất nhiều các làn điệu dân ca của khắp các vùng miền, Đây là những nét văn hóa đặc sắc, vô cùng quý báu cần được bảo tồn và phát huy. Các em hãy luôn yêu quý và gìn giữ các làn điệu dân ca nhé.
Để kết thúc tiết học hôm nay, chúng ta cùng thưởng thức bài lí cây đa dưới những hình thức biểu diễn rất độc đáo. Xin chào các em và hẹn gặp lại các em ở những tiết học sau.
- Xem clip hòa tấu dàn nhạc dân tộc
- Xem liên kh úc lí cây đa, Đồng dao.
Thông tin bài học
Chủ đề 2 SKK âm nhạc 6 Cánh Diều gồm 4 tiết.Tiết 1 gồm 2 nội dung chính: 1. Hát Bài Lí cây đa; 2. Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu 7 bậc cơ bản bằng hệ thống chữ cái La-Tinh
- Thuộc chủ đề:
- Học liệu số
- Gửi lên:
- 06/09/2022
- Lớp:
- Lớp 6
- Môn học:
- Âm nhạc và Mĩ thuật
- Xem:
- 1.272
Thông tin tác giả
- Họ và tên:
- Nguyễn Ánh Dương
- Đơn vị công tác:
- Trường THCS Phùng Chí Kiên- TP Nam Định
- Địa chỉ:
- 4/94 đường Bái- Phường Lộc Vương- TP Nam Định