Học trực tuyến

Chủ đề 10. Đồ chơi từ tạo hình con vật

  •   Xem: 242
  •   Thảo luận: 0
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (GIÁO ÁN)
(Kèm theo công văn 2345/BGDĐT-GDTrH ngày ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Bộ GDĐT)
Trường TH và THCS Nguyễn Du,                                         Họ tên giáo viên:
xã Dun, Chư Sê, Gia Lai                                                      Lê Thị Thanh Tuyền
Tổ: Xã hội                                                                        
Môn học/Hoạt động giáo dục:  Nghệ Thuật (Mĩ thuật). Lớp 2
Tên bài học: CHỦ ĐỀ 10 - ĐỒ CHƠI TỪ TẠO HÌNH CON VẬT
Thời lượng: 4 tiết
Thời gian thực hiện: ngày...tháng...năm...(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)

I. u cầu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Học sinh (HS) biết về đồ chơi dân gian.
- HS biết về thực hành, sáng tạo đồ chơi từ tạo hình con vật.
- HS có hiểu biết ban đầu về đồ chơi dân gian truyền thống.
2. Về năng lực:
- HS thực hành tạo một đồ chơi có hình con vật yêu thích.
- HS biết sử dụng tạo hình con vật trong trang trí sản phẩm mĩ thuật đồ dùng học tập.
3. Về phẩm chất:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của đồ chơi dân gian truyền thống, có ý thức lưu giữ, tái tạo đồ chơi dân gian truyền thống.
- HS chủ động sưu tầm các vật liệu sẵn có, vật liệu tái sử dụng phục vụ học tập.
- HS rèn luyện đức tính chăm chỉ học tập, chuyên cần, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thông qua sử dụng vật liệu trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Phần mềm:
- PowerPoint
- Ispring Suite 10
  1. Học liệu:
+ Sách giáo khoa Mĩ thuật 2
+ Sách giáo viên Mĩ thuật 2
+ Âm thanh nguồn tìm qua Google.
+ Hình ảnh tìm qua Google với giấy phép: Creartive Commons
Nguồn:
- https://timdapan.com/sach-giao-khoa/mi-thuat-2/p/do-choi-tu-tao-hinh-con-vat
- https://timdapan.com/tai-lieu/y-nghia-cua-den-keo-quan-tet-trung-thu
- https://truyenhinhdulich.vn/van-hoa/bo-suu-tap-do-choi-truyen-thong-gan-lien-voi-tet-trung-thu-10144.html
- https://www.facebook.com/thucongvuive/posts/1689030431313404/
- https://www.junbaby.vn/tin-tuc/cach-lam-do-choi-tu-coc-giay.html
https://quantrimang.com/cach-lam-mat-na-bang-giay-cho-be-choi-trung-thu-126014
+ Video tìm qua Google với giấy phép: Creartive Commons
- https://www.youtube.com/watch?v=dPjlCZ0HH1w Mặt nạ thỏ

- https://www.youtube.com/watch?v=kVuJStvhhcg Làm Đồ Chơi Các Con Vật Từ Nắp Chai

- https://www.youtube.com/watch?v=U_BOGG74_FI. Hướng dẫn làm đồ chơi hình con vật từ lõi giấy vệ sinh
  1. Thiết bị dạy học:
+ Hệ thống web, LMS, Zalo, Zoom, Google meet,…
+ Giáo viên: Bảng tương tác, máy tính, loa
+ Học sinh: Điện thoại, PC, Laptop, Ipad, Tivi box android + cam, mic, loa,…
III. Tiến trình dạy học E-Learning
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
 
Đề mục Nội dung Hoạt động Hoạt động của học sinh


























Khởi động
TIẾT 1
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( sách Mĩ thuật 2, giấy thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ, vật liệu tìm được, kéo, keo dán, …)
Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chủ đề trước các em học là gì?
a,  Chủ đề 9: Thầy Cô của em
b, Chủ đề 8: Thầy Cô của chúng em
c, Chủ đề 9: Thầy Cô của chúng em
d, Chủ đề 9: Thầy Cô em
Câu 2: Chọn đáp án “Đúng” hoặc “Sai”:
Các bước vẽ tranh chủ đề: Thầy Cô của em là:
+ Vẽ hình ảnh chính (thầy cô) trước.
+ Vẽ hình ảnh phụ (cây, trường học, sách vở…) sau.
+ Cần vẽ màu đậm, nhạt cho bức tranh.
+ Vẽ hình ảnh rõ ràng, gần gũi và vẽ màu theo cảm xúc
        Đúng
        Sai
* Bài mới:
a. Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào bài mới
b. Nội dung: HS nhận ra chủ đề mới. Khơi dậy sự tò mò cho học sinh về nội dung bài học.
c.Sản phẩm: HS hứng thú vào bài mới
d. Tổ chức thực hiện: Học sinh chơi trò chơi và nhận ra chủ đề mới.
- GV cho HS chơi trò chơi “Thi viết tên con vật”.
- GV nêu luật chơi, hướng dẫn HS cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.
- GV giới thiệu chủ đề: Chủ đề 10 - Đồ chơi từ tạo hình con vật (4 tiết)
 

- Học sinh xem tương tác với bài giảng E - Learning




- Học sinh xem tương tác với bài giảng E - Learning
- Học sinh chọn đáp án



- Học sinh chọn đáp án



 








- Học sinh xem tương tác với bài giảng E - Learning





- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- Ba đội thi viết tên con vật lên bảng, trong thời gian chơi đội nào viết được nhiều tên con vật hơn là chiến thắng.
- Mở bài học.


 
                                                                  
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới:
Quan sát, tìm hiểu, mô tả đồ chơi dân gian truyền thống Việt Nam. HS biết thể hiện chiếc mặt nạ.
Đề mục Nội dung Hoạt động Hoạt động của học sinh
  1. Quan sát








































































































 
  1. Thể hiện


























 
1. Quan sát
a. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu một số đồ chơi dân gian truyền thống của Việt Nam.
- HS tìm hiểu về một số đồ chơi được làm từ vật liệu tái sử dụng.

b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh đồ chơi dân gian truyền thống và đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng trong trong SGK Mĩ thuật 2, trang 61– 62.

- HS quan sát và tìm hiểu về kiểu dáng, trang trí các món đồ chơi được minh hoạ trong SGK và SPMT do GV sưu tầm (nếu có).
c. Sản phẩm:
- Nhận xét ban đầu của HS về dáng vẻ, màu sắc của đồ chơi được giới thiệu trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện: HS tìm hiểu, mô tả đồ chơi dân gian truyền thống Việt Nam.
- GV cho HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 2, trang 60 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Em có biết những đồ chơi ở hình trên không? Chúng thường được chơi vào dịp nào?
+ Em đã biết những trò chơi dân gian Việt Nam nào? Những đồ chơi đó có hình con vật gì?
- Giáo viên nhân xét, khen ngợi, động viên HS. Cho HS xem thêm một số đồ chơi dân gian. Chốt lại:
 

 
 Đồ chơi dân gian thường là Mặt nạ (sư tử, thỏ, lợn…).; Tò he; Đầu lân; Đèn ông sao; Đèn kéo quân; trống ếch;…Đồ chơi dân gian thường sử dụng trong các lễ hội dân gian như Tết trung thu
*GV tổ chức cho HS chơi TC “Con gì-con gì?”
- Nêu luật chơi, cách chơi, thời gian: Em hãy quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi sau: nêu đúng tên con vật bị che. (Con vật bi che chỉ để hở một phần nhỏ bộ phận)


    
  - GV nhận xét và tuyên dương

- Tuyên dương đội chơi tốt. Cảm ơn các em đã nhiệt tình tham gia
- GV đưa câu lệnh để nối tiếp với Hoạt động Thể hiện.
  1. Hoạt động 2: THỂ HIỆN
a. Mục tiêu:
- HS thực hiện tạo được một món đồ chơi có tạo hình con vật.
b. Nội dung:
- HS thực hiện SPMT theo yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý đối với mỗi HS.
c. Sản phẩm:
- Nhận biết cách làm đồ chơi có tạo hình con vật bằng vật liệu tái sử dụng.
d. Tổ chức thực hiện: HS thể hiện chiếc mặt nạ.
Cho HS Mời các em xem Video hướng dẫn làm mặt nạ con vật.
- GV tóm tắt về cách làm mặt nạ đồ chơi có tạo hình con vật:
+ Hình thành ý tưởng đồ chơi: Hình con vật nào?
+ Lựa chọn vật liệu (giấy màu/ màu vẽ).

+ Tạo phần chính của đồ chơi (mặt, vị trí mắt, mũi… trên mặt nạ con vật).

+ Xác định mảng màu trang trí.
+ Vẽ màu và hoàn thiện SPMT.
- GV theo dõi và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua tìm hiểu và câu trả lời của HS về nhiệm vụ được giao.
 


- HS tìm hiểu một số đồ chơi dân gian truyền thống của Việt Nam.
- HS tìm hiểu về một số đồ chơi được làm từ vật liệu tái sử dụng.
- HS quan sát một số hình ảnh đồ chơi dân gian truyền thống và đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng trong trong SGK Mĩ thuật 2, trang 61– 62.
- HS quan sát và tìm hiểu về kiểu dáng, trang trí các món đồ chơi được minh hoạ trong SGK và SPMT do GV sưu tầm (nếu có).
- Nhận xét của HS về dáng vẻ, màu sắc của đồ chơi được giới thiệu trong chủ đề.


HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 2, trang 60 và trả lời câu hỏi.



- HS quan sát và đưa ra những nhận biết của mình về các món đồ chơi được giới thiệu trong chủ đề.









+ Tò he đất nung, đầu sư tử, mặt nạ

+ HS nêu theo sự hiểu biết của mình.
 
- HS lắng nghe, phát huy

















- HS chọn đội chơi, bạn chơi

- HS chơi TC nêu đúng tên con vật bị che






- Vỗ tay, cổ vũ


Con Lợn ( Con Heo), Con Vịt, Con mèo, Con Gà, Con Chó, Con Thỏ







- Lắng nghe


- Học sinh quan sát. Nêu tên  con vật mình thích và nêu đặc điểm của con vật đó





- HS chú ý lắng nghe.





- HS thực hiện tạo được một món đồ chơi có tạo hình con vật.
- HS thực hiện SPMT theo yêu cầu.
- GV quan sát, gợi ý đối với mỗi HS.
- HS nhận biết cách làm đồ chơi có tạo hình con vật bằng vật liệu tái sử dụng.

HS xem Video hướng dẫn làm mặt nạ con vật.


+ Gấu, thỏ, hổ, trâu, khỉ, mèo.

+ Giấy màu, giấy bìa, giấy xốp/ màu vẽ,…
+ Tạo phần chính của đồ chơi (mặt, vị trí mắt, mũi… trên mặt nạ con vật).
+ Xác định mảng màu trang trí. Vẽ màu và hoàn thiện SPMT.
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

 

Hoạt động 3: Luyện tập
HS thực hành, tạo được sản phẩm theo ý thích.
Đề mục Nội dung Hoạt động Hoạt động của học sinh
3. Luyện tập - Giáo viên yêu cầu HS thực hiện tạo hình một mặt nạ có hình con vật mình yêu thích.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
Tiết học kết thúc.
 
- HS thể hiện về chiếc mặt nạ.
- HS hoàn thành bài tập.
- HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2.
 
Dặn dò: Hoàn thiện bài thực hành.
Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2.
 
Đề mục Nội dung Hoạt động Hoạt động của học sinh





Khởi động
Quan sát































































Thể hiện
TIẾT 2
* Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 1
Khen ngợi, động viên HS.
1. Hoạt động KHỞI ĐỘNG:
- GV giới thiệu chủ đề bài học.
2. Hoạt động 1: QUAN SÁT 
a. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu một số đồ chơi dân gian truyền thống của Việt Nam.

- HS tìm hiểu về một số đồ chơi được làm từ vật liệu tái sử dụng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh đồ chơi dân gian truyền thống và đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng trong trong SGK Mĩ thuật 2, trang 61– 62.

- HS quan sát và tìm hiểu về kiểu dáng, trang trí các món đồ chơi được minh hoạ trong SGK và SPMT do GV sưu tầm (nếu có).
c. Sản phẩm:
- Nhận xét ban đầu của HS về dáng vẻ, màu sắc của đồ chơi được giới thiệu trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện: HS tìm hiểu đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng.
- GV cho HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 2, trang 61 và trả lời câu hỏi, qua đó giúp HS có ý tưởng sáng tạo về món đồ chơi từ vật liệu sẵn có:


+ Những đồ chơi trên được làm từ vật liệu nào? (vỏ hộp, giấy báo).
+ Trong những đồ chơi trên, em thích đồ chơi nào nhất?
- GV nhận xét, chốt lại. Cho HS quan sát một số bài tham khảo. Yêu cầu HS quan sát xong đưa ra ý tưởng về món đồ chơi sẽ thể hiện.
*Lưu ý:
- Đồ chơi có tạo hình con vật.
- Có thể thể hiện mặt
- Có thể là cả con vật với đầy đủ bộ phận hoặc chỉ là một vài bộ phận để có thể liên tưởng đến tạo hình con vật (ở dạng đồ chơi).

- Khen ngợi, động viên HS.
3. Hoạt động 2: THỂ HIỆN
a. Mục tiêu:
- HS thực hiện tạo được một món đồ chơi có tạo hình con vật.
b. Nội dung:
- HS thực hiện SPMT theo yêu cầu.
- GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý đối với mỗi HS.
c. Sản phẩm:
- Nhận biết cách làm đồ chơi có tạo hình con vật bằng vật liệu tái sử dụng.
d. Tổ chức thực hiện: HS thể hiện món đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng.
- GV cho HS xem Video hướng dẫn cách thể hiện bằng lõi giấy vệ sinh
- Trên cơ sở ý tưởng về đồ chơi đã nêu ra ở Hoạt động Quan sát và Video, GV yêu cầu HS thực hiện SPMT của mình theo ý thích:
+ Hình dáng, tên của con vật sẽ thể hiện.

+ Cách trang trí.
+ Vật liệu làm đồ chơi.
- GV theo dõi và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua tìm hiểu và câu trả lời của HS về nhiệm vụ được giao.
*Cho HS thể hiện món đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 3


- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm của tiết 1
- Phát huy
- Mở bài học



- HS tìm hiểu một số đồ chơi dân gian truyền thống của Việt Nam.
- HS tìm hiểu về một số đồ chơi được làm từ vật liệu tái sử dụng.
- HS quan sát một số hình ảnh đồ chơi dân gian truyền thống và đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng trong trong SGK Mĩ thuật 2, trang 61– 62.
- HS quan sát và tìm hiểu về kiểu dáng, trang trí các món đồ chơi được minh hoạ trong SGK và SPMT do GV sưu tầm (nếu có).
- Nhận xét của HS về dáng vẻ, màu sắc của đồ chơi được giới thiệu trong chủ đề.


- HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 2, trang 61 và trả lời câu hỏi, qua đó giúp HS có ý tưởng sáng tạo về món đồ chơi từ vật liệu sẵn có:





- HS quan sát trả lời



 



- Hộp giấy, giấy bìa, giấy màu, giấy báo
- Nêu cảm nhận của mình

- HS quan sát một số bài tham khảo, đưa ra ý tưởng về món đồ chơi sẽ thể hiện.



- Có thể là cả con vật với đầy đủ bộ phận hoặc chỉ là một vài bộ phận để có thể liên tưởng đến tạo hình con vật.



HS quan sát một số bài tham khảo, đưa ra ý tưởng về món đồ chơi sẽ thể hiện.


- Phát huy


- HS thực hiện tạo được một món đồ chơi có tạo hình con vật.
- HS thực hiện SPMT theo yêu cầu.
- GV quan sát, gợi ý đối với mỗi HS.
- HS nhận biết cách làm đồ chơi có tạo hình con vật bằng vật liệu tái sử dụng.

- HS xem Video
 



+ Hình dáng, tên của con vật sẽ thể hiện.
+ Cách trang trí.
+ Vật liệu làm đồ chơi.
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.



- HS thể hiện món đồ chơi từ vật liệu tái sử dụng.
- HS hoàn thành bài tập.
-HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 3

Hoạt động 3: Luyện tập
HS thực hành, tạo được sản phẩm từ vật tìm được theo ý thích.
 
Đề mục Nội dung Hoạt động Hoạt động của học sinh
Luyện tập - Giáo viên yêu cầu HS thực hiện tạo hình một sản phẩm đồ chơi hình con vật mình yêu thích.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
Tiết học kết thúc.
 
- HS thể hiện về chiếc mặt nạ.


- HS hoàn thành bài tập.

- HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 3
 

Dặn dò: Hoàn thiện bài thực hành.
Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 3.
 
Đề mục Nội dung Hoạt động Hoạt động của học sinh













Luyện tập (tiếp theo)

 
  1. Thảo luận

















































Khởi động
  1. Vận dụng
TIẾT 3
* Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 2
- Khen ngợi, động viên HS.
 Hoạt động khởi động:
- GV giới thiệu chủ đề bài học.
  1. Hoạt động 3: Luyện tập (tiếp theo)
- GV yêu cầu HS nào chưa hoàn thiện bài thực hành thì tiếp tục hoàn thành bài.
2. Hoạt động 4: Thảo luận
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng làm đồ chơi có tạo hình con vật.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 62.
- HS nêu cảm nhận cá nhân về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
c. Sản phẩm:
- Ý kiến nhận xét của cá nhân/ nhóm về sản phẩm đã hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
- Căn cứ SPMT đã thực hiện, GV cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Sản phẩm mĩ thuật của bạn thể hiện hình ảnh con vật nào?
+ Kể tên những màu sắc bạn đã dùng để thể hiện sản phẩm?
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Điều gì làm em thích nhất ở sản phẩm mĩ thuật?
- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV điều chỉnh, định hướng để HS củng cố được kiến thức, kĩ năng có trong chủ đề.
- Khen ngợi, động viên HS.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết 4: Que gỗ, que kem, bút chì, tẩy,giấy màu hoặc giấy xốp, kéo, keo dán (súng bắn keo, keo 2 mặt, keo xốp,…)
TIẾT 4
* Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Khen ngợi, động viên HS.
 Hoạt động khởi động:
- GV giới thiệu chủ đề bài học.
2. Hoạt động 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- HS sử dụng tạo hình con vật để trang trí ống đựng bút.
b. Nội dung:
- HS phân tích các bước thiết kế một ống đựng bút và sử dụng hình ảnh con vật em yêu thích, qua đó hình thành kĩ năng thực hiện SPMT ứng dụng theo các bước từ dễ đến khó, từ tạo hình đồ vật cho đến làm hoa văn trang trí cho đồ vật.
c. Sản phẩm:
- Hộp bút được tạo từ vật liệu tái sử dụng.
d. Tổ chức thực hiện: HS tiến hành thực hiện làm một ống đựng bút từ vật liệu tái sử dụng.
- GV hướng dẫn HS quan sát:
+ Phần tham khảo trong SGK Mĩ thuật 2, trang 63 để nhận biết chuẩn bị vật liệu làm ống bút. GV cho HS trả lời câu hỏi để tự nhân ra cách thực hiện.

- Căn cứ các bước thực hiện, GV cho HS thực hiện tạo dáng ống đựng bút và trang trí theo vật liệu đã được chuẩn bị (que gỗ hoặc que kem, dây chun, bút chì, tẩy, giấy màu, giấy xốp màu, keo dán 2 mặt,…).
- Đối với trường hợp HS không chuẩn bị vật liệu, GV cho HS vẽ một cái ống đựng bút ra giấy và trang trí hình con vật theo ý thích.
- GV cho HS quan sát một số bài tham khảo để học sinh có thêm ý tưởng của mình.

    
* Luyện tập: Cho HS tiến hành thực hiện làm một ống đựng bút từ vật liệu tái sử dụng
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
* TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ:
- GV tổ chức cho học sinh trưng bày trên bảng, bục/ kệ (nếu có), hoặc trình diễn mặt nạ (nếu điều kiện cho phép) một số SPMT của cá nhân/ nhóm đã hoàn thành ở các tiết học trước.
- HS lựa chọn sản phẩm (cá nhân/ nhóm) và trưng bày.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS giới thiệu về sản phẩm đồ chơi, cách trang trí, màu sắc ở sản phẩm đồ chơi cũng như cách sử dụng đồ chơi.
- Yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình theo gợi ý của GV.
- HS phân loại và nêu cảm nhận cá nhân về sản phẩm đồ chơi.
- GV nhận xét, tóm tắt kết quả học tập của lớp, nhấn mạnh kiến thức cơ bản của chủ đề, động viên tinh thần học tập của HS.
*Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại tên chủ đề
- Khen ngợi HS

*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ về lợi ích của con vật đối với con người. Giáo dục học sinh chăm sóc vật nuôi và giữ gìn vệ sinh môi trường:
Con vật rất gần gũi và có nhiều lợi ích đối với chúng ta. Nếu nhà em có nuôi con vật gì thì các em hãy yêu thương vật nuôi nhà mình nhé!
Các em phụ giúp Bố mẹ cho con vật ăn, dọn vệ sinh hoặc tắm cho vật nuôi
Nhà một số bạn ở trong Bản, Làng nuôi con vật như con Lợn (con heo), con bò, trâu rất gần nhà ở sẽ gây ô nhiễm môi trường sống. Các em hãy tuyên truyền Bố mẹ mình làm chuồng nuôi xa nhà nhé!
*Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài kiểm tra đánh giá cuối học kì II: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn...


- Trình bày đồ dùng HT

- Trình bày sản phẩm của tiết 2

- Phát huy

- Mở bài học


- HS nào chưa hoàn thành bài tiết trước thì tiếp tục thực hành tiếp bài thực hành.


- HS củng cố kiến thức, kĩ năng làm đồ chơi có tạo hình con vật.

- HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 62.
- HS nêu cảm nhận cá nhân về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

- HS nêu ý kiến nhận xét của cá nhân/ nhóm về sản phẩm đã hoàn thành.
- HS trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 62.
- HS báo cáo

- Nhóm báo cáo

- Đại diện nhóm báo cáo


- HS củng cố được kiến thức, kĩ năng có trong chủ đề.


- Phát huy
- Lắng nghe và thực hiện







- Trình bày đồ dùng học tập

- Phát huy

- Mở bài học


- HS sử dụng tạo hình con vật để trang trí ống đựng bút.

- HS phân tích các bước thiết kế một ống đựng bút và sử dụng hình ảnh con vật em yêu thích, qua đó hình thành kĩ năng thực hiện SPMT ứng dụng theo các bước từ dễ đến khó, từ tạo hình đồ vật cho đến làm hoa văn trang trí cho đồ vật.
- Hộp bút được tạo từ vật liệu tái sử dụng.



- HS quan sát:
+ Phần tham khảo trong SGK Mĩ thuật 2, trang 63 để nhận biết chuẩn bị vật liệu làm ống bút.

Bước 1: Lấy keo 2 mặt quấn quanh  lõi giấy vệ sinh
Bước 2: Lấy que gỗ xếp đều quanh lõi giấy, ấn nhẹ cho dính chặt keo
Bước 3: Lồng giây chun bên ngoài  hộp bút vừa dán
Bước 4: Cố định hình ống bút.
Bước 5: Vẽ hình con vật và tô màu. Vẽ thêm các chi tiết cho hình ống bút thêm sinh động.
- HS thực hiện tạo dáng ống đựng bút và trang trí theo vật liệu đã được chuẩn bị (que gỗ hoặc que kem, dây chun, bút chì, tẩy, giấy màu, giấy xốp màu, keo dán 2 mặt,…).

- Đối với trường hợp HS không chuẩn bị vật liệu, vẽ một cái ống đựng bút ra giấy và trang trí hình con vật theo ý thích.





- HS quan sát để hình thành ý tưởng làm bài thục hành






- HS tiến hành thực hiện làm một ống đựng bút từ vật liệu tái sử dụng.

- Học sinh trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm.



- HS lựa chọn sản phẩm (cá nhân/ nhóm) và trưng bày.
- HS giới thiệu về sản phẩm đồ chơi, cách trang trí, màu sắc ở sản phẩm đồ chơi cũng như cách sử dụng đồ chơi.

- Thực hiện

- HS phân loại và nêu cảm nhận cá nhân về sản phẩm đồ chơi.
- HS rút kinh nghiệm điều chưa được và ghi nhớ kiến thức cơ bản của chủ đề bài học.


- HS nêu lại tên chủ đề: CHỦ ĐỀ 10 - ĐỒ CHƠI TỪ TẠO HÌNH CON VẬT
- Mở rộng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.



- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ.












- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ... cho bài kiểm tra đánh giá cuối học kì II.
 

                                                                                                                                    Gia Lai, tháng 10 năm 2021
                                                                                               Giáo viên




                                                                                         Lê Thị Thanh Tuyền


 
Thông tin bài học
Bài giảng Mĩ thuật - lớp 2: Chủ đề 10. Đồ chơi từ tạo hình con vật. Được thiết kế theo ý tưởng gồm: Một chủ đề thời lượng 4 tiết. Có thể áp dụng cho học sinh học tách từng tiết trong chủ đề hoặc học sinh có thể học liền mạch hết chủ đề 4 tiết trong một buổi. Hướng dẫn học sinh tạo đồ chơi một mặt nạ con vật, tiết sau đó học sinh sưu tầm rác thải nhựa hoặc những rác thải còn tận dụng được tạo một đồ chơi hình con vật góp phần hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường. Phần vận dụng làm một sản phẩm mĩ thuật ứng dụng là làm hộp đựng bút bằng que kem hoặc que gỗ.
Chủ đề 10. Đồ chơi từ tạo hình con vật
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 2
Môn học:
Mĩ thuật
Xem:
242
Tải về:
Thông tin tác giả
Lê Thị Thanh Tuyền
Họ và tên:
Lê Thị Thanh Tuyền
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Du
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây