1. Tập thơ “Nhật kí trong tù” a. Hoàn cảnh sáng tác:Tập thơ được sáng tác trong 13 tháng Bác bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch b. Giá trị - Nội dung +Lên án sự độc ác, tàn bạo của chính quyền Tưởng Giới Thạch +Bức chân dung tự họa Hồ Chí Minh - Nghệ thuật: kết hợp giữa cổ điển và hiện đại 2. Bài thơ “Chiều tối” a. Hoàn cảnh sáng tác: được gợi cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, cuối thu năm 1942 b. Xuất xứ: Là bài thơ số 31 trích trongtập thơ “Nhật kí trong tù” c. Đề tài: buổi chiều – một đề tài quen thuộc trong thơ xưa d. Bố cục - Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều muộn - Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người d. So sánh phiên âm và dịch thơ - Câu 1: sát - Câu 2: không dịch được chữ cô trong cô vân( chòm mây đơn lẻ), mạn mạn(trôi lững lờ, chậm chạp, có phần mệt mỏi) dịch trôi nhẹ chưa đúng - Câu 3: nguyên tác không có chữ tối, bản dịch thừa chữ tối - Câu 4: dịch thoát ý II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn a. Bức tranh thiên nhiên - Bút pháp: chấm phá ->Bút pháp đậm chất cổ điển của thi pháp phương Đông - Thiên nhiên hiện lên với hai hình ảnh: cánh chim và chòm mây ->thi liệu quan thuộc trong thơ xưa để gợi cảnh buổi chiều ->Tạo màu sắc cổ điển cho hai câu đầu - Điểm mới mẻ của Hồ Chí Minh trong việc sử dụng hai hình ảnh cánh chim và chòm mây +Thơ xưa: cánh chim bay về vô tận, vô cùng, gợi chia lìa, phiêu bạt; được miêu tả ở trạng thái bên ngoài +Cánh chim trong thơ Bác gần gũi, có phương hướng, có mục đích rõ ràng; được miêu tả ở trạng thái bên trong +Chòm mây trong thơ xưa gợi quá khứ, vĩnh hằng +Chòm mây trong thơ Bác làm cho bầu trời thêm cao; gợi sự tĩnh lặng - Có sự tương đồng giữa thiên nhiên và hoàn cảnh người tù: + Cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, người tù mệt mỏi sau một ngàychuyển lao +Chòm mây lẻ loi trôi trên bầu trời như người tù đang lẻ loi, cô đơn nơi đất khách quê người. =>Thiên nhiên hiện lên yên tĩnh, thoáng đãng nhưng đượm buồn b. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - Yêu thiên nhiên - Phong thái ung dung, tự tại à Chất thép ẩn đằng sau chất tình. 2. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người a. Cảnh sinh hoạt - Hình ảnh con người: thiếu nữ xóm núi xay ngô tối -> hình ảnh đời thường, con người lao động, làm công việc bình thường ->Trung tâm của bức tranh và tạo nên nét hiện đại cho bài thơ - Nghệ thuật: điệp liên hoàn(ma bao túc – bao túc ma) + Sự nhịp nhàng, liên tục của cối xay ngô + Sự cần mẫn, chăm chỉ của cô gái xay ngô - Chữ hồng trong câu thơ cuối +Sự vận động của thời gian: chiều->tối +Sự vận động của thiên nhiên: âm u->ấm áp +Sự vận động của tâm trạng người tù: buồn->vui b. Tâm hồn nhà thơ - Yêu cuộc sống - Lạc quan, nhân hậu III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Thể thơ tứ tuyệt hàm súc - Hình ảnh ước lệ tượng trưng - Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình - Kết hợp giữa màu săc cổ điển và hiện đại 2. Nội dung: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh