Học trực tuyến

Chiều tối (Mộ)

  •   Xem: 710
  •   Thảo luận: 0
TÊN BÀI DẠY: CHIỀU TỐI (Hồ Chí Minh)
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Bác.
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh
2. Về năng lực:
- Tự chủ và tự học:
+ Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
+ Biết khẳng định trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của những người tù - chiến sĩ cách mạng, của nhà thơ Hồ Chí Minh.
- Giải quyết vấn đề: Nhận thức được bản thân nên làm gì khi Tổ quốc cần.
3. Về phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người
- Yêu đất nước
- Tinh thần lạc quan, nghị lực vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt
II. Thiết bị dạy học, học liệu, phần mềm
  1. Phần mềm:
+ Phần mềm đóng gói chuẩn elearning là: Ispring suite 9.0
+ Phần mềm nền: Ms Powerpoint
  1. Học liệu:
+ SGK Ngữ văn 11, tập 2
+ SGV Ngữ văn 11, tập 2
+ Giảng văn Văn học Việt Nam
+ Internet
  1. Thiết bị dạy và học:
+ Hệ thống LMS- Host, Web….
+ HS Smartphone, Ipad, PC, laptop..vvv
III. Tiến trình dạy học elearning
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MINH HỌA ELEARNING
Slide3-4-5 a) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế tiếp nhận.
- Dẫn dắt giới thiệu vào bài mới
b) Nội dung:
- Nhận diện một số bài thơ đã học của Hồ Chí Minh ở lớp 7, lớp 8: Bài Cảnh khuya, Ngắm trăng, Rằm tháng giêng. Cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ đã học.
- GV giới thiệu bài thơ “Chiều tối”.
c) Tổ chức thực hiện:
- HS lắng nghe bài thơ và điền tên bài thơ vào ô trống
- HS vận dụng kiến thức cũ lớp 7, lớp 8 để điền tên bài thơ.
d) Sản phẩm:
- HS điền đúng tên ba bài thơ của Hồ Chí Minh:
+ Cảnh khuya
+ Ngắm trăng
+ Rằm tháng giêng s Hs
HS trả lời
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MINH HỌA ELEARNING  
Slide10-11- 12-13- 14- 15-16-17 Phần 1: Tìm hiểu chung
a) Mục tiêu:.
- Nắm những kiến thức cơ bản về  cuộc đời, con người Hồ Chính Minh
- Nắm được hoàn cảnh sáng tác, thể loại, hình thức văn tự, giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ “Nhật kí trong tù” và hoàn cảnh sáng tác cụ thể, vị trí, thể loại, bố cục của bài thơ “Chiều tối”.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu chung về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, hình thức văn tự của tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Hoàn cảnh sáng tác cụ thể, vị trí, thể loại, bố cục của bài thơ “Chiều tối”.
c) Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả; HS hoàn thành bài tập nối cột để củng cố phần tác giả.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tập thơ Nhật kí trong tù. Để củng cố phần này, HS hoàn thành bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống và bài tập chọn từ/cụm từ thích hợp nhất trong danh sách đổ xuống để hoàn thành câu 
d) Sản phẩm:
- HS nối chính xác các mốc thời gian và sự kiện trong cuộc đời Bác
+ Năm 1890: Bác Hồ ra đời
+ Năm 1911: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
+ Năm 1930: Bác Hồ thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
+ Năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
+ Năm 1969: Bác Hồ qua đời
- HS điền chính xác những từ sau vào đoạn văn để củng cố phần tìm hiểu chung về tác phẩm Nhật kí trong tù:
+ Quảng Tây
+134
+ tứ tuyệt
- HS chọn cụm từ chính xác trong danh sách xổ xuống để hoàn thành câu:
1. Tưởng Giới Thạch
2. Chân dung tự họa
3. 31
4. trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
5. Hán






Slide18-19-20-21-22-23-24-25 Phần 2: Đọc hiểu văn bản
2.1. Đọc hiểu hai câu thơ đầu
a) Mục tiêu:.
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên lúc chiều muộn nơi núi rừng và và tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.(tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tai... )
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh được sử dụng trong hai câu thơ đầu
b) Nội dung:
Hai câu thơ đầu (Bức tranh thiên nhiên lúc chiều muộn nơi núi rừng và và tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.)
c) Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu thơ đầu: Hình ảnh cánh chim, chòm mây, tâm trạng người tù, bút pháp nghệ thuật cổ điển...
- HS chơi trò chơi ô chữ và hoàn thành bài tập kéo thả các cụm từ bên dưới vào vị trí thích hợp để hoàn thành câu văn.
d) Sản phẩm:
- HS kéo thả chính xác các chữ cái vào ô chữ
+ Chim
+ Lạc quan
  • -  HS kéo thả chính xác các cụm từ vào vị trí thích hợp để hoàn thành câu:
1. Uể oải, mỏi mệt
  1. Cô đơn, lẻ loi....lặng lẽ, lững lờ
  2. Đẹp, đượm buồn
  3. Tình yêu thiên nhiên... phong thái ung dung
  4. Chấm phá, tả cảnh ngụ tình






 
Slide26-27-28-29-30-31-32-33-34-35 2.2. Đọc hiểu hai câu cuối
a) Mục tiêu:.
Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh cuộc sống lao động của con người và tình yêu cuộc sống, ý chí nghị lực phi thường và khát vọng tự do của Hồ Chí Minh.
b) Nội dung:
Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống lao động của con người và tình yêu cuộc sống, ý chí nghị lực phi thường và khát vọng tự do của Hồ Chí Minh.
c) Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu thơ cuối: Hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa, điệp ngữ vắt dòng, nhãn tự hồng, tâm trạng, vẻ đẹp tâm hồn người tù, bút pháp cổ điển kết hợp hiện đại...
- HS hoàn thành bài tập chọn các đáp án đúng để củng cố hai câu thơ cuối.
d) Sản phẩm:
HS chọn chính xác các đáp án đúng trong bài tập củng cố:
1.Hình ảnh người thiếu nữ xay ngô bên bếp lửa gợi vẻ đep:
- Vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ
- Vẻ đẹp cuộc sống lao động bình dị, ấm áp
- Mang lại niềm vui cho người tù
2. Nghệ thuật điệp vắt dòng có tác dụng:
- Sự nối âm liên hoàn, vòng quay liên tục, nhịp nhàng của cối xay ngô
- Sự dịch chuyển thời gian từ chiều sang tối
- Sự kiên nhẫn, cần cù của cô gái xóm núi
3. Ý nghĩa nhãn tự “hồng” ở cuối bài thơ:
- Ánh lửa của lò than, cô gái xay ngô
- Gợi sự ấm áp, niềm vui, ấm nóng tình người
- Đó là ngọn lửa cách mạng, của niềm tin tưởng lạc quan
4. Sự vận động của mạch thơ trong bài “Chiều tối” theo hướng:
- Từ bóng tối đến ánh sáng
- Từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm áp tình người
- Từ nỗi buồn đến niềm vui
5. Vẻ đẹp tâm hồn nổi bật của Bác trong hai câu cuối
- Yêu cuộc sống con người
- Nghị lực kiên cường vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt
 








 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MINH HỌA ELEARNING
Slide
36-37-38-39-40-41-42-43-44
a) Mục tiêu:
- Học sinh củng cố bài học thông qua bài tập trắc nghiệm chọn một đáp án đúng nhất.
- HS rút được bài học nhận thức và hành động cho bản thân
b) Nội dung:
- HS hoàn thành 5 câu hỏi trắc nghiệm chọn một đáp án đúng nhất
c) Tổ chức thực hiện:
HS vận dụng kiến thức vừa học để hoàn thành bài tập trắc nghiệm chọn một đáp án đúng nhất.
d) Sản phẩm:
HS chọn đáp án đúng sau:
Câu 1. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của con người
Câu 2. Thể thơ và thi liệu
Câu 3. Luôn hướng đến sự sống, ánh sáng, tương lai
Câu 4. Vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống: kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung và lạc quan trong mọi cảnh ngộ
Câu 5. Sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại
 





 

4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MINH HỌA ELEARNING
  a) Mục tiêu:
- HS biết phân tích các biểu hiện của chất thép và chất tình trong bài thơ “Chiều tối.
- Biết thêm một số bài hát về Bác Hồ
b) Nội dung:
- Bài tập Vận dụng: HS cần giải thích chất thép là gì, chất tình là gì, phân tích làm rõ các biểu hiện chất thép, chất tình trong bài thơ  Chiều tối.
- Phần Mở rộng:
+ Lắng nghe bài hát, điền tên bài hát
c) Tổ chức thực hiện:
- GV giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp bài tập, sản phẩm vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học của giáo viên.
d) Sản phẩm:
- HS phân tích được các biểu hiện chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối theo định hướng sau:
* Chất thép:
+ Trong hoàn cảnh tù ngục, Người quên đi cảnh ngộ buồn riêng của bản thân, luôn ung ung tự tại ngắm cảnh đẹp thiên nhiên
+ Bác nhìn canhr vật thiên nhiên và cuộc sống trong sự vận động hướng về ánh sáng, niềm vui.
*Chất tình:
+ Sự đồng cảm của Bác đối với những chú chim sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi trở về, nhận ra sự lẻ loi, cô đơn của chòm mây trên bầu trời...
+ Thông cảm với cuộc sống vất vả của người lao động, đồng thời cũng tìm thấy niềm vui trong cuộc sống bình dị của họ
 



 
Thông tin bài học
- Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Bác. - Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh
Chiều tối (Mộ)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
710
Tải về:
Từ igiaoduc-sg.s3.ap-southeast-1.amazonaws.com:
Thông tin tác giả
Huỳnh Thị Hiền
Họ và tên:
Huỳnh Thị Hiền
Đơn vị công tác:
Trường THPT Số 1 Tư Nghĩa
Địa chỉ:
366 Nguyễn Huệ, La Hà, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây