I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Diện tích: 378.000 km², đứng hàng 62 trên thế giới. Nhật Bản là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên có nhiều thiên tai: Động đất, sóng thần, núi lửa... |
||||||||||||||||||||||||||||||
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNNhật Bản là nước có địa hình 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), hằng năm hường xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển.Khí hậu đa dạng nhưng phần lớn mang tính chất ôn đới hải dương, ảnh hưởng gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc: ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên mạng lưới sông ngòi ngắn, dốc, lưu lượng lớn. Tiêu biểu sông : Sina, Ixicaro… Nhật Bản có đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió thuận lợi để xây dựng các cảng biển với các cảng lớn như: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-o... Mặt khác vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường cá phong phú (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi…) Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác trữ lượng không đáng kể. |
||||||||||||||||||||||||||||||
III. DÂN CƯ - Nhật Bản là nước có dân số đông tuy nhiên quy mô dân số đang có xu hướng giảm.
- Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang có xu hướng giảm dần, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và tỷ lệ người gia trong dân cư ngày càng lớn. Hình 1. Tốc độ gia tăng dân số Nhật bản giai đoạn 1951-2017 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 Nhật Bản là nước có cơ cấu dân số già với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83 tuổi) Bảng 2. Cơ cấu dân số Nhật Bản qua các năm Tài liệu cập nhật SGK năm 2017, Bộ Giáo dục và đào tạo * Những nét văn hoá đặc sắc - Thể thao tiêu biểu: Sumo, judo, kendo (đấu kiếm), kyudo (bắn cung). - Ẩm thực : Người Nhật Bản rất tinh tế, ngay cả trong chuyện ăn uống. + Uống trà: trà đạo. Trà đạo: tiếng Nhật là Chanogu dùng matcha (trà xanh) bắt đầu vào thế kỉ 14, diễn ra trong các thư phòng (shoin) sử dụng các bình sứ Trung Quốc, thể hiện sự thanh nhàn của giới quí tộc. Những qui tắc trà đạo lập ra nhờ công của Seno Rikyu. + Món ăn : phổ biến nhất là cá, sử dụng trong món Sushi - Sinh vật cảnh + Động vật cảnh: gà cảnh, cá cảnh, chó cảnh. + Cây cảnh: Bonsai. + Cắm hoa: Ikebana * Em có biết? |
||||||||||||||||||||||||||||||
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng. – 1952: khôi phục bằng ngang mức trước chiến tranh. – 1955-1973: kinh tế phát triển cao độ, GDP tăng trưởng từ 7,8% – 13,1%. Bảng 9.2. Tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản (Đơn vị: %)
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng nguồn vốn đi đôi với áp dụng kĩ thuật mới. + Tập trung cao độ vào các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn (thập niên 50: ngành điện lực; thập niên 60: ngành luyện kim; thập niên 70: ngành giao thông vận tải). + Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công. – 1973-1974, 1979-1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 2,6% (1980) do khủng hoảng dầu mỏ. – 1986-1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 5,3% nhờ điều chỉnh chiến lược kinh tế. – Từ năm 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Bảng 9.3. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản (Đơn vị: %)
|
Ý kiến bạn đọc