Học trực tuyến

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

  •   Xem: 801
  •   Thảo luận: 0
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:  THCS Tân Thành
Tổ:  Khoa học Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
 Đinh Thị Kim Ngọc

BÀI 53: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ (TIẾT 1)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Khoa học tự nhiên; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
    1. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Trình bày được chuyển động của Mặt Trời.
- Trình bày được chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để trình bày, báo cáo kết quả.
- Giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chuyển động nhìn thấy hằng ngày của Mặt Trời.
- Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và hiện tượng từ Trái Đất thấy được Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
    1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
      1. Hoạt động 1: Khởi động và tìm hiểu về chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy
Giáo viên Học sinh
- Hình ảnh bầu trời về đêm và các ngôi sao
- Clip về Hệ Mặt trời và vũ trụ
- Clip về chuyển động của mặt trời và mặt trăng quanh Trái Đất.
- Mô hình quả địa cầu.
- Quả địa cầu, bóng đèn
- Chuẩn bị sách giáo khoa, viết màu, giấy A0.
a) Mục tiêu hoạt động
- Trình bày được chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy
- Giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
b) Nội dung:
- Trình bày được dự đoán cá nhân về chuyển động của các vật xung quanh nếu ta tự quay quanh mình theo chiều từ trái qua phải.
- Phân loại được  trong 2 chuyển động: chuyển động quay của vật và chuyển động quay của ta, chuyển động nào là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động nào là chuyển động “thực”
- Đưa ra được các ví dụ khác về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.
- Phân biệt được chuyển động của các vật trong các trường hợp sau, chuyển động nào là chuyển động “thực”, chuyển động nào là chuyển động “nhìn thấy”.
TH1: Chuyển động của xe ô tô đang chạy và cây bên đường.
TH2: Chuyển động của thuyền đang trôi trên sông và chuyển động của cái cầu.
TH3: Chuyển động của người đang ngồi trên xe máy và chuyển động của các hòn đảo trên biển.
c) Sản phẩm:
Đáp án của HS, có thể:
- Các vật xung quanh chuyển động từ phải qua trái khi ta tự quay quanh mình.
- Chuyển động quay của vật là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta là chuyển động “thực”.
- HS trao đổi nhóm, đáp án có thể là:
• TH1: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cây bên đường, chuyển động “thực” là chuyển động của xe ô tô đang chạy.
• TH2: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cái cầu, chuyển động “thực” là chuyển động của thuyền đang trôi trên sông.
• TH3: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của các hòn đảo trên biển, chuyển động “thực” là chuyển động của người đang ngồi trên xe máy.
d) Tổ chức hoạt động:
 * Chuyển giao nhiệm vụ:
- Dạy học theo nhóm;
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;
    - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trình bày dự đoán chuyển động của các vật xung quanh nếu ta tự quay quanh mình theo chiều từ trái qua phải.
- GV đưa ra câu hỏi để HS phân biệt được chuyển động “thực” và chuyển động “nhìn thấy” trong trường hợp ta tự quay quanh mình.
+ Khi ta tự quay quanh mình, các vật xung quanh cũng chuyển động. Nhưng thực tế các vật xung quanh có chuyển động hay không?
+ Chuyển động của các vật trong trường hợp trên gọi là chuyển động “nhìn thấy”.
+ Chỉ có bản thân ta chuyển động, thì chuyển động của bản thân ta gọi là chuyển động “thực”.
- GV yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ khác về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi TH1, TH2, TH3.
- Phân biệt được chuyển động của các vật trong các trường hợp sau, chuyển động nào là chuyển động “thực”, chuyển động nào là chuyển động “nhìn thấy”.
TH1: Chuyển động của xe ô tô đang chạy và cây bên đường.
TH2: Chuyển động của thuyền đang trôi trên sông và chuyển động của cái cầu.
TH3: Chuyển động của người đang ngồi trên xe máy và chuyển động của các hòn đảo trên biển.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập
  HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển động “thực” và chuyển động “nhìn thấy”.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS hoàn thành  trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm
- Sản phẩm dự kiến
- Các vật xung quanh chuyển động từ phải qua trái khi ta tự quay quanh mình.
  • Chuyển động quay của vật là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta là chuyển động “thực”.
- HS trao đổi nhóm, đáp án có thể là:
  • TH1: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cây bên đường, chuyển động “thực” là chuyển động của xe ô tô đang chạy.
  • TH2: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cái cầu, chuyển động “thực” là chuyển động của thuyền đang trôi trên sông.
  • TH3: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của các hòn đảo trên biển, chuyển động “thực” là chuyển động của người đang ngồi trên xe máy.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm.
- GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển động “thực” và chuyển động “nhìn thấy”.
      1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
a) Mục tiêu hoạt động:
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Trình bày được chuyển động của Mặt Trời.
b) Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sự chuyển động của Mặt Trời
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức hoạt động:
Dạy học sử dụng video hoạt hình minh họa và giải quyết vấn đề.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

- GV chiếu clip giới thiệu về Mặt Trời mọc và lặn ở Trái Đất và nhìn từ vũ trụ
https://www.pbslearningmedia.org/resource/buac18-k2-sci-ess-sunposition/changing-position-of-the-sun-in-the-sky/
https://www.pbslearningmedia.org/resource/buac18-k2-sci-ess-daynightspace/earths-day-and-night-from-space/

Hình 21. Minh họa Mặt Trơi mọc và lặn trên bầu trời
- GV cho xem chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời về các Mặt sáng và tối.

Hình 43.2. Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
(có thể mô tả trực quay của Trái Đất thông qua web sau: https://www.solarsystemscope.com)
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy mô tả sự "chuyển động" của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời? Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông. Nó chuyển động trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.
Câu 2: Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiểu nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng? Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm khoảng 50% diện tích mặt đất được chiếu sáng.
Câu 3. Dựa vào quả địa cầu và hình 2-1 (43.1) trong SGK em hãy cho biết thời gian chụp cách nhau bao nhiều giờ? Thời gian chụp cách nhau là 12h.
 
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm
- Sản phẩm dự kiến
- Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi        
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động        
Kết quả bài làm tốt        
Trình bày kết quả tốt        
      1. Hoạt động 3: Mở rộng và luyện tập

a) Mục tiêu hoạt động:

- Mở rộng kiến thức và nhận thức thế giới tự nhiên.
- Giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
b) Nội dung:  
- Giới thiệu về ngày đêm ở các vùng cực không tuân theo quy luật thông thường.
- Bài tập kiểm tra trắc nghiệm
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv giới thiệu về ngày đêm ở các vùng cực không tuân theo quy luật thông thường.
- Gv yêu cầu cá nhân học sinh làm bài trắc nghiệm
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh lắng nghe thông tin
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo về bài tập
Mức đánh giá Số câu đúng
Chưa đạt 1 – 2 câu
Khá 3 – 4 câu
Tốt 5 – 6 câu
4. Dặn dò:
  • Về nhà học bài.
  • Đọc mục III của bài 52
  • Nghiên cứu trước bài 53 : Mặt trăng và trả lời các câu hỏi
+ Nêu các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng?
+ Tại sao lại có sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của mặt trăng?

 
Thông tin bài học
Qua bài học HS sẽ giải thích được một cách định tính và sơ lược hiện tượng: Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hàng ngày. Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể tự phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Khoa học tự nhiên
Xem:
845
Tải về:
Thông tin tác giả
Đinh Thị Kim Ngọc
Họ và tên:
Đinh Thị Kim Ngọc
Đơn vị công tác:
Trường THCS Tân Thành
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây