Học trực tuyến

Lực và tác dụng của lực

  •   Xem: 1993
  •   Tải về: 50
  •   Thảo luận: 0

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
CHỦ ĐỀ: LỰC
BÀI 26: LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Phần kiến thức: LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I. Mục tiêu
  1. Kiến thức:
  • Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là tác dụng của sự đẩy hoặc sự kéo.
  • Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
  • Phát biểu được đơn vị đo, dụng cụ đo lực.
  • Phát biểu được cấu tạo của lực kế, đọc được giá trị đo lực kế.
  1. Năng lực:
    1. Năng lực chung
   - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, liên hệ thực tế để nhận biết được tác dụng đẩy, tác dụng kéo
        - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được cấu tạo của lực kế.
        - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định trạng thái của vật khi bị lực tác dụng. Xác định các bước đo lực bằng lực kế
    1. Năng lực khoa học tự nhiên
        - Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị lực là Niu tơn(N), không yêu cầu giải thích nguyên lý đo.
        - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên mà điểm đặt tại vật chịu tác dụng của lực, co độ dài và theo hướng kéo hoặc đẩy.
  1. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu trạng thái của vật khi bị lực tác dụng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách tiến hành và thực hành thí nghiệm tìm hiểu cấu tạo lực kế.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh lực kế, hình ảnh các tác dụng đẩy, kéo.
- Phiếu học tập cá nhân.
- Phiếu học tập nhóm. 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
- Đầy đủ dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu hoạt động: Đưa ra các tình huống có vấn đề.
2. Tổ chức hoạt động:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV thông báo: Quan sát hình và cho biết ai đang đẩy, ai đang kéo.
- HS quan sát hình ảnh

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hình a: Người công nhân đang kéo
- Hình b: Người công nhân đang đẩy.
* Báo cáo, thảo luận
- Hs: Trả lời câu hỏi.
- GV: mời HS khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV dẫn bài học
- Đánh giá dựa vào câu trả lời của HS.
3. Sản phẩm học tập
 Câu trả lời của học sinh.
4. Phương án đánh giá
 Đánh giá dựa vào câu trả lời của HS.
Bài 26. LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút)
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về lực
1. Mục tiêu hoạt động
- HS phát biểu được khi có lực tác dụng lên vật thì sẽ gây ra những biến đổi gì đối với vật.
- HS phát biểu được dấu hiệu nhận biết khi có lực tác dụng lên vật.
 2. Tổ chức hoạt động
PP:- Dạy học trực quan
KT: động não, khăn trải bàn
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1: Sắp xếp những hình ảnh sau vào loại tác dụng phù hợp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Gv chốt lại kiến thức về lực.
- GV cho HS quan sát video và cho biết hướng chuyển động và tốc độ của quả bóng đá thay đổi, biến dạng của quả bóng bay như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
 
   
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS quan sát hình ảnh và cho biết các hình ảnh trên thuộc loại lực kéo hay lực đẩy?
- HS đọc thông tin SGK cho biết lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những sự biến đổi chuyển động nào?
* Báo cáo thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thông qua phiếu học tập số 1
- Cá nhân HS lấy được ví dụ về tác dụng lực.
- Câu trả lời của học sinh.
- Các phiếu học tập thu được.
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu của GV.
- HS tìm hiểu và cho biết lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những sự biến đổi chuyển động nào.
- GV thông báo HS làm việc theo nhóm, thảo luận nêu ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng của tấm đệm khi tác dụng lực vào vật.
- Cá nhân HS quan sát hình ảnh và cho biết hướng chuyển động và tốc độ của quả bóng thay đổi, biến dạng của tấm đệm như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
- HS đọc thông tin SGK cho biết lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những sự biến đổi chuyển động nào.
* Kết luận, nhận định
Kết thúc hoạt động , GV hướng dẫn HS kết luận theo SGK.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật, làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật.
3. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời của học sinh.
- Các phiếu học tập thu được.
4. Phương án đánh giá:
Đánh giá hoạt động của nhóm dựa trên số hình ảnh sắp xếp đúng
Mức 1: Đúng toàn bộ 8 hình ảnh
Mức 2: Đúng 5 hình ảnh trở lên
Mức 3: Đúng 2 hình ảnh trở lên
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:

Hoạt động 2.2. Đo lực
1 Mục tiêu hoạt động
Xác định được độ lớn của lực, đơn vị đo, dụng cụ đo lực là lực kế
Nêu được cấu tạo và cách sử dụng lực kế để đo lực, biết đo lực bằng lực kế.
2.Tổ chức hoạt động
PP:- Dạy học trực quan
     - Sử dụng thí nghiệm
KT: động não, khăn trải bàn
* Chuẩn bị:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
-  Mỗi nhóm :  Lực kế lò xo GHĐ 5N, khối gỗ.
- Phiếu học tập số
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu độ lớn của lực, đơn vị đo lực, lực kế
- GV thông báo lực kế là dụng cụ để đo lực.
- GV yêu cầu hs quan sát lực kế lò xo phóng to trên hình, và yêu cầu hs nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản.
- GV gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Quan sát hình 26.6 thảo luận về cấu tạo lực kế lò xo?
Lực kế lò xo hình 26.6 có giới hạn, độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát hình 26.6, thảo luận nhóm và báo cáo.
- Đại diện các nhóm cáo báo kết quả học tập của nhóm, các nhóm khác sẽ nhận xét.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Để đo lực người ta dùng lực kế. Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường sử dụng là lực kế lò xo có đơn vị đo là niuton, kí hiệu là N.
- Một lực kế lò xo đơn giản gồm các phần:
  • Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ.
  • Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị. Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.
- GHĐ: 5N. ĐCNN: 0,1N
* Kết luận, nhận định
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Các bước đo lực bằng lực kế
- Tổ chức HS hoạt động nhóm để thực hiện nội dung 4 (tùy theo dụng cụ dạy học có thể chia nhóm từ 3 - 5 HS/nhóm).
- Thực hành theo nhóm
+ Các bước đo lực bằng lực kế lò xo?
+ HS làm việc nhóm, tiến hành đo lực kéo khối gỗ chuyển động trên mặt bàn nằm ngang, ghi kết quả đo được vào bảng 26.7
- Tiến hành làm việc nhóm, nhận xét về kết quả của nhóm mình và nhóm bạn.
'&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);A picture containing text, device

Description automatically generated&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);&rgb(0, 3, 9);'
+ Tiến hành đo lực kéo khối gỗ chuyển động và ghi kết quả lúc khối gỗ chuyển động ổn định thì lực kéo khối gỗ là bao nhiêu ?
- GV lưu ý cho hs : cần kéo nhẹ nhàng sao cho đều tay, khối gỗ chuyển động ổn định.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý:
  • Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.
  • Hiệu chỉnh lực kế.
  • Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.
  • Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
* Báo cáo, thảo luận
- HS quan sát hình 26.7, thảo luận nhóm và báo cáo.
- Đại diện các nhóm cáo báo kết quả học tập của nhóm, các nhóm khác sẽ nhận xét.
3. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của học sinh về các bước đo lực
4. Phương án đánh giá:
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:
Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có nhận biết được cấu tạo của lực kế không?    
2. HS có biết và nêu được các bước đo lực bằng lực kế không?    
3. HS có đọc được chính xác kết quả đo lực bằng lực kế không?    
4. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?    
5. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cùng cả nhóm không?    
6. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?    
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không?    

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (2 phút)

1) Mục tiêu:
Hệ thống được một số kiến thức đã học về lực- tác dụng của lực
2) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
3) Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy kiến thức phần lực- tác dụng của lực
4)Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân: tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày, hs khác bổ sung.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (8 phút)
GV cho HS tham gia hoạt động: XE BUS ĐẾN TRƯỜNG
Câu 1: Khi quả bóng bị đập xuống sân, thì lực mà mặt sân tác dụng lên quả bóng sẽ làm cho
  1. Quả bóng biến dạng
  2. Quả bóng biến đổi chuyển động
  3. Quả bóng vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động
  4. Quả bóng không bị làm sao
Câu 2: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy
  1. Lực mà là lò xo bị nén tác dụng lên tay ta
  2. Lực đầu tàu hoả kéo các toa tàu phía sau
  3. Lực vận động viên đẩy tạ ném quả tạ
  4. Lực tay người bán hàng đẩy xe chở hàng
Câu 3: Công việc nào sau đây không cần dùng lực
  1. Đọc 1 cuốn sách
  2. Đi xe đạp
  3. Bấm điện thoại
  4. Nâng tấm gỗ
Câu 4: Khi tiến hành đo lực bằng lực kế lò xo, cần phải điều chỉnh cái chỉ thị về số mấy?
  1. Số 0
  2. Số 1
  3. Số 2
  4. Tuỳ ý
Câu 5: Khi dùng búa đóng đinh lên gỗ, lực nào làm đinh chuyển động vào trong gỗ?
  1. Lực mà đinh tác dụng lên búa
  2. Lực mà búa tác dụng lên đinh
  3. Lực mà gỗ tác dụng lên búa
  4. Lực mà gỗ tác dụng lên đinh
Hướng dẫn về nhà
Yêu cầu HS học bài và chuẩn bị phần tiếp theo của bài: CÁCH BIỂU DIỄN LỰC
 
Thông tin bài học
1. Kiến thức: - Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là tác dụng của sự đẩy hoặc sự kéo.- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.- Phát biểu được đơn vị đo, dụng cụ đo lực.- Phát biểu được cấu tạo của lực kế, đọc được giá trị đo lực kế.2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, liên hệ thực tế để nhận biết được tác dụng đẩy, tác dụng kéo - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được cấu tạo của lực kế. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định trạng thái của vật khi bị lực tác dụng. Xác định các bước đo lực bằng lực kế2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị lực là Niu tơn(N), không yêu cầu giải thích nguyên lý đo. - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên mà điểm đặt tại vật chịu tác dụng của lực, co độ dài và theo hướng kéo hoặc đẩy.3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu trạng thái của vật khi bị lực tác dụng.- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách tiến hành và thực hành thí nghiệm tìm hiểu cấu tạo lực kế.- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả.
Lực và tác dụng của lực
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Khoa học tự nhiên
Xem:
1.993
Tải về:
50
Tải về:
Thông tin tác giả
Đỗ Thị Mai, Đỗ Thị Thuý
Họ và tên:
Đỗ Thị Mai, Đỗ Thị Thuý
Đơn vị công tác:
THCS Xuân Mai A
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây