Học trực tuyến

Nguồn gốc loài người

  •   Xem: 1871
  •   Thảo luận: 0

kẾ HOẠCH BÀI DẠY bài giảng E-LEARNING

Bài 4. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt: Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất; Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á; Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

1. Về kiến thức: Quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất; Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn; Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Về năng lực: Trình bày được các giai đoạn tiến hóa của loài người dưới dạng trục thời gian; Phân biệt được vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn; Liệt kê được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.
3. Về phẩm chất: Giáo dục lòng tự hào đối với đất nước Việt Nam - quê hương của một dạng Người tối cổ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống; Trục thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người; Video khoa học mô phỏng quá trình tiến hóa của loài người; Lược đồ dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam,…
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. HS nắm được các nội dung cơ bản nguồn gốc của Loài người và phát triển tạo tâm thế đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
 Bước 1 Teacher with solid fill Person eating outline
GV cung cấp hình ảnh về màu da của con người trên các châu lục kết hợp các câu hỏi gợi sự tò mò và cần suy luận để giải thích.
Nội dung: HS quan sát ảnh, suy luận để trả lời câu hỏi: Tại sao màu da của con người trên Trái Đất lại có sự khác nhau? Liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?
 
 Bước 2 Clipboard with solid fill Eye outline
HS thực hiện nhiệm vụghi câu trả lời vào vở/giấy nháp.
Sản phẩm dự kiến: HS có thể trả lời được đó là do sắc tố da, do thời tiết, do nguồn gốc chủng tộc,... Dù mang màu da nào thì họ đều cho chung một nguồn gốc về sự xuất hiện.
 
 Bước 3 Classroom with solid fill Idea outline
(Thực hiện với giờ học có GV) GV quan sát và chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ. GV lắng nghe; yêu cầu 1-2 HS khác bổ sung.
Bước 4 Professor male with solid fill Clipboard outline
GV kết luận như mục Sản phẩm dự kiến mở rộng thêm: Có nhiều yếu tố để màu da của con người trên Trái Đất có màu sắc khác nhau, ví dụ như người châu Phi có da đen, người châu Á là da vàng và người châu Âu chủ yếu là da trắng. Vậy, bên cạnh những yếu tố đó, có còn lý do nào khác nữa hay không? Và nếu như con người chúng ta dù ở đâu, dù mang màu da nào, đều cho chúng một nguồn gốc, thì nguồn gốc đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em lý giải được những câu hỏi đó.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu quá trình tiến hóa của loài người
a) Mục tiêu: HS trình bày được quá trình tiến hóa của loài người; Phân biệt được vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn.
b) Tổ chức thực hiện
 Bước 1 Teacher with solid fill Person eating outline
GV sử dụng trục thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người để làm rõ các giai đoạn tiến hóa của loài người trên Trái Đất, giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS đọc, quan sát hình ảnh về vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn và trực thời gian trong SGK để chỉ ra từng giai đoạn tiến hóa tương thích với từng dạng người xuất hiện trên Trái Đất.
 
 Bước 2 Clipboard with solid fill Eye outline
HS xác định nhiệm vụ, thực hiện bài tập tương tác sau khi đọc sách và nghe giảng
Sản phẩm: Bài tập tương tác của học sinh, ghép nối chính xác, như sau:
1. Khoảng 150 000 năm trước, hình dáng giống người ngày nay - Người tinh khôn
2. Khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đi đứng bằng hai chân   - Người tối cổ
3. Khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi bằng hai chi sau           - Vượn người
 
 Bước 3 Classroom with solid fill Idea outline
(Thực hiện với giờ học có GV) GV quan sát và chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ. GV lắng nghe; yêu cầu 1-2 HS khác bổ sung.
Bước 4 Professor male with solid fill Clipboard outline
GV kết luận như mục Sản phẩm dự kiến và mở rộng thêm bằng cách cho HS quan sát đoạn phim về sự thay đổi hình dáng của con người qua các giai đoạn từ khi xuất hiện đến nay. GV khẳng định lại nội dung bài học bằng bảng tổng hợp kiến thức, kèm hình ảnh minh họa để HS quan sát rõ hơn về từng dạng người trong quá trình tiến hóa. Trong nội dung bảng GV khẳng định những đặc điểm về thời gian xuất hiện, đặc điểm não bộ và đặc điểm vận động của từng dạng người khác nhau, chốt vấn đề: Sự hoàn thiện về mặt cấu tạo cơ thể của loài người qua thời gian chính là sự thể hiện quá trình tiến hóa không ngừng của con người; Loài người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ tiến hóa thành chứ không phải do bất kì một đấng thần linh nào tạo ra; Sự khác nhau về màu da là kết quả của sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau. Và với sự xuất hiện của người tinh khôn thì quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã hoàn thành.
HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở.
2.2. Tìm hiểu những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam
a) Mục tiêu: HS liệt kê được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam (Nội dung về Đông Nam Á được giảm tải).
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1 Teacher with solid fill Person eating outline
GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ như sau:
Nội dung: HS quan sát lược đồ Hình 2 SGK, hoàn thiện bài tập tương tác về các địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam
 
 Bước 2 Clipboard with solid fill Eye outline
HS xác định nhiệm vụ, tiến hành hoàn thành bài tập tương tác
  Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS:
Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam
Địa điểm xuất hiện Tỉnh theo địa danh hiện nay
Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai Lạng Sơn
Núi Đọ Thanh Hóa
An Khê Gia Lai
Xuân Lộc Đồng Nai
Sơn Vi Phú Thọ
 Bước 3 Classroom with solid fill Idea outline
     
(Thực hiện với giờ học có GV) GV quan sát và chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ. GV lắng nghe; yêu cầu 1-2 HS khác bổ sung. GV đặt câu hỏi mở rộng thêm cho HS: Em có nhận xét gì về địa bàn phân bố các dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta? Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?
Bước 4 Professor male with solid fill Clipboard outline
GV kết luận lại các nội dung theo phần Sản phẩm và mở rộng các nội dung thông qua các hình ảnh của SGK: Những dấu tích về công cụ đá và răng hóa thạch được tìm thấy trên khắp đất nước Việt Nam chứng tỏ rằng đất nước ta là một trong những cái nôi của loài người. Việt Nam có thể coi là quê hương của một dạng người tối cổ. Các công cụ đá được tìm thấy ở Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Sơn Vi,… có niên đại khoảng 35-45 vạn năm trước, thuộc thời kỳ đồ đá cũ. Rìu tay có niên đại cách ngày nay 80 vạn năm và đây có thể coi là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có những chiếc răng hóa thạch được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ở Lạng Sơn cách ngày nay khoảng 40 – 50 vạn năm.
GV nhận xét: Địa bàn phân bố rộng khắp đất nước Việt Nam. Chứng tỏ lãnh thổ Việt Nam từng là một trong những khu vực cư trú của người nguyên thủy.
HS lắng nghe, quan sát và ghi nội dung vào vở.
3. Hoạt động 3. Luyện tập và vận dụng
a) Mục tiêu: HS ghi nhớ được các nội dung đã học đồng thời thể hiện sự sáng tạo khi thực hiện các sản phẩm lịch sử.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1 Teacher with solid fill Person eating outline
GV giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
(1). Nhiệm vụ tại lớp: Tham gia trò chơi “Đi tìm nhà thông thái”. HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để trở thành nhà thông thái
(2). Nhiệm vụ về nhà: Đóng vai nhà sử học, viết lại một bài báo cáongắn về nguồn gốc xuất hiện loài người.
 
Bước 2 Clipboard with solid fill Eye outline
HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
(1).
Câu 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái Đất lần lượt trải qua các dạng
A. Vượn người à Người tối cổ à  Người tinh khôn
B. Vượn người à Người tinh khôn à  Người tối cổ
C. Người tối cổ à Vượn người à  Người tinh khôn
D. Người tinh khôn à Vượn người à Người tối cổ
Câu 2. Dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng:
A. 600 000 năm trước                           B. 800 000 năm trước
C. 700 000 năm trước                           D. 900 000 năm trước
Câu 3: Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam là
A. Những mảnh sọ
B. Răng, công cụ lao động
C.Bộ xương
D. Những mảnh sọ, răng
(2). Bài báo cáo trình bày được các nhận định, giả thuyết về nguồn gốc loài người và quan điểm về việc trong tương lai loài người có còn tiếp tục tiến hóa nữa hay không? Nếu có thì con người sẽ tiến hóa thành hình dáng như thế nào còn nếu không thì vì sao?
 
Bước 3 Classroom with solid fill Idea outline & Bước 4 Professor male with solid fill Clipboard outline
(Thực hiện khi có GV) GV quan sát, đánh giá cho HS có câu trả lời đúng và nhanh nhất. Sau đó, GV yêu cầu cả lớp về nhà hoàn thiện sản phẩm và nộp lại qua email trước buổi học tiếp theo.
Thông tin bài học
Bài giảng E-Learning chương trình Lịch sử 6, bộ sách Kết nối tri thức Chương 2: Xã hội nguyên thủyBài 4: Nguồn gốc loài người
Nguồn gốc loài người
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Lịch sử
Xem:
1.871
Tải về:
Thông tin tác giả
Đặng Thị Hoa
Họ và tên:
Đặng Thị Hoa
Đơn vị công tác:
Trường THCS Lê Lợi
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây