a) Mục tiêu: Giúp HS - Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có với kiến thức bài mới, tạo hứng thú cho HS b) Nội dung: Cho HS ôn tập 1 số địa danh, nhân vật lịch sử, ý nghĩa của cuộc chiến thắng Bạch Đằng năm 938. GV dẫn dắt vấn đề: Dòng sông BĐ nghìn năm đã tha thiết trôi thầm lặng, gìn giữ những chiến tích máu xương huy hoàng. Đến nay sông BĐ đã trở thành dòng sông của lịch sử, là biểu tượng của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dòng sông đã chứng kiến 3 trận đánh oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta nhưng tiêu biểu là trận thủy chiến 938 của Ngô Quyền đã làm rạng rỡ non sông . Vậy Ngô Quyền là ai? trận thủy chiến năm 938 diễn ra như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X (phần 3: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938) c) Sản phẩm: HS kể tên các địa danh liên quan đến trận Bạch Đằng, nhân vật Ngô Quyền…và đưa ra nhận xét. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Quan sát tranh và cho biết đó là địa danh nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ trả lời B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài cá nhân lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - HS báo cáo, còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) HS đọc thông tin trong sgk GV Nhận xét chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
3.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng | |
a)Mục tiêu: Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền; nêu được ý nghĩa lịch sử của trận chiến b) Nội dung: - GV cho HS tìm hiểu về nhân vật Ngô quyền, kế hoạch của ông…cách đánh HS làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Y/c HS đọc thông tin, quan sát tranh ảnh để trả lời -Tình hình nước ta thời gian này có biến động gì. + Bên trong: Dương Đình Nghệ bị giết + Bên ngoài: Quân Nam Hán vượt biển xâm lược nước ta ? Dưới tình hình đó, Ngô Quyền đã làm gì? Chia nhóm bàn và giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi
? Kết quả và ý nghĩa của trận Bạch Đằng 938 B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ, thảo luận nhóm để trình bày các ý kiến B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS. Liên hệ : - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
a. Hoàn cảnh lịch sử (10’) - Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ àNgô Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.. - Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. - Năm 938, quân Nam Hán sang xl nước ta lần thứ hai. àNgô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng b. Diễn biến (15’) - Cuối năm 938, Hoằng Tháo chỉ huy thủy quân Nam Hán tiến vào nước ta. - Nước triều lên : Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm đánh quật trở lại. c) Kết quả (5’) - Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi vẻ vang ,vĩ đại. * Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của NQ: -Xây dựng bãi cọc ngầm -Lợi dụng thủy triều để giành thắng lợi d) Ý nghĩa (5’) - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. |
Ý kiến bạn đọc