Học trực tuyến

Tuần hoàn máu (tiếp theo)

  •   Xem: 1267
  •   Thảo luận: 0
BÀI 19.  TUẦN HOÀN MÁU( tiếp theo )

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Khái niệm và nguyên nhân tính tự động của tim. Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động
- Nêu được đặc điểm chu kì hoạt động của tim. Trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất
- Cấu tạo hệ mạch.
- Khái niệm huyết áp, chỉ số huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
- Khái niệm vận tốc máu. Mô tả được sự biến động vận tốc máu trong hệ mạch và nguyên nhân của sự biến động đó
  2. Năng lực:
- HS xác định được mục tiêu học tập của bài học.
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Trình bày được suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
  - Có khả năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn, các dạng tuần hoàn ở động vật, ưu điểm và hạn chế của dạng hệ tuần hoàn.
  - Có khả năng vận dụng kiến thức vào việc chăm sóc bản thân để có hê tim mạch  khoẻ mạnh.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tích cực hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
- ý thức tự chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình
- Có ý thức rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lí để có hệ tim mạch tốt, từ đó tăng cường sức khỏe
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Các hình ảnh và video tính tự động của tim,  cấu tạo hệ mạch kín, huyết áp, vận tốc máu
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Câu hỏi ôn tập bài cũ
Câu 1. Cho các thành phần sau
1- Tim            2- Dạ dày
3- Ruột non               4- Hệ mạch
5- Hỗn hợp máu và dịch mô
Cấu tạo hệ tuần hoàn có bao nhiêu thành phần nói trên?
A. 3.                B. 4.                C. 5.                D. 6.
Đáp án: A
Câu 2. Em hãy nối đúng về các dạng hệ tuần hoàn:
1- Hệ tuần hoàn hở a- Có ở thân mềm và chân khớp.
2- Hệ tuần hoàn kép b- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.
3- Hệ tuần hoàn kín c- Có ở cá với 1 vòng tuần hoàn
4- Hệ tuần hoàn đơn d- Có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú với 2 vòng tuần hoàn
Đáp án: 1-a, 2-b, 3-d, 4-c
Câu 3. Em hãy điền vào chỗ trống về đặc điểm của hệ tuần hoàn kín
Ở hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua  ……(1)…….  rồi trở về tim. Máu chảy trong động mạch với áp lực …(2)……   Tốc độ    ….(3)…….
Đáp án: 1- mao mạch, 2- cao, 3- nhanh
3. Tiến trình bài dạy         

A. MỞ ĐẦU (Hoạt động khởi động)


- GV : Cho HS quan sát hình ảnh, video GV đã chuẩn bị trước và hỏi HS: Tim và hệ mạch hoạt động như thế nào để có thể vận chuyển các chất đi khắp cơ thể?
- GV dựa vào ý kiến của HS dẫn dắt vào bài
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động của tim
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Tính tự động của tim.
- GV cho HS quan sát video về tính tự động của tim và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Tính tự động của tim là gì?
+ Nguyên nhân gây nên tính tự động:
 
  hedantruyentim

+ Cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền

 
  HrtPumpA



- GV gọi đại diện HS trình bày, nhận xét, bổ xung.
    GV : Tính tự động của tim có ý nghĩa gì?



2. Chu kỳ hoạt động của tim
 
 

- GV cho Hs quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:

+ Chu kì tim là gì?
 + Chu kì tim có mấy pha? Thời gian mỗi pha?
  + Vì sao tim có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài không mệt mỏi.
+ Nhịp tim là gì? ở người lớn nhịp tim trung bình là bao nhiêu?
1



-GV: Nhận xét, đánh giá và chính xác kiến thức.
- GV cho HS quan sát bảng mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, hỏi thêm: Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?
  ( S : là diện tích bề mặt cơ thể, V : là khối lượng cơ thể.)
Động vật Nhịp tim (lần/phút)
Voi 25 - 40
Trâu 40 – 50
50 – 70
Lợn 60 – 90
Mèo 110 – 130
Chuột 720 - 780



- HS quan sát trả lời.








  



















- HS : Giúp tim đập tự động cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi ngủ.

- HS trả lời câu hỏi và nhận xét













- HS xem bảng 19.1 trả lời
+ĐV càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn. Khi S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường càng nhiều, nhu cầu trao đổi chất và khí phải nhiều.
* Tiểu kết :
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
-  Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim
- Tim co, dãn tự động theo chu kì do có hệ dẫn truyền tim (bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó Hiss và mạng Puoockin).
2. Tim hoạt động theo chu kì
- Tim hoạt động theo chu kì
- Mỗi chu kì kéo dài trong 0,8s, bắt đầu từ pha co tâm nhĩ (0,1s) đến pha co tâm thất(0,3s), rồi pha dãn chung(0,4s)
- Nhịp tim là số chu kì tim trên một phút
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát cấu tạo chung của hệ mạch và trả lời hệ mạch bao gồm những hệ thống nào?
 
  cacloaimachmau


- GV nhận xét
 
  Hệ tuần hoàn ở người

- GV yêu cầu HS quan sát video, hình ảnh về huyết áp và vận tốc máu, trả lời các câu hỏi:


+ Huyết áp là gì?
+ Huyết áp có được do đâu?
+ Huyết áp có những chỉ số nào?
+ Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp?
+ Huyết áp biến động như nào trong hệ mạch?
 
  BlVesTun


+ Vận tốc máu là gì?
+ Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
- GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết luận
- HS quan sát và trả lời











- HS quan sát các hình ảnh về huyết áp và vận tốc máu
- Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi





- HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung
 
 
*Tiểu kết:
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc hệ mạch
Bao gồm hệ thống động mạch, mao mạch và tĩnh mạch
2. Huyết áp
Khái niệm huyết áp Áp lực máu tác dụng lên thành mạch
 
Khái niệm huyết áp tâm thu Ứng với lúc tim co
 
Khái niệm huyết áp tâm trương Ứng với lúc tim trương ( tim giãn)
Đặc điểm trong hệ mạch Giảm dần trong hệ mạch ( ĐM ->TM->MM)
Các yếu tố thay đổi huyết áp Các tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu.
 3. Vận tốc máu.
Khái niệm Tốc độ máu chảy trong 1 giây
Đặc điểm vận tốc máu chảy trong hệ mạch Phụ thuốc vào tổng tiết diện của hệ mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch: Cao nhất ở động mạch, giảm dần ở tĩnh mạch và chậm nhất ở mao mạch nơi có tổng tiết diện lớn nhất
Ý nghĩa của vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch Đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào
 
C. LUYỆN TẬP:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau (Dùng kỹ thuật tia chớp)
Bài 1: Tim đập tự động do cấu trúc nào tự động phát xung trước?
A. Nút nhĩ thất          B. Nút xoang nhĩ      C. Bó His       D. Mạng Puôckin
Đáp án: A
Bài 2: Em hãy nối đúng về chu kì hoạt động của tim?
1- Tâm nhĩ co a- 0,1 giây
2- Tâm nhĩ nghỉ b- 0,7 giây
3- Tâm thất co c- 0,3 giây
4- Tâm thất nghỉ d- 0,5 giây
5- Tổng thời gian làm việc của tim e- 0,4 giây
6- Pha dãn chung g- 0,4 giây
7- Mỗi chu kì tim h- 0,8 giây
Đáp án: 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 5-e, 6-g, 7-h
Bài 3. Bạn Giang nói: “Ở một người khỏe mạnh, nhịp tim khoảng 75 lần/phút”. Theo em, bạn Giang nói đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
Bài 4. Những trường hợp nào sau đây sẽ làm huyết áp giảm?
1- Khi bị mất máu                            2- Khi thể dục
3- Khi đói ăn                                     4- Khi bị tiêu chảy cấp
Các đáp án đúng là:
A. 1,2,3          B. 1,2,4                      C. 2,3,4                      D. 1,2,3,4
Đáp án: B
Bài 5. Em hãy sắp xếp về sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch theo thứ tự giảm dần?
Động mạch                Tĩnh mạch                 Mao mạch
Đáp án: Động mạch => Tĩnh mạch => Mao mạch
Bài 6. Khi một người đang tập thể dục thể thao thì huyết áp thay đổi như thế nào?
A. Bình thường.                    B. Tăng lên.               C. Chậm lại               D. Không có huyết áp.
Đáp án: B
- HS suy nghĩ vận dụng kiến thức trả lời nhanh
- GV: Sau mỗi câu trả lời Gv đưa luôn đáp án.
D.  VẬN DỤNG:
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu 1 : Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm ?
Câu 2 :  Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm ?
Câu 3: Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong thường gặp ở người bị huyết áp cao?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời
-  GV nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác
Câu 1: Tim đập nhanh tăng áp lực lên thành mạch và ngược lại
Câu 2: Lượng máu giảm-> Giảm áp lực lên thành mạch -> Huyết áp giảm
Câu 3: Xuất huyết não là do đứt các mao mạch máu trên não, máu không cung cấp đủ cho các Tb thần kinh hoạt động ( đây là vùng chỉ huy toàn bộ hoạt động cơ thể) -> bại liệt, thậm chí tử vong
E. TÌM TÒI – MỞ RỘNG
- Câu hỏi: Làm thế nào để có được một trái tim khỏe mạnh?
- GV đưa ra câu trả lời chính xác: Có rất nhiều cách để có trái tim luôn khỏe mạnh, ví dụ như ăn uống giàu dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu, không hút thuốc lá uống rượu bia, rèn thói quen tập thể dục đều đặn và hợp lý. Ngoài ra cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng / lần …..để giúp cho trái tim luôn khỏe mạnh
4. Dặn dò về nhà
- Về nhà các em học bài và trả lời câu hỏi
- Đọc trước bài 20 Cân bằng nội môi
- Luyện tập thể thao, ăn uống hợp lý để trái tim luôn khỏe mạnh
 
Thông tin bài học
III. Hoạt động của tim1. Tính tự động của tim2. Chu kì hoạt động của timIV. Hoạt động của hệ mạch1. Cấu trúc hệ mạch2. Huyết áp3. Vận tốc máu
Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Sinh học
Xem:
1.267
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
Họ và tên:
Nguyễn Thị Hải Yến
Đơn vị công tác:
THPT Võ Thị Sáu
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây