Học trực tuyến

Tuần hoàn máu

  •   Xem: 408
  •   Thảo luận: 0
                                                 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
                                                   BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm và nguyên nhân tính tự động của tim.
- Nêu được đặc điểm chu kì hoạt động của tim.
- Phân tích hoạt động của hệ mạch gồm cấu trúc mạch, huyết áp và vận tốc máu. Nêu được ý nghĩa của huyết áp.
- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài  ĐV lại khác nhau
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng kỹ năng tư duy logic và quan sát, hoạt động nhóm; HS mạnh dạn trình bày ý kiến trước đám đông
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
4. Phẩm chất năng lực cần đạt:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết xác định mục tiêu học tập của bài học. Tự tìm hiểu nội dung SGK, tái hiện kiến thức của bài học trước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải thích được sự lưu thông máu trong hệ tuần hoàn, tính tự động của tim cũng sự sự biến thiên của huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hình thành trong các hoạt động nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và sáng tạo: Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực hiện như: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.....
- Năng lực công nghệ và tin học: HS biết sử dụng máy tính, điện thoại để tìm kiếm thông tin, tranh ảnh, video, thí nghiệm về tính tự động của tim, huyết áp, vận tốc máu.
- Năng lực tính toán: Tính thời gian mỗi chu kì tim, các chỉ số của huyết áp, vận tốc máu…
- Năng lực thể chất: tăng cường luyện tập thể dục thể thao, có chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ tim mạch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. GV đặt vấn đề
Xin chào tất cả các em học sinh, cô xin tự giới thiệu, cô là Trương Thị Thủy, giáo viên môn Sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc . Cô rất vui khi được đồng hành cùng các em trong học bài học ngày hôm nay. Cô chúc tất cả các em luôn thật nhiêu sức khỏe và có nhiều trải nghiệm thú vị với bài học này. Trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung chính bài, các em hãy cùng theo dõi một đoạn trích ngắn trong bộ phim CÂY TÁO NỞ HOA, một bộ phim nói về tình cảm gia đình được nhiều người yêu thích trong thời gian qua.
- Vừa rồi, các em đã được theo dõi cảnh cấp cứu nhân vật Dư trong bộ phim CÂY TÁO NỞ HOA. Khi thấy tim có dấu hiệu loạn nhịp tim. BS đã dùng máy sốc điện tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường cho bệnh nhân. Phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực tạo ra một dòng điện một chiều với mức năng lượng lớn đủ để khử cực toàn bộ cơ tim trong một khoảng thời gian ngắn, đưa cơ tim rơi vào thời kỳ trơ với các xung khử cực. Tiếp đó, ổ chủ nhịp có tính tự động cao nhất của tim (thường là nút xoang) sẽ "tiếp quản" vai trò phát xung để kiểm soát nhịp tim. Ngoài ra, bệnh nhân luôn được theo dõi bởi máy monitor, trên đó có hiện thị các chỉ số như 120/50, 11. 83, 89. Đó lân lượt là các chỉ số  về huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và Sp02. Vậy tại sao tim lại có tính tự động, nhịp tim, huyết áp là gì. Các em sẽ được tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, bài 19. Tuần hoàn máu, SGK Sinh học 11, ban cơ bản.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

- GV: yêu cầu HS quan sát video thí nghiệm về cắt rời tim ếch và cơ bắp chân ếch ra khỏi cơ thể và cho vào dung dịch muối sinh lí
- HS: quan sát thí nghiệm,  rút ra kết luận
- Gv đưa ra VD về tính tự động của tim



- Từ tính động của tim, HS rút ra được ý nghĩa nó đối với cơ thể và y học
- GV đặt vấn đề: Tim người không chỉ làm việc suốt đời mà còn làm việc với cường độ kinh ngạc. Mỗi ngày tim sản sinh ra một công tương đương với một cần cẩu nâng 1 vật nặng 5 tấn lên tầng 5 của 1 tòa nhà. Vậy tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Để tìm hiểu điều đó chúng ta chuyển sang nội dung tiếp theo “2. Chu kì hoạt động của tim”.

GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.2 và cho biết chu kì hoạt động của tim gồm mấy pha? Tại sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
- HS trả lời: quan sát đồ thị, rút ra được các pha của chu kì tim
- Gv giải thích về đồ thị: đường lên 1 ở đồ thị a ứng với 1 ô mầu nâu trong hàng b kẻ ô vuông chỉ thời gian tâm nhĩ co là 0,1s và nghỉ 0,7s; đường lên 2 ứng với 3 ô mầu nâu trong hàng c chỉ thời gian co thất là 0,3s và nghỉ 0,5s, thời gian dãn chung là 0,4s, trong 1 chu kì tim là 0,8s
- Gv bổ sung thông tin:
- Tính chung: Thời gian tim co = Thời gian dãn nghỉ chung = 0,4s
- Nếu tính riêng: Thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi
--- > Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi.
- GV đưa ra các VD về nhịp tim, HS rút ra khái niệm nhịp tim.

- GV yêu cầu HS quan sát bảng: mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, từ đó nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
- HS: nhận thấy động vật có kích thước càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ và ngược lại
- GV: Tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài động vật?
+ Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn.
 Trong đó:        + S là diện tích bề mặt cơ thể.
                        + V là khối lượng cơ thể.
     Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ ôxi cho quá trình chuyển hóa. Mặt khác, ĐV kích thước nhỏ có tim nhỏ → lượng máu tống đi trong một lần co bóp ít → tăng nhịp tim.
* GV đưa ra bài tập vận dụng:
Bài tập: Nhịp tim của 1 loài động vật là 25 nhịp/ phút. Giả sử thời gian nghỉ tâm nhĩ là 2,1s, của tâm thất là 1,5 s. Tính tỷ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên.
Giải:
Thời gian của 1 chu kỳ tim là: 60/25=2,4 giây
Pha tâm nhĩ co: 2,4 – 2,1 = 0,3 giây
Pha tâm thất co: 2,4 – 1,5 = 0,9 giây
Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3 + 0,9) =1,2 giây
→Tỷ lệ về thời gian các pha trong chu kỳ tim là: 0,3: 0,9: 1,2 = 1: 3: 4
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- KN: khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim
- Khả năng co dãn tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
+ Nút xoang nhĩ phát ra xung điện, xung điện lan khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co
+ Sau đó lan sang nút nhĩ thất, đến bó His rồi lan theo mạng Puoockin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co
- Ý nghĩa:
+ Giúp tim đập tự động, cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể cả khi ngủ.
+ Trong y học có thể ghép tạng và hiến tạng để chữa bệnh.







2. Chu kì hoạt động của tim
a. Chu kì tim
- KN: Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì
- Mỗi chu kì hoạt động của tim mất 0,8 s và gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ (0,1s), pha co tâm thất (0,3s), pha dãn chung (0,4s)















b. Nhịp tim:
* VD:
- Ở người trưởng thành: 75 lần/phút
- Trẻ em (5-10 tuổi): 90 -110 lần/phút
- Trẻ sơ sinh: 120 – 140 lần/phút
* Khái niệm: Nhịp tim là số nhịp đập của tim trong một phút.
* Nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
- GV: Hệ mạch bao gồm những hệ thống mạch nào?
- HS trả lời
Trong nội dung phần này các em phải phân biệt được rõ tiết diện với tổng tiết diện mạch để khi học sang phần vận tốc máu chúng ta sẽ nắm chắc kiến thức của phần đó hơn.
Cụ thể thì tiết diện là diện tích mặt cắt của 1 mạch thuộc loại mạch nào đó còn tổng tiết diện là tổng diện tích mặt cắt của tất cả mạch thuộc loại mạch nào đó. (ví dụ tiết diện của tiểu động mạch là diện tích mặt cắt của 1 tiểu động mạch, còn tổng tiết diện của tiểu động mạch là tổng diện tích mặt cắt của tất cả các tiểu động mạch).
- Tính từ động mạch chủ đến tiểu động mạch thì tiết diện động mạch nhỏ dần nhưng tổng tiết diện lại tăng dần. Ví dụ
- Tính từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ thì tiết diện của tĩnh mạch lớn dần nhưng tổng tiết diện lại giảm dần. Ví dụ: mặc dù tĩnh mạch vừa có tiết diện nhỏ hơn tĩnh mạch lớn, nhưng tổng tiết diện của tất cả các tĩnh mạch vừa lại lớn hơn tĩnh mạch lớn.
- Tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất.


- GV đặt vấn đề: GV chiếu hình ảnh đo huyết áp. Khi chúng ta hoặc người thân đi kiểm tra sức khỏe, thường thấy bác sĩ thường đo huyết áp và đọc cho bệnh nhận chỉ số của huyết áp, ví dụ như  112/74 mmHg. Vậy huyết áp là gì? 2 chỉ số huyết áp trên là gì và có ý nghĩa như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu nội dung này.
- GV: huyết áp là gì? Sự khác nhau về huyết áp khi tim co và tim dãn?
- HS trả lời
GV: các câu hỏi liên quan đến huyết áp
.- Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng và ngược lại?
Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên động mạch gây ra áp lực mạnh do đó huyết áp tăng … Ngược lại
- Tại sao cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?
Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm do đó huyết áp giảm
- Hãy quan sát hình và cho biết: sự biến động huyết áp trong hệ mạch như thế nào và giải thích tại sao có sự biến động đó?
21. Cao huyết áp: Theo các chuyên gia Y tế cùng các nhà khoa học đầu ngành cho biết ở người bình thường mức huyết áp duy trì ổn định ở mức 110/70 mmHg (HA tối đa/HA tối thiểu). Nếu huyết áp tăng ở mức 110/70 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp, huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là tăng huyết áp hay huyết áp cao. Huyết áp cao dễ làm vỡ mạch máu gây xuất huyết nội.
24. Huyết áp thấp (hay giảm huyết áp): là một căn bệnh tương đối phổ biến và phức tạp, đặc biệt là ở phụ nữ. Đây là tình trạng huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, tùy theo thể trạng sức khỏe mà chứng bệnh này có thể nặng nhẹ khác nhau và có thể dẫn đến một số căn bệnh về hệ tim mạch, thần kinh và tuyến nội tiết, người bệnh thường xuyên có cảm giác choáng váng và liên tục bị ngất khi đang hoạt động.

- GV đưa ra VD về vận tốc máu, yêu cầu HS đưa ra khái niệm về vận tốc máu
Tốc độ máu chảy trong:
            - Động mạch chủ ≈ 500mm/s,
            - Mao mạch ≈ 0.5mm/s,
            - Tĩnh mạch chủ ≈ 200mm/s

- GV: quan sát hình 19.4 sau đó trả lời các câu hỏi sau
+ Vận tố máu biến động như thế nào trong hệ mạch
+ So sánh tổng tiết diện của các loại mạch
+ Cho biết mối liên quan giữa vận tôc máu vơi tổng tiết diện mạch
- HS trả lời
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
+ Hệ thống động mạch bắt đầu từ động mạch chủ, tiếp đến là động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là các tiểu động mạch
+ Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu là các tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dân và kết thúc là tĩnh mạch chủ
+ Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch













2. Huyết áp
- KN: huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
- Có 2 loại huyết áp: huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu
+ Huyết áp tâm trương: ứng với lúc tim dãn, ở người khoảng: 70-80 mmHg.
+ Huyết áp tâm thu: ứng với lúc tim co, ở người khoảng: 110-120 mmHg.
- Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp: lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu
- Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch do:
+ Sự ma sát của máu với thành mạch
+ Sự ma sát của các phân tử máu khi vận chuyển.
- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa thì được đo ở đuôi.
Người Việt Nam trưởng thành bình thường có HA: 110 – 70.

























3. Vận tôc máu
- KN: vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây (mm/s)

- Vận tốc máu phụ thuộc vào:
+ Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch
+ Tổng tiết diện mạch: lớn nhất mao mạch và nhỏ nhất ở tĩnh mạch

- Sự biến động của huyết áp: Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ → tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch chủ.

III.  Củng cố
Câu 1. Khi nói về hoạt động của tim, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co thâm thất và pha dãn chung.
B. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
C. Tim hoạt động suốt đời không mỏi là do tim có hệ dẫn truyền tự động phát nhịp           
D. Ở người trưởng thành, nhịp tim trung bình khoảng 140 lần/phút.
 
Câu 2. Trong hệ mạch, huyết áp cao nhất ở động mạch và nhỏ nhất ở      
Đáp án: mao mạch
Câu 3. Trong một chu kì tim của người bình thường, thời gian máu chảy từ tâm thất vào động mạch là 0,3 giây, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch. Ở người, trường hợp nào sau đây sẽ làm tăng huyết áp?
A. Chạy 1000m.                      B. Nghỉ ngơi.              C. Mất nhiều nước.     D. Mất nhiều máu.
Câu 5. Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
B. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.
D. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp.

IV. hướng dẫn học bài ở nhà
- HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK của bài
- HS tìm các câu hỏi, video hình ảnh, các tình huống thực tiễn liên quan đến bài trong các Sách tham khảo, các internet






KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm và nguyên nhân tính tự động của tim.
- Nêu được đặc điểm chu kì hoạt động của tim.
- Phân tích hoạt động của hệ mạch gồm cấu trúc mạch, huyết áp và vận tốc máu. Nêu được ý nghĩa của huyết áp.
- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài  ĐV lại khác nhau
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng kỹ năng tư duy logic và quan sát, hoạt động nhóm; HS mạnh dạn trình bày ý kiến trước đám đông
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
4. Phẩm chất năng lực cần đạt:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết xác định mục tiêu học tập của bài học. Tự tìm hiểu nội dung SGK, tái hiện kiến thức của bài học trước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải thích được sự lưu thông máu trong hệ tuần hoàn, tính tự động của tim cũng sự sự biến thiên của huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hình thành trong các hoạt động nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và sáng tạo: Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực hiện như: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.....
- Năng lực công nghệ và tin học: HS biết sử dụng máy tính, điện thoại để tìm kiếm thông tin, tranh ảnh, video, thí nghiệm về tính tự động của tim, huyết áp, vận tốc máu.
- Năng lực tính toán: Tính thời gian mỗi chu kì tim, các chỉ số của huyết áp, vận tốc máu…
- Năng lực thể chất: tăng cường luyện tập thể dục thể thao, có chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ tim mạch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. GV đặt vấn đề
Xin chào tất cả các em học sinh, cô xin tự giới thiệu, cô là Trương Thị Thủy, giáo viên môn Sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc . Cô rất vui khi được đồng hành cùng các em trong học bài học ngày hôm nay. Cô chúc tất cả các em luôn thật nhiêu sức khỏe và có nhiều trải nghiệm thú vị với bài học này. Trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung chính bài, các em hãy cùng theo dõi một đoạn trích ngắn trong bộ phim CÂY TÁO NỞ HOA, một bộ phim nói về tình cảm gia đình được nhiều người yêu thích trong thời gian qua.
- Vừa rồi, các em đã được theo dõi cảnh cấp cứu nhân vật Dư trong bộ phim CÂY TÁO NỞ HOA. Khi thấy tim có dấu hiệu loạn nhịp tim. BS đã dùng máy sốc điện tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường cho bệnh nhân. Phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực tạo ra một dòng điện một chiều với mức năng lượng lớn đủ để khử cực toàn bộ cơ tim trong một khoảng thời gian ngắn, đưa cơ tim rơi vào thời kỳ trơ với các xung khử cực. Tiếp đó, ổ chủ nhịp có tính tự động cao nhất của tim (thường là nút xoang) sẽ "tiếp quản" vai trò phát xung để kiểm soát nhịp tim. Ngoài ra, bệnh nhân luôn được theo dõi bởi máy monitor, trên đó có hiện thị các chỉ số như 120/50, 11. 83, 89. Đó lân lượt là các chỉ số  về huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và Sp02. Vậy tại sao tim lại có tính tự động, nhịp tim, huyết áp là gì. Các em sẽ được tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, bài 19. Tuần hoàn máu, SGK Sinh học 11, ban cơ bản.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

- GV: yêu cầu HS quan sát video thí nghiệm về cắt rời tim ếch và cơ bắp chân ếch ra khỏi cơ thể và cho vào dung dịch muối sinh lí
- HS: quan sát thí nghiệm,  rút ra kết luận
- Gv đưa ra VD về tính tự động của tim



- Từ tính động của tim, HS rút ra được ý nghĩa nó đối với cơ thể và y học
- GV đặt vấn đề: Tim người không chỉ làm việc suốt đời mà còn làm việc với cường độ kinh ngạc. Mỗi ngày tim sản sinh ra một công tương đương với một cần cẩu nâng 1 vật nặng 5 tấn lên tầng 5 của 1 tòa nhà. Vậy tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Để tìm hiểu điều đó chúng ta chuyển sang nội dung tiếp theo “2. Chu kì hoạt động của tim”.

GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.2 và cho biết chu kì hoạt động của tim gồm mấy pha? Tại sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
- HS trả lời: quan sát đồ thị, rút ra được các pha của chu kì tim
- Gv giải thích về đồ thị: đường lên 1 ở đồ thị a ứng với 1 ô mầu nâu trong hàng b kẻ ô vuông chỉ thời gian tâm nhĩ co là 0,1s và nghỉ 0,7s; đường lên 2 ứng với 3 ô mầu nâu trong hàng c chỉ thời gian co thất là 0,3s và nghỉ 0,5s, thời gian dãn chung là 0,4s, trong 1 chu kì tim là 0,8s
- Gv bổ sung thông tin:
- Tính chung: Thời gian tim co = Thời gian dãn nghỉ chung = 0,4s
- Nếu tính riêng: Thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi
--- > Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi.
- GV đưa ra các VD về nhịp tim, HS rút ra khái niệm nhịp tim.

- GV yêu cầu HS quan sát bảng: mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, từ đó nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
- HS: nhận thấy động vật có kích thước càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ và ngược lại
- GV: Tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài động vật?
+ Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn.
 Trong đó:        + S là diện tích bề mặt cơ thể.
                        + V là khối lượng cơ thể.
     Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ ôxi cho quá trình chuyển hóa. Mặt khác, ĐV kích thước nhỏ có tim nhỏ → lượng máu tống đi trong một lần co bóp ít → tăng nhịp tim.
* GV đưa ra bài tập vận dụng:
Bài tập: Nhịp tim của 1 loài động vật là 25 nhịp/ phút. Giả sử thời gian nghỉ tâm nhĩ là 2,1s, của tâm thất là 1,5 s. Tính tỷ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên.
Giải:
Thời gian của 1 chu kỳ tim là: 60/25=2,4 giây
Pha tâm nhĩ co: 2,4 – 2,1 = 0,3 giây
Pha tâm thất co: 2,4 – 1,5 = 0,9 giây
Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3 + 0,9) =1,2 giây
→Tỷ lệ về thời gian các pha trong chu kỳ tim là: 0,3: 0,9: 1,2 = 1: 3: 4
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- KN: khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim
- Khả năng co dãn tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
+ Nút xoang nhĩ phát ra xung điện, xung điện lan khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co
+ Sau đó lan sang nút nhĩ thất, đến bó His rồi lan theo mạng Puoockin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co
- Ý nghĩa:
+ Giúp tim đập tự động, cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể cả khi ngủ.
+ Trong y học có thể ghép tạng và hiến tạng để chữa bệnh.







2. Chu kì hoạt động của tim
a. Chu kì tim
- KN: Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì
- Mỗi chu kì hoạt động của tim mất 0,8 s và gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ (0,1s), pha co tâm thất (0,3s), pha dãn chung (0,4s)















b. Nhịp tim:
* VD:
- Ở người trưởng thành: 75 lần/phút
- Trẻ em (5-10 tuổi): 90 -110 lần/phút
- Trẻ sơ sinh: 120 – 140 lần/phút
* Khái niệm: Nhịp tim là số nhịp đập của tim trong một phút.
* Nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
- GV: Hệ mạch bao gồm những hệ thống mạch nào?
- HS trả lời
Trong nội dung phần này các em phải phân biệt được rõ tiết diện với tổng tiết diện mạch để khi học sang phần vận tốc máu chúng ta sẽ nắm chắc kiến thức của phần đó hơn.
Cụ thể thì tiết diện là diện tích mặt cắt của 1 mạch thuộc loại mạch nào đó còn tổng tiết diện là tổng diện tích mặt cắt của tất cả mạch thuộc loại mạch nào đó. (ví dụ tiết diện của tiểu động mạch là diện tích mặt cắt của 1 tiểu động mạch, còn tổng tiết diện của tiểu động mạch là tổng diện tích mặt cắt của tất cả các tiểu động mạch).
- Tính từ động mạch chủ đến tiểu động mạch thì tiết diện động mạch nhỏ dần nhưng tổng tiết diện lại tăng dần. Ví dụ
- Tính từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ thì tiết diện của tĩnh mạch lớn dần nhưng tổng tiết diện lại giảm dần. Ví dụ: mặc dù tĩnh mạch vừa có tiết diện nhỏ hơn tĩnh mạch lớn, nhưng tổng tiết diện của tất cả các tĩnh mạch vừa lại lớn hơn tĩnh mạch lớn.
- Tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất.


- GV đặt vấn đề: GV chiếu hình ảnh đo huyết áp. Khi chúng ta hoặc người thân đi kiểm tra sức khỏe, thường thấy bác sĩ thường đo huyết áp và đọc cho bệnh nhận chỉ số của huyết áp, ví dụ như  112/74 mmHg. Vậy huyết áp là gì? 2 chỉ số huyết áp trên là gì và có ý nghĩa như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu nội dung này.
- GV: huyết áp là gì? Sự khác nhau về huyết áp khi tim co và tim dãn?
- HS trả lời
GV: các câu hỏi liên quan đến huyết áp
.- Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng và ngược lại?
Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên động mạch gây ra áp lực mạnh do đó huyết áp tăng … Ngược lại
- Tại sao cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?
Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm do đó huyết áp giảm
- Hãy quan sát hình và cho biết: sự biến động huyết áp trong hệ mạch như thế nào và giải thích tại sao có sự biến động đó?
21. Cao huyết áp: Theo các chuyên gia Y tế cùng các nhà khoa học đầu ngành cho biết ở người bình thường mức huyết áp duy trì ổn định ở mức 110/70 mmHg (HA tối đa/HA tối thiểu). Nếu huyết áp tăng ở mức 110/70 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp, huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là tăng huyết áp hay huyết áp cao. Huyết áp cao dễ làm vỡ mạch máu gây xuất huyết nội.
24. Huyết áp thấp (hay giảm huyết áp): là một căn bệnh tương đối phổ biến và phức tạp, đặc biệt là ở phụ nữ. Đây là tình trạng huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, tùy theo thể trạng sức khỏe mà chứng bệnh này có thể nặng nhẹ khác nhau và có thể dẫn đến một số căn bệnh về hệ tim mạch, thần kinh và tuyến nội tiết, người bệnh thường xuyên có cảm giác choáng váng và liên tục bị ngất khi đang hoạt động.

- GV đưa ra VD về vận tốc máu, yêu cầu HS đưa ra khái niệm về vận tốc máu
Tốc độ máu chảy trong:
            - Động mạch chủ ≈ 500mm/s,
            - Mao mạch ≈ 0.5mm/s,
            - Tĩnh mạch chủ ≈ 200mm/s

- GV: quan sát hình 19.4 sau đó trả lời các câu hỏi sau
+ Vận tố máu biến động như thế nào trong hệ mạch
+ So sánh tổng tiết diện của các loại mạch
+ Cho biết mối liên quan giữa vận tôc máu vơi tổng tiết diện mạch
- HS trả lời
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
+ Hệ thống động mạch bắt đầu từ động mạch chủ, tiếp đến là động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là các tiểu động mạch
+ Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu là các tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dân và kết thúc là tĩnh mạch chủ
+ Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch













2. Huyết áp
- KN: huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
- Có 2 loại huyết áp: huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu
+ Huyết áp tâm trương: ứng với lúc tim dãn, ở người khoảng: 70-80 mmHg.
+ Huyết áp tâm thu: ứng với lúc tim co, ở người khoảng: 110-120 mmHg.
- Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp: lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu
- Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch do:
+ Sự ma sát của máu với thành mạch
+ Sự ma sát của các phân tử máu khi vận chuyển.
- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa thì được đo ở đuôi.
Người Việt Nam trưởng thành bình thường có HA: 110 – 70.

























3. Vận tôc máu
- KN: vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây (mm/s)

- Vận tốc máu phụ thuộc vào:
+ Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch
+ Tổng tiết diện mạch: lớn nhất mao mạch và nhỏ nhất ở tĩnh mạch

- Sự biến động của huyết áp: Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ → tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch chủ.

III.  Củng cố
Câu 1. Khi nói về hoạt động của tim, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co thâm thất và pha dãn chung.
B. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
C. Tim hoạt động suốt đời không mỏi là do tim có hệ dẫn truyền tự động phát nhịp           
D. Ở người trưởng thành, nhịp tim trung bình khoảng 140 lần/phút.
 
Câu 2. Trong hệ mạch, huyết áp cao nhất ở động mạch và nhỏ nhất ở      
Đáp án: mao mạch
Câu 3. Trong một chu kì tim của người bình thường, thời gian máu chảy từ tâm thất vào động mạch là 0,3 giây, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch. Ở người, trường hợp nào sau đây sẽ làm tăng huyết áp?
A. Chạy 1000m.                      B. Nghỉ ngơi.              C. Mất nhiều nước.     D. Mất nhiều máu.
Câu 5. Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
B. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.
D. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp.

IV. hướng dẫn học bài ở nhà
- HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK của bài
- HS tìm các câu hỏi, video hình ảnh, các tình huống thực tiễn liên quan đến bài trong các Sách tham khảo, các internet






 
Thông tin bài học
Bài hoc có các nội dụng chính là: Tính tự động của tim, chu kì tim, nhịp tim, cấu trúc hệ mạch, huyết áp và vận tốc máu.
Tuần hoàn máu
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Sinh học
Xem:
408
Tải về:
Thông tin tác giả
Trương Thị Thủy
Họ và tên:
Trương Thị Thủy
Đơn vị công tác:
Trường THPT Trần Nguyên Hãn
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây