Học trực tuyến

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

  •   Xem: 4594
  •   Tải về: 4
  •   Thảo luận: 0
                              KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
Trường THPT Giồng Riềng                          Họ và tên giáo viên: Trần Quốc Phong
Tổ: Sử - Địa – GDCD

BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu và nắm được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Phân tích và hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
- Biết được một số chính sách dân ở nước ta.
2. Kĩ năng :
- Phân tích sơ đồ, bảng số liệu thống kê, lược đồ trong nội dung bài học.
- Sử dụng bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết, trình bày đặc điểm phân bố dân cư.
3. Về năng lực:
- Xác định và giải thích được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cầ thiết.
- Tìm kiếm được các nguồn thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, khai thác những tri thức mới.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận.
4. Phẩm chất: Có thái độ tích cực trong vấn đề nâng cao chất lượng dân số nước ta và đề ra những giải pháp giải quyết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Phát vấn.
- Nêu vấn đề.
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn, máy chiếu, màn chiếu.      
- Một số hình ảnh có liên quan đến các đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
- Phần mềm có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK Địa lí lớp 12.
- Sưu tầm những thông tin cần thiết có liên quan đến bài học thông qua sách, báo, tài liệu tham khảo và trên các trang web.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (12 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu và nắm được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc SGK và quan sát trên màn hình trả lời câu hỏi:
Nội dung:
1. Giáo viên sử dụng bảng số liệu về dân số các nước và đưa ra câu hỏi : Dựa vào bảng số liệu về dân số của một số quốc gia trên thế giới năm 2020, hãy nhận xét qui mô dân số nước ta ?
2. Giáo viên sử dụng một số hình ảnh trên màn chiếu, yêu cầu học sinh quan sát kết hợp với nội dung SGK tiếp tục đưa ra câu hỏi : Hãy quan sát các hình ảnh sau và kết hợp với kiến thức đã học hãy cho biết với qui mô dân số đông sẽ mang đến cho nước ta những thuận lợi và khó khăn nào ?
3. Hãy quan sát Atlat trang 16, cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? Dân tộc nào nhiều nhất? Là một quốc gia đa dân tộc sẽ mang đến cho nước ta những thuận lợi nào và gây ra những khó khăn như thế nào?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Đối với nhiệm vụ, học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân.
Sản phẩm:
1. Việt Nam là nước đông dân
- Năm 2020 dân số nước ta là 98,3 triệu người, thứ 3 ĐNA, thứ 8 châu Á và 15 trên thế giới.
2. Thuận lợi và khó khăn
+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, TT tiêu thụ rộng lớn,
+ Khó khăn:  Gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế. Làm giảm chất lượng cuộc sống.
3. Có nhiều thành phần dân tộc
- Có 54 dân tộc, đông nhất là người kinh (86.2%)
+ Thuận lợi: đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá.
+ Khó khăn: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống giữa các dân tộc.
- Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận: Đối với nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu một vài học sinh đứng tại chỗ chia sẻ ý kiến, các thành viên khác nhận xét và bổ sung.
- Đánh giá: Giáo viên nhận xét các câu trả lời học sinh đưa ra, chốt lại nội dung kiến thức và yêu cầu học sinh ghi vào tập.
Hoạt động 2. Dân số tăng nhanh, dân số trẻ  (8 phút)
a. Mục tiêu: Phân tích và hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc SGK và quan sát trên màn hình trả lời câu hỏi:
Nội dung:
1. Giáo viên sử dụng biểu đồ cột thể hiện Dân số Việt Nam kết hợp với nội dung SGK yêu cầu các em nhận xét sự gia tăng dân số nước ta qua các năm?
2. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 16.1 SGK và kiến thức đã học lớp 10, hãy chứng minh cơ cấu dân số nước ta trẻ ? Với cơ cấu dân số trẻ sẽ mang đến những thuận lợi và gây ra những khó khăn nào ?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Đối với nhiệm vụ, học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân.
Sản phẩm:
1. Dân số tăng nhanh
- Dân số nước ta không ngừng tăng và còn tăng nhanh (trung bình hơn 1,1 triệu người/năm).
- Dân số tăng nhanh đặc biệt những năm cuối thế kỷ 20.
- Giai đoạn hiện nay có chiều hướng giảm những vẫn còn chậm.
ðSức ép : Phát triển KT, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Dân số trẻ
- Dân số trẻ: độ tuổi lao động gần 69,3% dân số, trẻ em trên 25,2%, trên 64 tuổi chiếm 5,5% (2017).
ðLực lượng lao động dồi dào, năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm, an ninh, trật tự xã hội.
- Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận: Đối với nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi lên bảng chia sẻ ý kiến, các thành viên khác nhận xét và bổ sung.
- Đánh giá: Giáo viên nhận xét các câu trả lời học sinh đưa ra, chốt lại nội dung kiến thức và yêu cầu học sinh ghi vào tập.
Hoạt động 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí : (8 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của sự phân bố dân cư nước ta.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc SGK và quan sát trên màn hình trả lời câu hỏi:
Nội dung:
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với  kiến thức trong SGK hãy chứng minh sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa đồng bằng với miền núi ?
2. Với sự phân bố dân cư như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội giữa hai vùng miền ?
3. Dựa vào bảng 16.3, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn? Nguyên nhân và hậu quả của sự phân bố dân cư chưa hợp lí?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Đối với nhiệm vụ, học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân.
Sản phẩm:
1. Sự phân bố dân cư không đều:
- Mật độ dân số: 317,2 người/km2 (2020).
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng miền:
a. Phân bố không đều giữa đồng bằng  – miền núi:
+ Đồng bằng: chiếm ¼ diện tích - chiếm ¾ dân số.
+ Miền núi: chiếm ¾ diện tích - chiếm ¼ dân số.
b. Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:
+ Tỉ lệ dân nông thôn chiếm 63,2% (2020), có xu hướng giảm.
+ Tỉ lệ dân thành thị chiếm 36,8%, có xu hướng tăng.
c. Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
d. Hậu quả: Sử dụng lãng phí, không hợp lí nguồn lao động, khó khăn trong khai thác tài nguyên.
- Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận: Đối với nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu một vài học sinh đứng tại chỗ chia sẻ ý kiến, các thành viên khác nhận xét và bổ sung.
- Đánh giá: Giáo viên nhận xét các câu trả lời học sinh đưa ra, chốt lại nội dung kiến thức và yêu cầu học sinh ghi vào tập.
Hoạt động 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta (8 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của sự phân bố dân cư nước ta.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc SGK và quan sát trên màn hình trả lời câu hỏi:
Nội dung:
1. Việt Nam là nước đông dân, dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Để giải quyết tốt các vấn đề về sức ép của dân số đối với kinh tế - xã hội, chúng ta đề ra những chiến lược nào? Trong các chiến lược, chiến lược nào quan trọng nhất? Vì sao?
2. Sau khi kết thúc mục 4, giáo viên cho các em xem một đoạn Video Clip về Dân số Việt Nam. Thông qua đoạn Video Clip về Dân số Việt Nam vừa củng cố kiến thức cho các mục vừa học, vừa thấy được những sức ép lớn do vấn đề dân số gây ra, từ đó các em có thể hình dung tìm ra một số giải pháp đối với vấn đề dân số.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Đối với nhiệm vụ, học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân.
Sản phẩm:
1. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sự dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta
- Kiềm chế tốc độ tăng dân số, thực hiện KHHGĐ…v.v.
- Chuyển cư phù hợp, phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
- Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đào tạo và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
- Phát triển công nghiệp trung du, miền núi, nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lý lao động.
- Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận: Đối với nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu chia lớp làm 6 nhóm, tiến hành thảo luận và đại diện một nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm còn lại khác nhận xét và bổ sung.
- Đánh giá: Giáo viên nhận xét các câu trả lời học sinh đưa ra, chốt lại nội dung kiến thức và yêu cầu học sinh ghi vào tập.
Hoạt động 5. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh hệ thống được sự phân bố dân cư bằng câu hỏi trắc nghiệm.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm trên bản đồ:
Sản phẩm:
1. Câu hỏi trắc nghiệm


2. Xem video clip trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

 
- Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận: Đối với nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm.
- Đánh giá: Học sinh tự đánh giá kết quả của mình.
Hoạt động 6. Vận dụng (4 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại một số kiến thức có liên quan đến ASEAN.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu các em quan sát lên màn hình, vận dụng kến thức đã học và sự hiểu biết của mình để hoàn thành các câu hỏi có trong các ô chữ.
- Sản phẩm:
Đối với nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm.
- Đánh giá: Học sinh tự đánh giá kết quả của mình.
- Kết luận: Giáo viên nhận xét và kết thúc tiết học.

 
Thông tin bài học
Tìm hiểu một số nội dung có liên quan đến vấn đề dân số và dân cư ở nước ta.
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 12
Môn học:
Địa lí
Xem:
4.594
Tải về:
4
Tải về:
Thông tin tác giả
Trần Quốc Phong
Họ và tên:
Trần Quốc Phong
Đơn vị công tác:
THPT Giồng Riềng
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây