Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||
* Khởi động: -Lớp hát bài : Quê hương tươi đẹp - GV đặt câu hỏi: Trong lời bài hát quê hương của bạn nhỏ có những cảnh gì?
- GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đặt câu hỏi trắc nghiệm +Các con cho cô biết các con sống ở dâu ? A. Làng quê B. Thành phố - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS nói về nơi ở của mình, từ đó dẫn dắt vào bài: Có người sống ở thành phố, có người sống ở nông thôn, mỗi nơi có quang cảng khác nhau. Vậy nên chúng ta hãy yêu quý nơi mình sống nhé. 2.Hoạt động khám phá * Mục tiêu : Nhận biết và giới thiệu được một cách đơn giản về cảnh làng quê và một số hoạt động của người dân ở đây - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý : Câu 1: Ở quê thường có con vật gì? Chó Lợn Sư tử Trâu Bò Gà Vịt Mèo Voi Câu 2 : Nhà ở thôn quê như thế nào ? Nhà cao và thấp. Nhà thấp và thưa - GV giới thiệu thêm tranh về những ngôi nhà ở thôn quê Câu 3 : Chợ ở quê như thế nào? Đông người và nhiều mặt hàng. Ít người và ít mặt hàng. - GV giới thiệu thêm tranh về chợ ở quê Câu 4: Người dân ở đây thường làm nghề gì ? Trồng trot, chăn nuôi , cày cấy. Công nhân Buôn bán - GV giới thiệu thêm tranh về nghề nghiệp ở quê - Thông qua quan sát: HS nhận biết được cảnh ở làng quê có ruộng đồng, cây cối, làng xóm, chợ quê, trường học, trạm y tế, …) - GV khuyến khích HS mô tả thêm về quang cảnh, hoạt động của con người mà các em đã quan sát hoặc giới thiệu bằng tranh ảnh đã sưu tầm; qua đó động viên các em phát biểu cảm xúc của mình về cảnh làng quê. => Qua hoạt động vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về làng quê, làng quê có ruộng đồng, cây cối, làng xóm, chợ quê, trường học, trạm y tế, …) Không những vậy chúng ta còn thấy ở làng quê các ngôi nhà cũng rất thưa, đường đi khó hơn. Mọi thứ chưa được phát triển nhiều. nhưng khi được sống ở làng quê quả là một điều tuyệt vời nó rất yên bình, người dân đoàn kết, thân thiện….. 3. Hoạt động luyện tập thực hành *Mục tiêu : Nhận biết được sự khác nhau giữa quang cảnh làng quê miền núi và làng quê miền biển - GV cho HS quan sát tranh và tổ chức cho HS chơi trò chơi “ SẮP TỪ”
=> Qua hoạt động trên chúng ta đã nắm được một số điểm khác nhau giữa các vùng miền. ở đâu cũng có những nét đặc trưng riêng. Dù ở vùng miền nào chúng ta hãy luôn trân trọng và yêu quý con người trên mọi miền Tổ quốc của chúng ta nhé. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV sưu tầm bài thơ hoặc đoạn thơ về quang cảnh làng quê ( Bài thơ về quê ) Bài thơ: “ Về quê” “ Nghỉ hè bé lại thăm quê Được đi lên rẫy, được về tắm sông Thăm bà rồi lại thăm ông Thả diều câu cá sướng không chi bằng Đêm về bé ngắm ông trăng Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa Bà rang đậu lạc thơm chưa Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò” ( Nguyễn Thắng) 5 Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát - HS trả lời : A - HS trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời - HS quan sát, lắng nghe - HS trả lời - HS quan sát lắng nghe - HS lắng nghe -HS nhận xét, bổ sung -HS nêu hiểu biết - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS tham gia chơi - HS thự hiện - HS lắng nghe - HS lắng nghe và đọc theo - HS thực hiện |
Ý kiến bạn đọc