Học trực tuyến

Cơ thể em

  •   Xem: 2373
  •   Thảo luận: 0
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 20: CƠ THỂ EM (3 TIẾT)
Môn học: Tự nhiên và xã hội lớp 1
  1. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
  1. Về kiến thức
  • Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể; phân biệt được con trai, con gái.
  • Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm,…
  • Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
  1. Về năng lực
  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội (Đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân)
  1. Về phẩm chất
  • Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm, nhân ái (Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình).
 
  1. CHUẨN BỊ
  • GV: bài giảng điện tử
  • HS: khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc (thực hành tại nhà)
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Mở đầu: Khởi động
- GV cho HS vận động theo bài hát có nhắc đến các bộ phận của cơ thể: Ồ sao bé không lắc! để dẫn dắt vào bài.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Bộ phận bên ngoài cơ thể
- GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn.




- Ngoài những bộ phận trên, các em hãy kể thêm một số bộ phận bên ngoài cơ thể mà em biết?
- Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm rất nhiều bộ phận. Bộ phận bên ngoài cơ thể chính là những bộ phận dễ dàng nhìn thấy được bằng mắt thường.
Hoạt động 2: Sự khác biệt giữa nam và nữ
- GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.




- GV kết luận: Các con cần tự tin về chính cơ thể, bản thân mình. Phải biết yêu thương, giữ gìn và bảo vệ chính chúng ta. Đồng thời, các con cần biết tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái;
- GV cho HS trả lời câu hỏi tương tác:
+ Câu 1: Điểm giống nhau giữa con trai và con gái là gì?
HS lựa chọn đáp án đúng nhất.
+ Câu 2: Chọn những đặc điểm chỉ đặc điểm của bạn trai?
HS lựa chọn những đáp án em cho là đúng.
+ Câu 3: Chọn những đặc điểm chỉ đặc điểm của bạn gái?
HS lựa chọn những đáp án em cho là đúng.
- Kết luận: Sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái. GD HS biết cách bảo vệ bản thân, tránh bị xâm hại cơ thể.
3. Thực hành
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng?”
- HS thi kể tên các bộ phận của cơ thể.
- GV kết luận bằng việc sử dụng một hình ghi sẵn các bộ phận tương đối chi tiết như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, ngón tay,…
4. Vận dụng
- GV đưa ra  tình huống.


- GV kết luận: Cách bảo vệ bản thân khi bị xâm hại vùng riêng tư cơ thể.
 

- HS vận động và hát theo bài “Ồ sao bé không lắc!”



- HS theo chân 2 bác sĩ nhí cùng khám phá các bộ phận bên ngoài cơ thể của các bạn trong lớp học.

- HS quan sát tranh và nêu được tên gọi, xác định được vị trí của các bộ phận bên ngoài cơ thể: tay, cổ, chân, miệng, …
- HS kể tên một số bộ phận khác.


- HS lắng nghe.





- HS suy nghĩ và nêu ra những điểm giống và khác nhau. (Giống: đều có các bộ phận đầu, cổ, mắt, mũi, tay, chân, …; khác nhau: cao, thấp, gầy, béo, tóc, màu da, …)






- HS quan sát tranh.

- HS thực hiện bài tập.












- HS lắng nghe.



- HS tham gia trò chơi.

- HS quan sát, lắng nghe.




- HS giải quyết tình huống khi rơi vào tình trạng bị người khác xâm hại đến vùng riêng tư của mình
- HS lắng nghe.
Tiết 2
* Khám phá
Hoạt động 3: Nhiệm vụ của các bộ phận trên cơ thể
- GV cho HS quan sát hình và thực hiện câu hỏi tương tác:
Câu hỏi:  Theo các em, bộ phận nào trên cơ thể làm được những việc dưới đây? Nối  ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.
- Tiếp theo, GV nên dùng câu hỏi gợi ý phù hợp để HS thấy sự phối hợp vận động giữa các bộ phận trong một hoạt động (ví dụ: muốn đá bóng thì không chỉ dùng chân mà còn cần phối hợp với mắt, đầu,…)
-  GV kết luận: Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng , nhiệm vụ của nó. Các bộ phận thường phối hợp để  giúp chúng ta hoạt động dễ dàng, linh hoạt hơn.



- GV kết luận: Ngoài các chức năng đã có thì các bộ phận trên cơ thể còn được sử dụng để thể hiện tình cảm với mọi người.
* Thực hành
- GV cho HS quan sát sơ đồ em bé và thực hiện bài tập.

* Vận dụng
- Đưa ra tình huống, yêu cầu HS xử lý tình huống:
+Vì sao bạn trai trong hình phải dùng nạng?
+Bạn gái đã nói gì với bạn trai?
+Bạn gái  giúp bạn trai như thế nào?
+Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì giúp bạn?
- GV kết luận
 



- HS quan sát và thực hiện câu hỏi tương tác:  khi đá bóng thì dùng chân, khi vẽ thì dùng tay,…



- HS lắng nghe.









- HS trả lời câu hỏi tương tác: Nối hình ảnh với tên việc làm phù hợp (Bế em, chào hỏi)
- HS lắng nghe.



- HS thực hiện bài tập thực hành tương tác.


- HS quan sát và xử lý tình huống khi bạn mình gặp khó khăn.






- HS lắng nghe.
Tiết 3
* Khám phá
Hoạt động 4: Giữ gìn vệ sinh cơ thể
- GV cho HS quan sát hình diễn tả các hoạt động của Hoa ở nhà và nói về các việc bạn Hoa đã làm hằng ngày để giữ vự sinh cơ thể.
- GV kết luận và nêu cho HS biết có những hoạt động thường chỉ làm một lần trong ngày như cũng có những hoạt động cần thực hiện nhiều lần trong ngày như rửa tay (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,…), chải răng (sau các bữa ăn, buổi sáng và trước khi đi ngủ), chải đầu(sau khi gội đầu và sau khi ngủ dậy), rửa mặt (sau khi ngủ dậy, sau khi đi ra ngoài đường về), rửa chân (trước khi đi ngủ, sau khi đi ngoài đường về).
- GV cho HS liên hệ với bản thân, kể những việc các em đã làm để giữ sạch cơ thể.
* Thực hành
- GV  cho HS xem video hướng dẫn cách rửa tay đúng theo quy trình 6 bước.

- Sau khi hướng dẫn 6 bước rửa tay, GV cho HS quan sát quy trình chải răng và yêu cầu HS thực hành tại nhà.
*Hướng dẫn về nhà
- GV nhắc nhở HS về nhà xem anh/chị/em và bố mẹ đã thực hiện các hoạt động vệ sinh thân thể đúng cách và đúng giờ chưa, nếu chưa thì nhắc nhở.
- Xem bài cũ và xem trước bài mới.


- HS quan sát và trả lời.



- HS lắng nghe.










- HS liên hệ trả lời.




- HS theo dõi video


- HS quan sát, lắng nghe và thực hành tại nhà.


- HS lắng nghe.


 

 
Thông tin bài học
Qua bài học này, học sinh sẽ biết gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể mình. Biết phân biệt con trai và con gái qua hình dáng bên ngoài.
Cơ thể em
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 1
Môn học:
Tự nhiên và xã hội
Xem:
2.373
Tải về:
Thông tin tác giả
Dương Hải Nguyên
Họ và tên:
Dương Hải Nguyên
Đơn vị công tác:
Trường TH Phạm Hồng Thái
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây