Học trực tuyến

Quy tắc đếm

  •   Xem: 2073
  •   Thảo luận: 1

Kế hoạch bài dạy:
Tiết 23.QUY TẮC ĐẾM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nhận biết được Quy tắc nhân và vận dụng được trong tình huống thực tế.  
2. Năng lực
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được Quy tắc nhân và vận dụng được trong tình huống thực tế.  
+ Năng lực mô hình hóa toán học: Trình bày được, chia sẻ được, vận dụng được Quy tắc nhân để giải một số bài toán toán học và thực tiễn có liên quan.
+ Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra những sai sót và khắc phục.
+ Năng lực sáng tạo: Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể.
3. Phẩm chất
          + Trách nhiệm: ý thức chủ động, tích cực trong hoạt động cá nhân.
          + Chăm chỉ: tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
          + Giáo án, SGK.
          + Giáo án Power Point
          + Máy tính...
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:  + Tạo sự chú ý cho học sinh để vào bài mới.
 + Tạo tình huống để học sinh tiếp cận với “Quy tắc nhân”.
b. Nội dung:
Em hãy sử dụng quy tắc cộng giải bài toán sau:
Bài toán 1: Bạn Hùng có 3 cái áo màu khác nhau và 2 cái quần kiểu khác nhau. Hỏi: Hùng có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo?
c. Sản phẩm:
Để dễ dàng chia trường hợp ta gọi ba cái áo của Hùng được ghi chữ là a,b,c . Hai quần được đánh số 1,2.
Để chọn được một bộ quần áo ta có thể chia thành các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1. Chọn áo a. Ứng với cách chọn áo a ta có 2 cách chọn quần là quần 1 và quần 2
+ Trường hợp 2. Chọn áo b. Ứng với cách chọn áo b ta cũng có 2 cách chọn quần là quần 1 và quần 2
+ Trường hợp 3. Chọn áo c. Ứng với cách chọn áo c ta cũng có 2 cách chọn quần là quần 1 và quần 2
Vậy theo quy tắc cộng ta có: 2+2+2 = 6 (cách) chọn một bộ quần áo.
d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Bài toán 1: Bạn Hùng có 3 cái áo màu khác nhau và 2 cái quần kiểu khác nhau. Hỏi: Hùng có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo?

Giáo viên hướng dẫn:
Để dễ dàng chia trường hợp ta gọi ba cái áo của Hùng được ghi chữ là a,b,c . Hai quần được đánh số 1,2 sau đó chia thành các trường hợp chọn áo a, chọn áo b, chọn áo c để tìm số cách chọn một bộ quần áo.






Học sinh quan sát, lắng nghe tìm phương án.
So sánh kết quả Gv rút ra bài học

2. Hoạt động 2.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Quy tắc nhân
a. Mục tiêu: Học sinh biết được Quy tắc nhân
b. Nội dung: Em hãy giải bài toán sau:
Mở rộng bài toán 1: Bạn Hùng có n cái áo màu khác nhau và m cái quần kiểu khác nhau. Hỏi Hùng có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo?
c. Sản phẩm
Giải
Quay trở lại bài toán 1, theo quy tắc cộng ta có: 2+2+2 = 6 (cách) chọn một bộ quần áo.
Ta thấy số 2 xuất hiện 3 lần, ta có thể viết 2+2+2 thành 2 x 3.
Nếu mở rộng ra có n áo thì số 2 sẽ xuất hiện n lần ta có: 2+2+…+2 = 2.n (cách) chọn một bộ quần áo.
Nếu tiếp tục mở rộng ra có n áo và m quần thì, ứng với mỗi cách chọn áo sẽ có m cách chọn quần và số m sẽ xuất hiện n lần nên ta có: m+m+…+m = m.n (cách) chọn một bộ quần áo.
d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Quay trở lại bài toán 1. Các em thấy theo quy tắc cộng ta có: 2+2+2 = 6 (cách) chọn một bộ quần áo.
Ta thấy số 2 xuất hiện 3 lần, ta có thể viết 2+2+2 thành 2 x 3.
Nếu ta mở rộng có n áo thì số 2 sẽ xuất hiện n lần và số cách chọn một bộ quần áo là 2.n
Nếu mở rộng có n áo và m quần thì có m.n cách chọn một bộ quần áo?





- Cá nhân suy nghĩ đối chiếu với bài giảng của giáo viên

Giáo viên đưa ra: Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
3. Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh biết sử dụng quy tắc nhân.
b. Nội dung:
Bài toán 2: Từ thành phố A đến thành phố B có ba con đường, từ thành phố B đến thành phố C có bốn con đường. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến C qua B đúng 1 lần?
c. Sản phẩm:
Giải
Ta chia thành hai hành động liên tiếp
+ Hành động 1: Đi từ A đến B có 3 cách chọn đường đi.
+ Hành động 2: Đi từ B đến C
Ta thấy ứng với mỗi cách đi từ A đến B có 4 cách chọn đường đi từ B đến C.
Vậy theo quy tắc nhân ta có 3.4 =12 cách chọn đường đi từ A đến C qua B.
d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài toán 2: Từ thành phố A đến thành phố B có ba con đường, từ thành phố B đến thành phố C có bốn con đường. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến C qua B đúng 1 lần?

+ Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ sử dụng quy tắc nhân để giải bài toán 2.
Giáo viên đưa ra chú ý:
Chú ý: Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên tiếp.







- Cá nhân suy nghĩ đưa ra bài giải.

4. Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh biết mở rộng quy tắc nhân trong trường hợp chia nhiều hơn 2 hành động
b. Nội dung:
Bài toán 3: Từ các số 1; 3; 6; 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên:
a) Có 4 chữ số (các chữ số không nhất thiết phải giống nhau).
b) Có 4 chữ số khác nhau.
c. Sản phẩm:
Giải
a) Gọi số có 4 chữ số là abcd.
Ta chia thành các hành động liên tiếp như sau
Chọn a có: 4 cách
Chọn b có: 4 cách
Chọn c có: 4 cách
Chọn d có: 4 cách
Áp dụng quy tắc nhân có: 4.4.4.4 = 256 (số)
b, Gọi số có 4 chữ số là abcd.
Ta chia thành các hành động liên tiếp như sau
Chọn a có: 4 cách
Chọn b có: 3 cách
Chọn c có: 2 cách
Chọn d có: 1 cách
Áp dụng quy tắc nhân có: 4.3.2.1 = 24 (số)
d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Bài toán 3: Từ các số 1; 3; 6; 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên:
a) Có 4 chữ số (các chữ số không nhất thiết phải giống nhau).
b) Có 4 chữ số khác nhau.
Giáo viên hướng dẫn:
Để dễ dàng chia hành động ta sẽ gọi số cần lập là abcd. Khi đó, để lập được số tự nhiên có 4 chữ số ta chia thành 4 hành động liên tiếp là chọn a, chọn b, chọn c, chọn d. Sau đó, áp dụng quy tắc nhân để giải bài toán.





- Học sinh suy nghĩ đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi

- Thông qua kết quả của giáo viên so sánh với kết quả cá nhân

Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng
Câu 1: Một đội văn nghệ có 18 bạn nam và 12 bạn nữ. Số cách chọn một bạn lên biểu diễn là
A. 18.                     B. 12.                     C. 30.                     D. 1.
Câu 2: Một đội văn nghệ có 18 bạn nam và 12 bạn nữ. Số các chọn một cặp song ca gồm một nam và một nữ có số cách chọn là
          A. 18.                     B. 30.                   C. 12.                     D. 216.
Câu 3: Một người vào cửa hàng ăn. Người đó muốn chọn một thực đơn gồm một món ăn trong 10 món, một loại hoa quả tráng miệng trong 5 loại hoa quả và một loại nước uống trong 4 loại nước uống. Số cách chọn thực đơn của bữa ăn là
          A. 200.                 B. 19.                    C. 10.                    D. 15.
Câu 4: Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau được lập từ các số  1,2,3,5,7
          A. 15.                   B. 120.                 C. 10.                   D. 24.
Câu 5: Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 3 chữ số khác nhau được lập từ các số 1,2,3,4,5,6 ?
          A. 6.                     B. 60.                    C. 120.                 D. 18.

Giáo viên trình bày Bảng tóm tắt quy tắc đếm : Phụ lục 1

PHỤ LỤC 1

Thông tin bài học
Hai Quy tắc đếm được giới thiệu làm cơ sở cho việc đếm các phần tử của các tập hữu hạn cũng như để xây dựng các công thức của Đại số tổ hợp. Từ đó đưa ra công thức tính số các chỉnh hợp, Tổ hợp, Hoán vị. Bài giảng này đã tập trung làm hai nhiệm vụ cụ thể: + Củng cố được kiến thức quy tắc cộng. + Trình bày Quy tắc nhân và vận dụng Quy tắc nhân để đếm số phần tử các tập hợp.
Quy tắc đếm
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Đại số và giải tích
Xem:
2.073
Tải về:
Thông tin tác giả
Trần Viết Cương, Lê Quang Hải
Họ và tên:
Trần Viết Cương, Lê Quang Hải
Đơn vị công tác:
Trường THPT Hùng An
Địa chỉ:
THPT Hung An
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây