Hoạt động của GV và HS | Nội dung | ||||||||||||||||
Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát H 21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. TÌM HIỂU CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN: * Đoạn ADN ban đầu (a) có: - Số cặp nuclêôtít: ..... - Trình tự các cặp nuclêôtít: .......................................... .......................................... * Đoạn ADN bị biến đổi:
? Tại sao không nói mất ,thêm...1nuclêôtit mà lại nói mất, thêm...1cặp nuclêôtit? - ADN có cấu trúc hai mạch bổ xung cho nhau → Sự biến đổi ở 1 nuclêôtít nào đó phải xảy ra trên cả hai mạch thì mới gọi là đột biến. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức |
I. Đột biến gen là gì ? - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotic. |
||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh đột biến gen a) Mục tiêu: Biết được nguyên nhân phát sinh đột biến gen. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: |
|||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. ? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen? ? Từ các nguyên nhân trên các em thảo luận nêu một số biện pháp để hạn chế phát sinh đột biến gen. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. Tích hợp: Gv đưa thông tin Mỹ rải chất độc đioxin xuống Việt Nam và tác hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam. - GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.- GV mở rộng : Các tác nhân bên ngoài gây đột biến gen như tác nhân lí hoá học, tia phóng xạ.... VD: Bom nguyên tử Mĩ thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản ( Hiroosima, Nagasaki) hoặc chất độc da cam Mĩ thả xuống Miền Nam VN → Làm chết hàng vạn người và để lại di chứng cho nhiều thế hệ sau. |
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. - Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN.Dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. - Thực nghiệm: Con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học. |
||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của đột biến gen a) Mục tiêu: Biết được vai trò của đột biến gen b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: |
|||||||||||||||||
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Đột biến nào có lợi chosinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người? ? Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình? ? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? ? Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất? ? ĐBG được biểu hiện khi nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức |
III. Vai trò của đột biến gen. - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật. - Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người vì có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.Là nguồn nguyên liệu quan trọng của quá trình tiến hoá và chọn giống. |
Ý kiến bạn đọc