Học trực tuyến

ADN

  •   Xem: 1477
  •   Thảo luận: 0
TIẾT 15 - Bài 15:  ADN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Học sinh biết được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.
    - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít.
2. Năng lực
                   Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học
 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
    - GV: Đặt câu hỏi tình huống có vấn đề:
  • Khi muốn xác định huyết thống của 2 người nào đó, người ta sử dụng phương pháp nào để có kết quả chính xác nhất?
  • HS: Trả lời với nhiều ý khác nhau
  • Gv: Nhận xét và dẫn vào nội dung bài ADN
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
     - Học sinh biết được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.
     - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hinh 15 để trả lời câu hỏi:
? ADN cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào?
?Vì sao nói ADN là đại phân tử?
? ADN cấu tạo theo nguyên tắc nào? Gồm những loại đơn phân nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
? Tinh đặc thù của ADN được tạo ra do đâu?

 GV nhấn mạnh: cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại nuclêôtit khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù.
- GV nhận xét và chốt ý.

- HS nghiên cứu thông tin SGK và hiểu được   câu trả lời, rút ra kết luận.
+ ADN được cấu tạo từ những nguyên tố C, H, O, N và P
+ Vì ADN có kích thước và khối lượng rất lớn.
+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- HS quan sát các mạch đơn và trả lời.
+ Mạch đơn ADN thứ 2 đã xuất hiện 2 nucleotit loại X và T=> Đã thay đổi về số lượng
+ Mạch đơn ADN thứ 3 nucleotit loại A đã thay thế nucleotit loại T => Đã thay đổi về thành phần.
+ Mạch đơn ADN thứ 4 đã thay đổi vị trí các nucleotit => Đã thay đổi về trình tự sắp xếp.
" Kết luận.
- HS nghiên cứ SGK trả lời.
I. Cấu tạo hoá học của phân tử AND (17p)
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
 
- GV cung cấp thông tin:
Năm 1953, J.Oatson và F.Crick công bố mô hình của ADN và xem như là mô hình của sự sống.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 15 và mô hình phân tử ADN trả lời câu hỏi:
? ADN cấu tạo từ mấy mạch? ADN xoắn theo chiều nào?

- Quan sát mô hình và trả lời câu hỏi:
? Mỗi chu kì xoắn gồm mấy cặp Nu? Chiều cao và đường kính là bao nhiêu?
- GV yêu cầu tiếp:
? Các loại nucleoti nào giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp và theo nguyên tắc nào?
- GV hướng dẫn HS:
? Áp dụng nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN viết trình tự nucleotit trên mạch đơn còn lại?
-A-T-G-X-T-T-A-G-T-

- Em hãy nhận xét về số nucleotit loại A với nucleotit loại T; nucleotit loại G với nucleotit loại X.
? Nếu gọi N là tổng số nucleotit trên ADN thì N tính  như thế nào?
? 1 chu kì xoắn có 10 cặp Nu. Vậy khoảng cách giữa 2 Nu kế tiếp nhau là bao nhiêu?
? Gọi L là chiều dài của ADN thì L tính như thế nào?
+ Hình thành công thức tính tổng số Nu của p/tử ADN:
N = A+T+G+X= 2(A+G)
+ Tính chiều dài p/tử ADN:
L = N/2. 3,4(Ăngxtơrông)
? Việc tìm hiểu ADN có ý nghĩa gì đối với đời sống?
- GV hoàn thiện kiến thức





- HS quan sát hình, đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- HS trả lời
+ ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái qua phải.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu. Có chiều dài là 34 angtơron, đường kính là 20 angtơron.
-  HS: Các Nu giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung

- HS thực hiện







- A = T và G = X



- N = A+T+G+X = 2 (A+G)


- Khoảng cách 2 nu kế tiếp 3,4 (Ăngxtơrông)
L = N/2. 3,4(Ăngxtơrông)

- HS thấy được tỉ lệ  trong các phân tử ADN  khác nhau thì khác nhau và mang tính  đặc trưng cho loài



- HS trả lời, HS khác bổ sung.
II. Cấu trúc không gian của phân tử AND (19p)
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn cao (dài) 34(Ăngxtơrông) gồm 10 cặp Nu, đường kính vòng xoắn là 20 (Ăngxtơrông)
- Các Nu giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung (NTBS).
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia
+ Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:
A = T; G = X              
 => A+ G = T + X
(A+ G): (T + X) = 1.
Gọi tổng số Nu của p/tử ADN là N :
N = A+T+G+X
Chiều dài của p/tử ADN là L :
L = N/2. 3,4 (Ăngxtơrông)
+ Tỉ số A+T/G+X đặc trưng cho loài.
 
HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Bài 1: Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau:
- A – T – G – X – T – A – G – T – X –
? Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?

Bài 2: Một phân tử ADN có số nucleotit loại
 A = 500 ,  X = 350
 Tính số nu của mỗi loại ?
 Tính tổng số nu của phân tử ADN?
Bài giải
- Số nu của mỗi loại là:
Áp dụng NTBS ta có:
A = T = 500 (nu)
X = G = 350 (nu)
- Tổng số nu của phân tử ADN là:
N = 2(A+G) = 2 (500+350) = 1700 (nu)

Bài 3: Một phân tử AND có 3000 nucleotit. Xác định chiều dài của gen?
Bài giải:
Chiều dài của gen là:
L = N/2 x 3,4 = 3000/2 x3,4 = 5100 (Ăngxtơrông)

Câu hỏi: AND gồm mấy mạch xoắn?
A. 2 mạch xoắn
B. 1 mạch xoắn
C. 3 mạch xoắn
D. 4 mạch xoắn    Đ/a: 2mạch
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
          Hiện nay hệ gen của người đã được giải mã xong => Nhờ vậy trong y học người ta có thể phát hiện vị trí của gen bị bệnh => Đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
          Trong quá trình điều tra phá án, dựa vào mẫu ADN có thể xác định chính xác tội phạm gây án.
        Hay dựa vào mẫu ADN để xác định danh tính của nạn nhân đã chết hoặc mất tích lâu ngày mà không nhận dạng được.
 
4. Dặn dò (3p):
   - Học trả lời câu hỏi cuối bài sgk/47 (Gv: Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi)
   - Đọc phần em có biết.
   - Nghiên cứu, soạn trước bài 16 “ADN và bản chất cuả gen”
5. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
Thông tin bài học
TIẾT 15 - Bài 15: ADNI. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: - Học sinh biết được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít.2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệtNăng lực chung Năng lực chuyên biệt- Năng lực phát hiện vấn đề- Năng lực giao tiếp- Năng lực hợp tác- Năng lực tự học- Năng lực sử dụng CNTT và TT - Năng lực kiến thức sinh học- Năng lực thực nghiệm- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chấtGiúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.2. Học sinh- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1. Ổn định lớp (1p):2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. - GV: Đặt câu hỏi tình huống có vấn đề:- Khi muốn xác định huyết thống của 2 người nào đó, người ta sử dụng phương pháp nào để có kết quả chính xác nhất? - HS: Trả lời với nhiều ý khác nhau - Gv: Nhận xét và dẫn vào nội dung bài ADNHOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - Học sinh biết được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít.b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hinh - Khoảng cách 2 nu kế tiếp 3,4 (Ăngxtơrông)L = N/2. 3,4(Ăngxtơrông) - HS thấy được tỉ lệ trong các phân tử ADN khác nhau thì khác nhau và mang tính đặc trưng cho loài- HS trả lời, HS khác bổ sung. II. Cấu trúc không gian của phân tử AND (19p) - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.- Mỗi vòng xoắn cao (dài) 34(Ăngxtơrông) gồm 10 cặp Nu, đường kính vòng xoắn là 20 (Ăngxtơrông)- Các Nu giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung (NTBS).- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia+ Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:A = T; G = X => A+ G = T + X(A+ G): (T + X) = 1.Gọi tổng số Nu của p/tử ADN là N :N = A+T+G+XChiều dài của p/tử ADN là L : L = N/2. 3,4 (Ăngxtơrông)+ Tỉ số A+T/G+X đặc trưng cho loài.HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.Bài 1: Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau: - A – T – G – X – T – A – G – T – X – ? Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?Bài 2: Một phân tử ADN có số nucleotit loại A = 500 , X = 350 Tính số nu của mỗi loại ? Tính tổng số nu của phân tử ADN?HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. Hiện nay hệ gen của người đã được giải mã xong => Nhờ vậy trong y học người ta có thể phát hiện vị trí của gen bị bệnh => Đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Trong quá trình điều tra phá án, dựa vào mẫu ADN có thể xác định chính xác tội phạm gây án. Hay dựa vào mẫu ADN để xác định danh tính của nạn nhân đã chết hoặc mất tích lâu ngày mà không nhận dạng được.4. Dặn dò (3p): - Học trả lời câu hỏi cuối bài sgk/47 (Gv: Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi) - Đọc phần em có biết. - Nghiên cứu, soạn trước bài 16 “ADN và bản chất cuả gen”5. Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ADN
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 9
Môn học:
Sinh học
Xem:
1.477
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Hải Tuấn
Họ và tên:
Nguyễn Hải Tuấn
Đơn vị công tác:
Trung học cơ sở Thanh Ninh
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây