Học trực tuyến

Tuần hoàn máu

  •   Xem: 506
  •   Thảo luận: 0
TÊN BÀI: BÀI 18- TUẦN HOÀN MÁU
Số tiết: 01

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hoàn.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
- So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Phát triển được năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác với thầy cô và bạn bè để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
2.2. Năng lực đặc thù
- Hình thành cho học sinh năng lực thu nhận và xử lý thông tin: Đọc hiểu các kênh hình trong SGK.
- Năng lực tư duy: Thông qua phân tích, so sánh được hệ tuần hoàn kín  với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xử lý các tình huống khẩn cấp trong sơ cứu vết thương, chống mất máu hoặc ngăn máu độc về tim.
3. Phẩm chất:
- Có trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Có thái độ hợp tác, tích cực trong hoạt động học tập.
- Trung thực trong hoạt động nghiên cứu, hoạt động nhóm.
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức thực tế cơ thể người, sống lành mạnh và giữ gìn môt trường để bảo vệ sức khỏe.

II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Học sinh: chuẩn bị sách giáo khoa, học bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà.
2. Giáo viên:
+ SGK sinh học 11.
+ Tranh vẽ, hình hoặc mẫu vật có liên quan bài dạy: Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK.
+ Máy chiếu, các dụng cụ hỗ trợ,…
+ Các phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn.
+ Biên soạn các bài tập, các gói câu hỏi cụ thể: theo các mức độ trong từng hoạt động nhận thức.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu
- Gây hứng thú ngay từ đầu giờ cho học sinh kết nối nhóm với kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng sơ cứu vết thương
- Hướng học sinh đến một vấn đề kiến thức quan trọng trong bài: máu và sự vận chuyển máu trong hệ mạch
- Kết nối với bài học với tình huống học sinh còn chưa giải quyết được.
b. Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát slide bài báo về một tình huống gây vết thương ở cổ tay khiến máu chảy xối xả để đưa ra vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
          c. Sản phẩm
Gợi ý sản phẩm:
à Dùng tay, băng hoặc vải áp trực tiếp lên trên vết thương.
à Khi chảy máu thuyên giảm, băng lại bằng gạc sạch và giơ tay lên cao.
à Nếu máu vẫn chảy thì dùng tay ấn (hoặc băng garo) cách vết thương 3-5cm về phía tim.
à Trấn an nạn nhân không hoảng loạn
          d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: đưa slide bài báo về một tình huống gây vết thương ở cổ tay khiến máu chảy xối xả. Yêu cầu học sinh: nếu là người trực tiếp chứng kiến và ở cạnh nạn nhân em sẽ sơ cứu như nào?
- Học sinh đưa ra ý kiến của mình.
- Giáo viên hướng đến vấn đề cần tìm hiểu.
Tình huống vào bài:
- Tại sao phải ngăn mất máu? Nếu mất máu nhiều có thể gây hậu quả gì?
- Tại sao mất máu dẫn đến hôn mê và có thể tử vong? (định hướng giải quyết trong phần chức năng của hệ tuần hoàn)
- Tại sao phải đưa vết thương lên cao? (định hướng giải quyết trong phần hệ tuần hoàn kín kép)
- Tại sao phải trấn an tinh thần nạn nhân? (định hướng giải quyết trong phần hệ tuần hoàn kín kép)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
a. Mục tiêu
- Trình bày cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hoàn.
  b. Nội dung
- GV yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh hệ tuần hoàn ở người và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy cho biết các thành phần cấu tạo của Hệ tuần hoàn?
Câu 2: Em hãy cho biết máu đến phổi và các cơ quan để đảm nhận nhiệm vụ gì? Từ đó cho biết chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn?
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện
Nội dung dạy học

- GV đưa slide hình động về hệ tuần hoàn ở người, yêu cầu HS cho biết các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn?

- HS quan sát hình động, trả lời:
+ Dịch tuần hoàn:
+ Tim:
+ Mạch máu: ống dẫn máu
- GV chuyển slide với câu hỏi: Máu đến phổi và các cơ quan để thực hiện nhiệm vụ gì? Từ đó rút ra kết luận về chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.
- HS tư duy và trả lời:
Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất khí, sản phẩm hoạt động sống của tế bào (hormone, các ion,…)
- GV nhận xét, bổ sung
* Giải quyết tình huống khởi động: tại sao mất máu có thể hôn mê, tử vong?
- HS suy nghĩ dựa vào chức năng hệ tuần hoàn trả lời:
+ Mất máu → giảm các chất cung cấp cho tế bào não → hôn mê.
+ Mất máu → giảm các chất cung cấp cho tế bào tim → lực co tim yếu → không cung cấp đủ và kịp thời  các chất tới các bộ phận khác trên cơ thể
→ tử vong.
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung:
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc máu và dịch mô.
- Tim: bơm hút, đẩy máu di chuyển.
- Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch


2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn:
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.



* Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
a. Mục tiêu
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
- So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
  b. Nội dung
- Học sinh quan sát hình, hoàn thành bài tập xác định đặc điểm của các dạng hệ tuần hoàn.
- Rút ra được sự tiến hóa của hệ tuần hoàn.
c. Sản phẩm
- Đáp án các bài tập và câu trả lời của học sinh.

Tổ chức thực hiện
Nội dung dạy học

- GV cho HS quan sát hình ảnh Trùng cỏ và giun tơ, cơ thể có cấu tạo đơn bào hoặc là có cấu tạo đa bào nhỏ, dẹp. Các chất thấm qua bề mặt cơ thể và vào tế bào thực hiện trao đổi chất, đưa tình huống: hệ tuần hoàn có chức năng rất quan trọng. Vậy có phải tất cả các động vật đều cần đến hệ tuần hoàn hay không?
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu H18.1, 18.2- sgk hoàn thành bài tập:
 



Xác định các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở:
A. Có động mạch, tĩnh mạch.
B. Máu chảy với áp lực thấp, vận tốc máu chảy chậm.
C. Dịch tuần hoàn máu và nước mô.
D. Dịch tuần hoàn máu.
E. Có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
F. Tim -> Động mạch -> Khoang cơ thể -> TM - > Tim.

Xác định các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín:
A. Tim -> ĐM -> MM -> TM -> Tim.
B. Máu chảy với áp lực thấp, vận tốc máu chảy chậm.
C. Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình, vận tốc máu chảy nhanh.
D. Dịch tuần hoàn máu.
E. Có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
F. Tim -> Động mạch -> Khoang cơ thể -> TM - > Tim.



- HS nghiên cứu H18.1, 18.2- sgk hoàn thành bài tập.
- GV: Đặc điểm nổi bật phân biệt hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở?
- HS trả lời: Máu lưu thông trong hệ mạch kín, trao đổi chất qua thành mao mạch.







- GV chiếu slide H18.3 sgk, yêu cầu HS tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoàn chỉnh các câu sau:
+ Hệ tuần hoàn đơn có ...(1)....vòng tuần hoàn, tim có ... (2).... ngăn, máu chảy dưới ... (3)... và chảy chậm.
+ Hệ tuần hoàn kép có ...(4)....vòng tuần hoàn, tim có ... (5).... ngăn, máu chảy dưới ... (6)... và chảy nhanh.
- HS nghiên cứu H18.2- sgk điền các từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống thay các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoàn chỉnh các câu.
- GV yêu cầu:  Quan sát hình hệ tuần hoàn ở cá trên màn chiếu: Em hãy chỉ rõ đường đi của máu trong  hệ tuần hoàn đơn?
- HS suy nghĩ trả lời: Đường đi của máu: máu (giàu CO2) từ tim đến mang, nhận O2 (giàu O2) đi nuôi cơ thể (giàu CO2) trở về tim và tiếp tục chu trình.
- GV: Quan sát hình hệ tuần hoàn ở chim, thú trên màn chiếu: Em hãy chỉ rõ đường đi của máu trong  hệ tuần hoàn kép?
 - HS suy nghĩ trả lời: máu (giàu CO2) từ tim đến phổi nhận O2 (giàu O2) trở về tim, từ tim máu giàu O2 này đi nuôi cơ thể (trở thành máu giàu CO2) và trở về tim bắt đầu một chu trình mới.

* Giải quyết tình huống khởi động:
+ Tại sao phải đưa vết thương lên cao?
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời:
+ Để giảm áp lực của máu khi đi ngược chiều trọng lực.
+ Tại sao phải trấn an tinh thần nạn nhân?
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời:
+ Để tránh hoảng loạn sẽ tăng nhịp gây tăng áp lực mất máu.

- GV: đưa slide về về các dạng hệ tuần hoàn, yêu cầu học sinh  cho biết sự tiến hóa của hệ tuần hoàn?
Gợi ý: tiến hóa về hệ mạch, về cấu tạo tim, về máu đi nuôi cơ thể.
- HS: cá tim 2 ngăn vòng tuần hoàn đơn, lưỡng cư tim 3 ngăn vòng tuần hoàn kép ,bò sát ,chim và thú tim 4 ngăn và vòng tuần hoàn kép





II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Động vật chưa có hệ tuần hoàn
+ Cơ thể đơn bào
+ Cơ thể đa bào bậc thấp (kích thước nhỏ, dẹp).
à trao đổi chất qua bề mặt cơ thể.
à Không cần có hệ tuần hoàn.
- Động vật có hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn hở
- Đại diện: Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
- Đặc điểm:
+ Máu được tim bơm vào động mạch và tràn vào khoang cơ thể, trộn lẫn với dịch mô để trao đổi chất với tế bào, sau đó trở về tim.
+ Hệ mạch hở, không có mao mạch
+ Dịch tuần hoàn gồm máu và dịch mô
+ Máu chảy trong hệ mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
+ Phân phối máu kém hiệu quả, Máu không đi được xa
2. Hệ tuần hoàn kín
- Đại diện: mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.
- Đặc điểm:
+ Máu lưu thông liên tục trong mạch kín. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
+ Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín với áp lực cao hơn, vận tốc nhanh hơn, khả năng điều phối máu linh hoạt.
- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống gồm HTH đơn (ở cá) và HTH kép (động vật có phổi: lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
2.1. Hệ tuần hoàn đơn
- Đại diện: lớp cá
- Chỉ có một vòng tuần hoàn: máu từ tim à động mạch à mao mạch mang à động mạch lưng à mao mạch ở các cơ quan à tĩnh mạch àtim
- Tim: đơn giản, 2 ngăn
- Máu nuôi cơ thể: máu đỏ tươi, giàu oxi.
- Áp lực trung bình, tốc độ máu thấp hơn HTH kép.

2.2. Hệ tuần hoàn kép
- Đại diện: lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
- Máu đi hai vòng:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: tim à động mạch phổià mao mạch phổi à tĩnh mạch phổià tim
+ Vòng tuần hoàn lớn: tim à động mạch chủ àđộng mạch nhỏ à mao mạch ở các cơ quan à tĩnh mạch nhỏà tĩnh mạch chủ à tim
- Tim: từ 3 ngăn (lưỡng cư) à 4 ngăn song có vách hụt (bò sát) à 4 ngăn hoàn chỉnh (chim, thú).
- Máu nuôi cơ thể: máu pha nhiều à pha ít à ko pha.
- Áp lực, tốc độ máu cao hơn, máu đi được xa hơn.

* Kết luận về sự tiến hóa của hệ tuần hoàn
- Từ chưa có hệ tuần hoàn à có hệ tuần hoàn
- Từ tuần hoàn hở à hệ tuần hoàn kín
- Từ hệ tuần hoàn đơn à hệ tuần hoàn kép.
- Tim từ chỗ chưa phân hoá, chỉ là phần phình lên của mạch máu (ở giun đốt, chân khớp) à có cấu tạo phức tạp và hoàn chỉnh hơn: tim 2 ngăn (ở cá) à tim 3 ngăn, máu pha nhiều (ở lưỡng cư) à tim 4 ngăn nhưng có vách hụt, máu pha ít (bò sát) à tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn (ở chim và thú)

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn, phân biệt các dạng hệ tuần hoàn và chiều hướng tiến hóa.
b. Nội dung
- Gói 5 bài tập:
 1. Chức năng quan trọng nhất của hệ tuần hoàn là:
A. Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể.
B. Duy trì cân bằng nội môi.
C. Điều hoà nhiệt độ.
D. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
2. Vòng  tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ.
A. Dẫn máu đi nuôi nửa cơ thể phía trên.
B. Dẫn máu đi nuôi phổi.
C. Vận chuyển máu lên não.
D. Vận chuyển máu đến phổi để trao đổi khí.
3. Khi bạn bị dị vật cắm vào tay như hình trên bạn sẽ làm gì?

A. Rút dị vật ra khỏi cơ thế.
B. Chỉ là vết thương nhỏ không nghiêm trọng.
C. Bịt kín vết thương, đến các cơ sở y tế để sơ cứu vết thương.


4. Bạn sẽ sơ cứu như thế nào nếu gặp người bị ngất xỉu?
Đặt nạn nhân nằm ngửa đầu thấp hơn chân.
       B. Đặt nạn nhân nằm ngửa đầu cao hơn chân.
       C. Nới lỏng thắt lưng, cổ áo và những chỗ quần áo bó sát.
       D. Đặt đầu quay sang một bên.
          c. Sản phẩm:   1. A.               2. D.                        3. C .             4. A, C, D.
5. Nối các ô chữ để hoàn thành bài tập:
                   Cột A:                                                                   Cột B
Tôm



Hệ tuần hoàn đơn


Hệ tuần hoàn kép

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Tim có 2 ngăn

Tim có 3 hoặc 4 ngăn



Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Máu chảy dưới áp lực thấp, vận tốc chậm

Máu chảy dưới áp lực cao, vận tốc nhanh

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Một vòng tuần hoàn

Hai vòng tuần hoàn


d. Tổ chức thực hiện
- GV chuyển giao nhiệm vụ : lần lượt đưa ra các bài tập.
- HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành các bài tập.
- Giáo viên đánh giá và nhận xét kết quả của học sinh .
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- HS dựa trên các kiến thức đã được lĩnh hội để giải quyết vấn đề về các hiện tượng trong thực tế.
b. Nội dung
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các tình huống:
Tình huống 1: điều gì xảy ra nếu có nhiều quả tim trên một cơ thể?
Tình huống 2: Có những vết thương máu chảy chậm và ít, lại có những vết thương máu “phun xối xả”. Hãy đưa ra các lý do giải thích?
c. Sản phẩm
Tình huống 1:
- Ưu điểm: áp lực máu cao hơn, máu đi được xa hơn
- Hạn chế: Tốn năng lượng + khó điều hòa và kiểm soát hoạt động.
Tình huống 2:
Tùy kích cỡ vết thương.
Tùy vết thương lên loại mạch nào (mao mạch, động mạch hay tĩnh mạch).
Tùy vị trí vết thương gần hay xa tim.
Tùy động vật có hệ tuần hoàn hở hay kín.
d. Tổ chức thực hiện
- GV chuyển giao nhiệm vụ : đưa ra các tình huống.
- HS vận dụng kiến thức đã học, giải thích cho các tình huống.
- Giáo viên đánh giá kết quả và chốt vấn đề.
PHỤ LỤC:  Đáp án các bài tập  
Bài tập: Tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoàn chỉnh các câu sau:
+ Hệ tuần hoàn đơn có ...(1)....vòng tuần hoàn, tim có ... (2).... ngăn, máu chảy dưới ... (3)... và chảy chậm.
+ Hệ tuần hoàn kép có ...(4)....vòng tuần hoàn, tim có ... (5).... ngăn, máu chảy dưới ... (6)... và chảy nhanh.
Đáp án: (1) -1; (2)- 2; (3) – áp lực trung bình.
                 (4)- 2; (5) – 3 hoặc 4 ngăn;
                   (6) - áp lực cao.
 
Thông tin bài học
Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ quá trình chuyển hóa chất hữu cơ lấy từ môi trường ngoài. Trong đó các sản phẩm của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp đều phải thông qua hệ tuần hoàn để cung cấp cho cơ thể sinh vật => Hệ tuần hoàn có vai trò rất quan trọng, tìm hiểu về hệ tuần hoàn là một vấn đề cấp thiết cần được trang bị cho mỗi học sinh.Bài 18: Hệ tuần hoàn – Sinh học 11, cung cấp cho người học 2 nội dung trọng tâmI. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vậtKhi người học nắm vững được 2 nội dung trọng tâm của hệ tuần hoàn => người học sẽ vận dụng được các kiến thức đã học giải thích được một số hiện tượng thực tiễn (VD1: Có những vết thương chảy máu chậm và ít, lại có những vết thương máu phun xối xả. VD2: Tại sao khi bị thương chảy máu nếu người bệnh không được cầm máu kịp thời sẽ khiến người lịm dần, hôn mê và có thể tử vong). Và đặc biệt người học có thể vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống liên quan đến hệ tuần hoàn như: Biết cách sơ cứu vết thương chảy máu, sơ cứu người bị ngất sỉu, sơ cứu khi bị chảy máu cam, sơ cứu khi bị rắn độc cắn …
Tuần hoàn máu
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 11
Môn học:
Sinh học
Xem:
506
Tải về:
Thông tin tác giả
Vũ Thị Thu Hà
Họ và tên:
Vũ Thị Thu Hà
Đơn vị công tác:
Trường THPT Nguyễn Du
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây