Học trực tuyến

Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

  •   Xem: 920
  •   Thảo luận: 0

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Trích tiểu thuyết Tắt Đèn)

I. ĐỌC -  HIỂU CHÚ THÍCH
1. Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893-1954).
- Quê Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là huyện Đông Anh, Hà Nội).
- Xuất thân là một nhà nho gốc nông dân.
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng Tháng Tám.
* Một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố: Tắt Đèn (1939), Lều Chõng (1940), Việc Làng (1940).
2. Tác phẩm
- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố đăng trên báo Việt Nữ năm 1937; được in thành sách, xuất bản 1939.
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn”.
- Thể loại: tiểu thuyết.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả.
* Tóm tắt tiểu thuyết “Tắt đèn” (bao gồm đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”):
Câu chuyện trong ‘Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng quê - làng Đông Xá dưới thời Pháp thuộc, cổng làng bị đóng chặt. Bọn hào lí và lũ tay chân với roi song, dây thừng, tay thước, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sưu. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày.
Sau hai cái tang liên tiếp (tang mẹ chồng và tang chú Hợi), gia đình chị Dậu tuy vợ chồng “đầu tắt mặt tối” quanh năm mà vẫn “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, đến nay đã “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trời... Không có tiền nộp sưu, anh Dậu đã bị bọn cường hào “bắt trói như trói chó để giết thịt”. Chị Dậu tất tả ngược xuôi chạy vạy, phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợ chồng Nghị Quế để trang trải “món nợ Nhà nước”.
Lí trưởng làng Đông Xá bắt anh Dậu phải nộp suất sưu cho chú Hợi đã chết từ năm ngoái vì “chết cũng không trốn được nợ Nhà nước”. Bị ốm, bị trói, bị đánh... anh Dậu bị ngất đi, rũ như xác chết, được khiêng trả về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu còn “ốm rề rề” đang nghển cổ húp cháo thì tay chân bọn hào lí lại ập đến. Chúng lồng lên chửi mắng, bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Chị Dậu van lạy chúng tha trói chồng mình. Nhưng tên cai lệ đã gầm lên, rồi nhảy thốc vào trói anh Dậu khi anh Dậu đã lăn ra chết ngất. Chị Dậu nghiến hai hàm răng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng, những kẻ đã “hút nhiều xái cũ”.
Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Tri phủ Tư Ân thấy Chị Dậu có nước da đen giòn, đôi mắt sắc đã giở trò bỉ ổi. Chị Dậu đã tạt cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô, rồi vùng chạy... Món nợ nhà còn đó, chị Dậu phải lên tỉnh đi ở vú. Một đêm tối trời, cụ cố thượng đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy thoát ra ngoài, trong khi trời tối đen như mực, “tối như cái tiền đồ của chị”...

II. ĐỌC -  HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Bố cục
Gồm có 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “ngon miệng hay không”: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
Phần 2: Đoạn còn lại: Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
3. Phân tích
a. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng
- Chị Dậu quạt cháo cho chóng nguội.
- Chị rón rén bưng đến chỗ chồng nằm.
- Chị chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không.
Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, yêu thương chồng con.
b. Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
CAI LỆ
CHỊ DẬU
Nhiệm vụ: Tróc nã thuế sưu.
- Sầm sập tiến vào.
- Giọng hầm hè.
- Bịch vào ngực chị Dậu.
- Tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.
- Ngã chỏng quèo, miệng nham nhảm thét trói.



→ Cai lệ là kẻ hống hách thô bạo, không có nhân tính.
Xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn ác vô nhân đạo.
Tình cảnh: Thiếu sưu.
- Run run, thiết tha.
- Chị dậu van xin tha thiết
- Chị Dậu liều mạng cự lại.
- Chị Dậu phản kháng, nghiến hai hàm răng.
- Túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa.
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
- Hành động tự phát.

Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của chị Dậu xuất phát từ tình yêu thương chồng con.
Tức nước vỡ bờ - Có áp bức có đấu tranh.
 c. Ý nghĩa nhan đề
- “Tức nước vỡ bờ” trước hết là một thành ngữ dân gian chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: Nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ.
- Phản ánh quy luật tất yếu: có áp bức thì có đấu tranh.
Thể hiện sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực.
- Ngoài ra, tác giả còn cho người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương lại vừa dũng cảm mạnh mẽ.
2. Nghệ thuật
- Khắc họa nhân vật điển hình, nghệ thuật tương phản nổi bật tính cách nhân vật.
- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc, chi tiết giàu kịch tính.
* Ghi nhớ: SGK trang 33.

 
Thông tin bài học
Nhóm giáo viên trường THCS Lương Khánh Thiện - Kiến An - Hải Phòng.
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
920
Tải về:
Thông tin tác giả
Huỳnh Thị Thùy Dương
Họ và tên:
Huỳnh Thị Thùy Dương
Đơn vị công tác:
Trường THCS Hưng Lễ
Địa chỉ:
Ấp Hưng Hòa Tây, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây