Học trực tuyến

Tỏ lòng (Thuật hoài)

  •   Xem: 1665
  •   Thảo luận: 0
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông - Nguyên.
2. Tác phẩm Tỏ lòng
  1. Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời vào cuối năm 1284, khi đang cùng quân sĩ trấn giữ biên ải, lúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (lần 2) đã rất gần.
  2. Nhan đề “Thuật hoài
        Thuật: kể, bày tỏ.
        - Hoài: nỗi lòng
   è Bày tỏ nỗi lòng.
  1. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  2. Bố cục: 2 phần.
        - Hai câu đầu: Vóc dáng ùng dũng
        - Hai câu sau: Khát vọng anh hùng
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, giải thích từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
  1. Hai câu đầu: Vóc dáng hùng dũng
       - Âm hưởng, giọng điệu: khoẻ khoắn, mạnh mẽ, hùng tráng.
       - Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần:
  • Hành động: cầm ngang ngọn giáo à tư thế hùng dũng, hiên ngang, sẵn sàng đối mặt với tất cả khó khăn để chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
  • Không gian: non sông à rộng lớn, bao la.
  • Thời gian: trải mấy thu à thời gian dài, không xác định.
à Trang nam nhi có chí khí mạnh mẽ, có khát vọng lớn lao.
       - 
Hình ảnh quân đội nhà Trần:
  • Ba quân: tiền quân, trung quân, hậu quân à tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc.
  • Nghệ thuật so sánh: khẳng định khí thế hào hùng và sức mạnh như vũ bão của đội quân nhà Trần.
à Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A.
àCách nhìn của tác giả: kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn.
*Tiểu kết: Với giọng điệu ngợi ca, hào sảng, hai câu thơ đầu đã miêu tả hình ảnh con người thời Trần lồng vào hình ảnh quân đội nhà Trần thật sinh động với vẻ đẹp hoành tráng manh tính chất sử thi, mang vẻ đẹp của thời đại – thời đại mang “hào khí Đông A”.
  1. Hai câu sau: Khát vọng anh hùng
       - Giọng điệu: Trầm lắng, suy tư à Bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở, nhiều tâm sự.
       - Tâm sự: “nợ công danh” à vừa là lí tưởng vừa là món nợ mà kẻ nam nhi phải trả
       - Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp
             (Cái chí)    + lập danh (để lại tiếng thơm)
        - Nỗi “thẹn” của tác giả (cái tâm): Tự xấu hổ khi bản thân còn nhiều điều chưa hoàn thiện.
  • Thấy mình chưa trả xong nợ công danh.
  • Thấy mình chưa có được mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
à Mong muốn cống hiến cho dân, cho nước, nỗi thẹn nâng cao nhân cách con người. Đây cũng chính là cái “tâm” của người anh hùng mà muôn đời sau ca tụng, tôn vinh.
* Tiểu kết: Hai câu thơ không chỉ bộc lộ khát vọng riêng của bản thân nhà thơ mà còn thể hiện khát vọng của một dân tộc, một đất nước, một triều đại trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
  1. Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:
        - Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.
        - Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.
        - Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
        - 
Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
        - 
Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
b. Ý nghĩa văn bản
Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
III. LUYỆN TẬP
Sắp xếp lại trật tự các câu văn để được đoạn văn hòan chỉnh với nội dung phân tích câu thơ đầu tiên.
ĐÁP ÁN
Câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ:
                                                                                         Múa giáo non sông trải mấy thu
Hai chữ “múa giáo” trong lời dịch chưa thể hiện được hai từ hoành sóc của câu thơ chữ Hán: Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh con người đang cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) mà trấn giữ đất nước. Cây trường giáo ấy như phải đo bằng chiều ngang của non sông. Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ. Con người kỳ vĩ như át cả không gian bao la. Làm nổi bật hình ảnh con người kỳ vĩ là một bối cảnh không gian, thời gian kỳ vĩ. Không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông. Thời gian đâu phải là chốc lát mà là mấy năm rồi (kháp kỷ thu).
IV. VẬN DỤNG
Tìm những bài thơ/ tác phẩm văn xuôi cùng thời kỳ thể hiện rõ được hào khí Đông A của dân tộc.
Gợi ý:
       - Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu
       - Qua cửa Hàm Tử - Trần Lâu
Thông tin bài học
Bài Tỏ lòng (Thuật hoài), chương trình Ngữ văn lớp 10 (Chương trình chuẩn)Trường THPT Chuyên Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Tỏ lòng (Thuật hoài)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
1.665
Tải về:
Thông tin tác giả
NGUYỄN THỊ DỊU
Họ và tên:
NGUYỄN THỊ DỊU
Đơn vị công tác:
Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây