Học trực tuyến

Tỏ lòng (Thuật hoài)

  •   Xem: 608
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
THUẬT HOÀI
( TỎ LÒNG)
                                                  PHẠM NGŨ LÃO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:  Sau khi học xong bài này HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
- Thấy được nghệ thuật của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
- Thông hiểu: Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu  từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Vận dụng thấp: Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua văn bản
- Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng Ispring suit 9 – Camtasia 9
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Hs xem video  giới thiệu nhân vật lịch sử.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu video
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video
Bước 3:
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt HS vào bài học mới.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Phạm Ngũ Lão chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi ông vẫn đứng cùng hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần, của dòng văn học yêu nước. Bài “Thuật hoài” là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (Quý tinh túy, không cốt nhiều). Tiết học hôm nay, cô cung các em tìm hiểu bài thơ này. Mời các em mở sách giáo khoa trang 115 chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Mục đích: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm “Thuật hoài”.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu Học sinh đọc Tiểu dẫn SGK và xem đoạn video giáo viên trình chiếu để có những kiến thức về tác giả, tác phẩm.








GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trước khi đọc hiểu về tác phẩm
 ?Bài thơ "Tỏ Lòng" có thể được ra đời trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên lần hai năm 1284 đúng hay sai ?
?Nhan đề Tỏ lòng được hiểu là bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng đúng hay sai ?
?Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời
+ Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)
+ Quê quán:  Người làng Phù Ủng – huyện Đường Hào (nay là Ân Thi – Hưng Yên)
+ Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến  chống  quân Mông - Nguyên xâm lược.
* Tác phẩm tiêu biểu:
+ “Thuật hoài” (Tỏ lòng)
+ “Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương(Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương) .
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ "Tỏ Lòng" có thể được ra đời trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên lần hai    năm 1284
b. Nhan đề
- “Thuật”: kể lại, bày tỏ
- “hoài”: Nỗi lòng
" Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng
c. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
d.  Bố cục
- Hai câu đầu: Vóc dáng hào hùng
- Hai câu sau: Khát vọng hào hùng

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
a. Mục đích: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng; nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c.  Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh đọc và so sánh nguyên tác và bản dịch thơ?























GV yêu cầu học sinh tìm hiểu, khám phá nội dung kiến thức bài thơ
Câu 1. Vẻ đẹp của con người thời Trần được tái hiện qua những hình ảnh nào? Từ những hình ảnh đó, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của con người thời Trần?
Câu 2. Sức mạnh của quân đội nhà Trần được diễn tả qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?
Câu 3. Nợ công danh mà tác giả nói tới trong hai câu thơ cuối có thể hiểu theo nghĩa nào?
Câu 4. Phân tích ý nghĩa của nỗi thẹn trong  câu thơ cuối.
Câu 5. Qua những lời thơ tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động cá nhân: Học sinh huy động kiến thức để trả lời câu hỏi và hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm trước khi đi vào phần kiến thức tiếp theo.
Bước 3: Giáo viên thuyết giảng
Bước 4: Giáo viên chốt và chuyển ý
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc và so sánh nguyên tác - bản dịch
- Nguyên tác
Câu 1
+ “Hoành sóc”: Cầm ngang ngọn giáo.
à lột tả được nội lực, sức mạnh, tư thế chủ động.
- Dịch thơ
+ Múa giáo”: Biểu diễn võ thuật sử dụng cây giáo à thiên về phô diễn tài năng uyển chuyển, điêu luyện.
Câu 2
- Nguyên tác
+ “Tam quân tì hổ”: Ba quân dũng mãnh như hổ báo
à Thể hiện sức mạnh của ba quân như hổ báo
- Dịch thơ
+ “Ba quân khí mạnh”: khí thế mạnh mẽ của ba quân.
à Chưa thể hiện rõ được sức mạnh của ba quân.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hai câu đầu: Vóc dáng hào hùng
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”.
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Câu 1
 “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”   
(“Múa giáo non sông trải mấy thu”)
- Tư thế: Hoành sóc”(múa giáo): Cầm ngang ngọn giáo
" Chủ động, tự tin, hiên ngang, vững chãi
- Không gian: “giang sơn”(non sông): đất nước 
" Rộng lớn, kì vĩ.
- Thời gian: “kháp kỉ thu”(trải mấy thu): Chỉ thời gian đằng đẵng
" Tư thế đẹp đẽ, hiên ngang, tinh thần kiên cường, ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu bảo vệ non sông.
Ê Tầm vóc của người trai được nâng lên ngang tầm đất nước
Câu 2
        Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
      (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
+ “Tam quân”: Quân đội nhà Trần; Sức mạnh dân tộc
+“Tam quân tì hổ”: sức mạnh như hổ báo
+ “khí thôn ngưu”: nuốt trôi trâu; át sao ngưu
- Nghệ thuật: So sánh, phóng đại
" Cụ thể hóa sức mạnh vật chất và khái quát hóa sức mạnh tinh thần của quân đội nhà Trần.
=>  Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần với khí thế mạnh mẽ, hùng dũng ngất trời, bách chiến, bách thắng.
=> Tầm vóc của ba quân được nâng lên ngang tầm vũ trụ.
Tóm lại: Với nhịp thơ nhanh, mạnh hào hùng. Hai câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn. Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - Hào khí Đông A.
b. Hai câu cuối: Khát vọng hào hùng
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
Câu 3
Nam nhi vị liễu công danh trái
 (Công danh nam tử còn vương nợ)
+  “Công”: Chiến công:  Lập công để lại sự nghiệp
+ “Danh”: Danh tiếng: Lập danh để lại tiếng thơm
" Ý thức trách nhiệm đối với dân, với nước.
Câu 4
  Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
+ “Thẹn xấu hổ, hổ thẹn.
+ Vũ hầu: Gia Cát Lượng
¨Cái thẹn khiêm nhường, cao cả của người có nhân cách lớn.
ÊLà người có khát vọng cống hiến hết mình cho non sông đất nước.
Tóm lại: Với giọng thơ sâu lắng thiết tha, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng, hoài bão lớn lao, lý tưởng sống cao cả: Lập sự nghiệp để lưu danh hậu thế.
 
Hoạt động 3: hướng dẫn HS tổng kết
a. Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh huy động kiến thức để tổng kết nội dung và nghệ thuật.

Bước 3: Giáo viên thuyết giảng
Bước 4: Giáo viên chốt ý và tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy
III. Tổng kết
1. Nội dung
  • Lí tưởng cao cả của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
  • Tự hào về thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
2. Nghệ thuật
  • Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu giá trị biểu cảm.
  • Hình ảnh kì vĩ, hoành tráng đậm chất sử thi

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.  Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão?
A. Khắc hoạ hình tượng trang nam nhi vơi lí tưởng, nhân cách cao cả và vẻ đẹp hào hùng của thời đại.
B. Khắc hoạ tầm nhìn xa trông rộng sự trường tồn của dân tộc.
C. Thể hiện ý chí căm thù cà tinh thần quyết tâm chiến đấu của đội quân chính nghĩa.
D. Khắc hoạ bằng những chiến công lừng lẫy của quân dân đời trần.
Câu 2: Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm nghệ thuật bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
A. Cô đọng, hàm súc.
B. Giọng điệu hào hùng
C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố
D. Hình ảnh giàu sức biểu cảm
c. Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Qua những lời tỏ lòng của người tráng sĩ thời Trần, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay đối với quê hương, đất nước? Hãy bày tỏ ý kiến bằng một đoạn văn 7- 10 dòng.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 10
- Thiết kế bài giảng 10
- Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1)
- Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học 10
- Văn bản văn học 10
- https://youtube/
- Thuvienhoclieu.com
- Violet.vn

 
Thông tin bài học
Cung cấp tri thức về tác giả Phạm Ngũ Lão. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người tráng sĩ thời Trần và sức mạnh quân đội Nhà Trần. Đồng thời, thấy được khát vọng và nhân cách cao đẹp của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Tỏ lòng (Thuật hoài)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
1.689
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Thủy, Tăng Thị Len, HOÀNG THỊ VINH
Họ và tên:
Nguyễn Thị Thủy, Tăng Thị Len, HOÀNG THỊ VINH
Đơn vị công tác:
Trường THPT Trần Nguyên Hãn
Địa chỉ:
62 Lê Văn Lộc, Phường 9, TP Vũng Tàu, Tỉnh BRVT
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây