Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Mục tiêu: HS hiểu được những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm - Hình thức: Làm việc cá nhân |
|||
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phạm Ngũ Lão (1255 -1320), người làng Phù Ủng – huyện Đường Hào (nay là Ân Thi – Hưng Yên). - Xuất thân từ tầng lớp bình dân, là người có tài, có tâm, tận trung với vua với nước. - Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. - Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. 2. Tác phẩm a. Đọc b.Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời trong không khí nhà Trần quyết chiến quyết thắng chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (1285). c. Nhan đề “Thuật hoài”: + Thuật: kể, bày tỏ + Hoài: nỗi lòng -> Bày tỏ khát vọng và hoài bão trong lòng d. Bố cục - Thể loại - Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt. - Hai câu đầu: Hình tượng tráng sĩ và quân đội nhà Trần. + Phần 2: Nỗi lòng của tác giả |
Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão. GV chiếu video giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão đặt câu hỏi - Tác giả ở đâu? - Tác giả có công lao gì? - Tác giả để lại mấy bài thơ? GV chốt kiến thức Giới thuyết về cuộc gặp gỡ của Phạm Ngũ Lão và Trần Hưng Đạo - Đọc tác phẩm và nêu hoàn cảnh sáng tác? Em hiểu thế nào về nhan đề “Thuật hoài”? Gv nhận xét- chốt ý Bài thơ viết theo thể thơ gì? Nêu bố cục của tác phẩm. Gv kết luận |
HS đọc tiểu dẫn trong SGK, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu xem video và trả lời HS ghi chép - Đọc diễn cảm và giải nghĩa từ khó HS trả lời HS đọc tác phẩm, trả lời |
|
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS hiểu được vẻ đẹp của con người thời Trần - Hình thức: Làm việc cá nhân |
|||
II. Đọc hiểu văn bản 1. So sánh nguyên tác và dịch thơ + Câu 1: Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáo -> Dịch là “Múa giáo” tuy hay nhưng chưa lột tả hết được khí thế, thần thái của tráng sĩ trong nguyên tác. + Câu 2: Tì hổ: Hổ báo -> Câu thơ dịch tuy đảm bảo hùng khí của quân đội nhà Trần nhưng làm mất đi hình ảnh so sánh khí thế mạnh mẽ như hổ báo của ba quân. + Câu 3, 4: Dịch sát với nguyên tác chữ Hán. 2. Hai câu đầu:Hình tượng tráng sĩ và quân đội nhà Trần. - Câu 1: Hình ảnh tráng sĩ + Tư thế: Hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) -> Tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu. + Không gian: Giang sơn (non sông) + Thời gian: Kháp kỉ thu (đã mấy thu) -> Thời gian dài, không gian rộng lớn. -> Hình ảnh tráng sĩ hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. - Câu 2: Hình ảnh “ba quân” nhà Trần + Tam quân: tiền quân, trung quân, hậu quân -> hình ảnh quân đội nhà Trần. + “Khí thôn Ngưu” (Khí mạnh nuốt trôi trâu): NT: So sánh (như hổ báo) Phóng đại (nuốt trôi trâu) -> Thể hiện sức mạnh tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội quân và khí thế hào hùng của thời đại nhà Trần. => Tiểu kết: Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”. 3. Hai câu sau: Nỗi lòng của tác giả - Câu 3: Cái chí của người anh hùng + Khát vọng lập công (để lại sự nghiệp) danh (để lại tiếng thơm) cho thỏa “chí nam nhi”. + Khát vọng được đem tài chí “tận trung báo quốc” của người anh hùng thời Trần. + Lí tưởng của Phạm Ngũ Lão: Công danh là món nợ, là trọng trách mà trang nam nhi phải trả. Phạm Ngũ Lão tự thấy mình chưa trả xong nợ công danh (“vương nợ”). Qua đó thấy được ý thức trách nhiệm to lớn của tác giả với giang sơn, xã tắc. - Câu 4: Cái tâm của người anh hùng. + Tác giả “thẹn” vì chưa có tài mưu lược, chưa lập được công trạng to lớn trừ giặc cứu nước như Gia Cát Lượng đời Hán. => Tiểu kết: Phạm Ngũ Lão là một người anh hùng có khát vọng hào hùng, nhân cách cao cả. Đại diện cho lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. III. Tổng kết 1. Nội dung Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. 2. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. |
Bước 1: So sánh nguyên tác và bản dịch GV: So sánh nguyên tác và bản dịch Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch? ? Câu 2 dịch thiếu chữ nào? GV: chốt ý Bước 2: Tìm hiểu hai câu đầu Chủ thể trữ tình trong tác phẩm là tác giả - tráng sĩ đời Trần. Gv: Hai câu thơ đầu, tác giả bày tỏ niềm tự hào về tư thế hiên ngang của người tráng sĩ và khí thế hùng dũng quyết chiến quyết thắng của quân đội nhà Trần. ? Tráng sĩ xuất hiện với tư thế, vóc dáng như thế nào? ? Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian? ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người tráng sĩ? GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức * Câu 2: ? Tác giả sử dụng biện pháp NT nào? Em cảm nhận ntn về sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”? - Từ những hình ảnh đó, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của con người thời Trần? " Vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất của ba quân, vứa khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đất nước đang bừng bừng hào khí Đông A. Bước 3: Tìm hiểu hai câu sau Gv: Trong quan niệm của Nho giáo chính thống, công danh được coi là thước đo của kẻ làm trai. Có công danh thì mới có quyền tự hào với đời, với dân , với nước. Sau này Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” Tác giả bộc lộ tâm sự gì qua câu thơ? - Nợ công danh mà tác giả nói tới trong hai câu thơ cuối có thể hiểu theo nghĩa nào? GV: bổ sung ? Tác giả “thẹn” vì sao? Gv: Vũ hầu Khổng Minh Gia Cát Lượng là bậc kì tài, quân sư nổi tiếng tài đức giúp Lưu Bị lập nên sự nghiệp lớn, thống nhất nhà Hán ? Qua đó em có cảm nhận ntn về con người Phạm Ngũ Lão? GV: Nhận xét- chốt ý Bước 4: Gv hướng dẫn HS tổng kết GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Thuật hoài”. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. |
HS đọc và so sánh HS trả lời HS đọc bài, phân tích HS: suy nghĩ, trả lời HS lắng nghe HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ trả lời HS lắng nghe HS đọc hai câu sau HS suy nghĩ trả lời HS lắng nghe HS rút ra nhận xét HS khái quát |
|
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Mục đích: Phát triển năng lực nghiên cứu, năng lực sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học. - Hình thức: Làm việc cá nhân |
||
Gợi ý :
- Tuổi trẻ hôm nay và ngày mai cần biết sống có hoài bão, quyết tâm thực hiện lí tưởng, kết hợp công danh, sự nghiệp cá nhân với sự nghiệp chung của nhân dân, đất nước. |
Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Hình ảnh “Hoành sóc” thể hiện: A – Khí thế sục sôi B – Tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu C – Lòng can đảm và ý chí mạnh mẽ 2. Cụm từ “Khí mạnh nuốt trôi trâu” được hiểu là: A – Khí thế mạnh mẽ B – Khí thế hào hùng, quyết chiến quyết thắng C – Khí thế hiên ngang 3. “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây: A - Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). B – Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. C – Cả hai nghĩa trên. 4. Qua những lời thơ tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai? |
HS đọc và làm bài |
Ý kiến bạn đọc