Học trực tuyến

Lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

  •   Xem: 3423
  •   Thảo luận: 0
                            KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
 
PHÊ DUYỆT     
Ngày 7 tháng 9 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
                (Đã duyệt)


         Phạm Ngọc Thiện
                                                       
Môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Bài 1: Lich sử, truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Đối tượng: Học sinh khối 10
Năm học: 2020-2021

Phần I
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. MỤC ĐÍCH
        Nhằm giáo dục toàn diện cho HS về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng với lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang, sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang.
B. YÊU CẦU
Sau khi tiếp thu xong bài này, học viên có khả năng:
1. Về nhận thức:
- Hiểu được nét chính về lịch sử, bản chất của quân đội  nhân dân Việt Nam.
- Hiểu được bài học dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường cùng tài thao lược cũng như nghệ thuật quân sự qua từng giai đoạn.
3. Về thái độ:
Hình thành ý thức trân trọng, tự hào với lịch sử hào hùng, vẻ vang trong chiến đấu của quân đội  nhân dân Việt Nam. Có ý thức tu dưỡng rèn luyện, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội nhân dân, góp phần đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG
 
  1. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam
  3. Lịch sử, truyền thống Dân Quân Tự Vệ Việt Nam
   B. TRỌNG TÂM: Truyền thống  của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
III. THỜI GIAN:
Gồm 4 tiết
 
  • Tiết 1: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam
  • Tiết 2: Lịch sử công an nhân dân Việt Nam, Truyền thống công an nhân dân Việt Nam
  • Tiết 3: Dân quân tự vệ Việt Nam
  • Tiết 4: Ôn tập
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC:
Giới thiệu bài theo hình thức tập trung, lấy từng lớp học để nghiên cứu, thảo luận và giúp nhau nghiên cứu để hiểu sâu, nắm chắc bài.
B. PHƯƠNG PHÁP:
1. Giáo viên: Phương pháp thuyết trình, phân tích, nêu vấn đề, hỏi đáp, đàm thoại.
- Thuyết trình, giảng giải, phân tích.
- Nêu vấn đề cho học sinh giải quyết.
2. Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu tài liệu; nghe, quan sát, trả lời các câu hỏi; ghi chép, tập trung theo dõi nắm chắc nội dung.
V. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt.
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
1. Giáo viên: Có giáo án được thông qua biên soạn theo giáo trình tập huấn 2017 và theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GDĐT, các phương tiện dạy học khác. Kế hoạch giảng bài, các tài liệu liên quan đến bài học, sổ điểm, sổ điểm danh. GV thục luyện thuần thục giáo án.
2. Học sinh: Trang phục đúng qui định, vở bút ghi chép nội dung bài học, sách giáo khoa GDQP-AN 10 thực hiện dúng yêu cầu của giáo viên.



Phần II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI: 5’
1. Nhận lớp, kiểm tra quân số, chấn chỉnh đội hình, báo cáo cấp trên (nếu có)
2. Quy định buổi học: Phổ biến quy định kỷ luật, vệ sinh lớp học…
3. Kiểm tra bài cũ: (nếu có)
4. Hạ khoa mục:  Tên bài; mở đầu,  mục đích, yêu cầu; Nội dung và thời gian; Tổ chức, phương pháp, phổ biến ý định giảng bài
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI:

 
Thứ tự,
nội dung
Thời gian Phương pháp Vật chất
Giáo viên Người học  
Mở đầu 5 phút Thuyết trình Nghe Bài giảng, kế hoạch giảng bài, laptop
  1. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
I- LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
1.Thời kỳ hình thành
2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
a)Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)
b)Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 - 1975).
c) Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.









15 phút















 
Diễn giảng, đàm thoại Nghe, ghi, trực quan, trả lời câu hỏi Bài giảng, kế hoạch giảng bài, laptop
 
II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:
1.Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
2.Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
3. Gắn bó máu  thịt với nhân dân.
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.
5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước.
6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế.



15phút










 
Diễn giảng, đàm thoại Nghe, ghi, trực quan, trả lời câu hỏi Bài giảng, kế hoạch giảng bài, laptop
 
Kết luận 5 phút
 
Thuyết trình Nghe Bài giảng, kế hoạch giảng bài
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 5 phút
- Hệ thống lại nội dung bài:
+ Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Giáo viên gọi  học sinh kiểm tra nhận thức.
- Giáo viên định hướng học sinh nghiên cứu nội dung tiếp theo: Xem tiếp phần II- Lịch sử, truyền thống công an nhân dân Việt Nam.
- Nhận xét buổi học, xuống lớp.

 
Ngày 6  tháng 9 năm 2021
NGƯỜI THÔNG QUA
(Đã duyệt)


           TỔ TRƯỞNG
                 Nguyễn Văn Ký
Ngày 2  tháng 9  năm 2021
                  NGƯỜI BIÊN SOẠN



GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Cẩm Tiên





MỞ BÀI
Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Việt Nam bao gồm có LLVT chuyên trách và LLVT bán chuyên trách của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, có nhiệm vụ chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHXN) và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Điều 65, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
NỘI DUNG
A. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
I- LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
1. Thời kỳ hình thành:
- Chính cương vắn tắt của Đảng, tháng 2/1930 đã đề cập tới việc: “ tổ chức ra quân đội công nông”. Tiếp đó luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông”.
- Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng các đội vũ trang đã ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh; đội du kích Nam Kì; đội du kích Bắc Sơn; đội du kích Ba Tơ…
- Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
- Tháng 4/1945, hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: “Việt Nam giải phóng quân”.
2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược:
a) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:( 1945- 1954)
- Quá trình phát triển:
+ Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. Sau cách mạng tháng tám, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”. Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1951, đổi tên là QĐNDVN.
- Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
+ Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947.
+ Chiến thắng Biên giới năm 1950.
+ Chiến thắng Tây Bắc 1952.
+ Chiến dịch Thượng Lào 1953.
+ Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ.
b)Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược: (1954 - 1975)
- Từ năm 1954 – 1965, lực lượng quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy, luyện tập lập công, góp phần thắng lợi trong công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế, làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Ngày 15/1/1961 các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi: “ Quân giải phóng”.
+ Năm 1961 – 1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
+ Từ năm 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
+ Từ 1968 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
+ Quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái.
+ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
c) Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và nhân dân.
- Hiện nay, quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia công tác phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:
1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng:
- Sự trung thành của QĐND Việt Nam, trước hết được thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của quân đội nhân dân.
- Đảng lãnh đạo quân đội nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. Tổ chức Đảng trong quân đội được thực hiện theo hệ thống dọc từ trung ương đến cơ sở. Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội.
- Khái quát và khen ngợi quân đội ta, Bác Hồ nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng:
- Là đội quân nhỏ nhưng đánh thắng nhiều đế quốc to, quân đội nhân dân đã làm nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. Truyền thống đó trước hết được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không chịu hi sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng.
3. Gắn bó máu  thịt với nhân dân:
 Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Với chức năng : đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân.
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh:
- Sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác nghiêm minh.
- Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ và giữa lãnh đạo với chỉ huy.
- Hệ thống điều lệnh, điều lệ và những quy định trong quân đội chặt chẽ, thống nhất được cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành.
5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước:
Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội nhân dân gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kì. Qua đó quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế:
Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu không những giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Biểu hiện tập trung cho truyền thống đó là sự liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với quân đội Pathet Lào và bộ đội yêu nước Camphuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chiến dịch “ thập đại vạn sơn” là bằng chứng về liên minh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân trung quốc.


KẾT LUẬN
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu của sự nghiệp đổi mới, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tích cực mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng. Chính trị nước ta ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Địa vị pháp lý, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng vững chắc.
Tuy vậy, đất nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều yếu kém về kinh tế - văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó là các thế lực thù địch, phản động đang ra sức thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” và thúc đẩy phân hóa nội bộ, khiến chúng ta phải đối mặt với những khó khăn thách thức mới.  Vì vậy, việc giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng của quân đội  nhân dân Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết, là một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa vừa cấp bách, vừa lâu dài và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân tiến hành có hệ thống.
Có thể nói, lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng thành trong nhiều năm qua đã chứng minh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, quân đội  nhân dân Việt Nam cũng luôn nêu cao bản chất của một đội quân cách mạng, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xây đắp nên truyền thống kiên cường, bất khuất.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Câu 1: Nêu thời kỳ hình thành quân đội nhân dân Việt Nam?
Câu 2: Trình bài thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam?
Câu 3: Sau khi giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì quân đội ta đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như thế nào?
Câu 4: Từ khi xây dựng, chiến đấu, trưởng thành đến nay quân đội ta đã viết nên những truyền thống vẽ vang nào?
 
Thông tin bài học
A. MỤC ĐÍCH Nhằm giáo dục toàn diện cho HS về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng với lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang, sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang.B. YÊU CẦUSau khi tiếp thu xong bài này, học viên có khả năng:1. Về nhận thức:- Hiểu được nét chính về lịch sử, bản chất của quân đội nhân dân Việt Nam. - Hiểu được bài học dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường cùng tài thao lược cũng như nghệ thuật quân sự qua từng giai đoạn.3. Về thái độ:Hình thành ý thức trân trọng, tự hào với lịch sử hào hùng, vẻ vang trong chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam. Có ý thức tu dưỡng rèn luyện, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội nhân dân, góp phần đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Giáo dục quốc phòng - an ninh
Xem:
3.423
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Họ và tên:
Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Đơn vị công tác:
Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây