stt | Nội dung | Minh họa |
Silde 3,4,5 |
Hoạt động 1: Khởi động a.Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b.Nội dung:Hs quan sát thí nghiệm c.Tổ chức thực hiện: - GV lần lượt thả các quả trứng vào trong ba cốc A,B,C đưng chất lỏng - Hs quan sát thí nghiệm d.Sản phẩm - Cốc A:quả trứng nổi lên - Cốc B: quả trứng lơ lửng - Cốc C: quả trứng chìm xuống |
|
Silde 6,7,8 Silde 9,10,11 12 |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Hoạt động tìm hiểu điều kiện vật nổi,vật chìm a. Mục tiêu: Giải thích được điều kiện vật nổi, vật chìm khi nhúng vật vào trong chất lỏng b.Nội dung:Hs thu thập thông tin qua câu c1,c2 hoàn thành kết luận c.Tổ chức thực hiện: Gv cung cấp thông tin thông qua câu c1,c2 Hs hoàn thành kết luận d.Sản phẩm - Nhúng 1 vật vào trong chất lỏng thì: +Vật nổi lên khi : P < FA +Vật lơ lửng khi : P = FA +Vật chìm xuống khi : P >FA *Hoạt động tìm hiểu công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng a. Mục tiêu: - Nhận biết được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. b.Nội dung: Hs hoàn thành C3,4,5 từ đó rút ra công thức tính độ lớn lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng c.Tổ chức thực hiện GV yêu cầu hs thu thập thông tin qua thí nghiệm mô phỏng hoàn thành câu c3,4,5 Lưu ý hs phân biệt trường hợp vật chìm trong chất lỏng và trường hợp vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng C.Sản phẩm: C3: Vì trọng lượng của miếng gỗ nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét (Pgỗ < FA) C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P và lực đẩy Ác-Si-Mét FA bằng nhau. Vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng. C5: B. V là thể tích của cả miếng gỗ |
|
Silde 13 |
Hoạt động 3: Luyện tập a.Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học b.Nội dung: Hs truy cập vào google biểu mẫu hoàn thành các bài tập rồi nộp về cho giáo viên c.Tổ chức thực hiện Gv chuẩn bị bài tập trên google biểu mẫu và cung cấp link để hs truy cập và hoàn thành d.Sản phẩm câu 1: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác si mét được tính như thế nào? Bằng trọng lượng vật. Câu 2: Thả một vật vào hai chất lỏng khác nhau.Cả hai trường hợp vật đều nổi.So sánh lực đẩy Ác si mét trong hai trường hợp FA1 = FA2 Câu 3: Thả vật 1 và vật 2 có khối lượng lần lượt là 4kg và 6kg vào trong nước.Cả hai vật đều nổi.So sánh lực đẩy Ác si mét của nước tác dụng lên hai vật FA1 < FA2 Câu 4: Một vật có khối lượng 3kg.Thả vật vào trong nước vật nổi lên.Tính lực đẩy Ác si mét của nước tác dụng lên vật? FA = P =10.m = 30N Câu 5: Thả một vật có khối lượng 4kg vào trong dầu thì vật lơ lửng.Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 Niu tơn trên mét khối.Xác định thể tích của vật V= 5 mét khối |
R |
Silde 14,15,16 |
Hoạt động 4: Vận dụng a.Mục tiêu: -Vận dụng kiến thức bài học để hoàn thành bài tập b.Nội dung:Hs vận dụng kiến thức đã học hoàn thành các câu C6,7,8,9 c.Tổ chức thực hiện: Gv tạo câu hỏi quiz các câu c6,7,8,9 để hs hoàn thành d.Sản phẩm c6: + khi vật nổi P < FA hay dV < dl + khi vật lơ lửng P = FA hay dV = dl + khi vật chìm P > FA hay dV > dl C7:Hòn bi làm bằng thép có: dth > dn nên bị chìm. Tàu cũng làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để: dt < dn nên tàu có thể nổi trên mặt nước. C8: Vì: dthép < dHg nên hòn bi sẽ nổi c9 |
Ý kiến bạn đọc