Học trực tuyến

Sự biến đổi chất

  •   Xem: 305
  •   Thảo luận: 0
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Chương II. PHẢN ƯNG HÓA HỌC
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Môn hóa học 8
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
    + Học sinh nhận biết được thế nào là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học?
    + Biết được sự biến đổi của nước, muối qua các trạng thái.
    + Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản xảy ra trong thực tế đời sống hằng ngày.
2. Về kỹ năng: Rèn các kỹ năng:
   + Rèn luyện năng quan sát, tư duy logic và suy luận vấn đề.
   + Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải thích được một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến các môn học khác cũng như một số hiện tượng trong tự nhiên.
   + Kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản.
3. Về tư duy
- Rèn khả năng diễn đạt rõ ràng ý tưởng của bản thân
- Khái quát hóa
*Năng lực:
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
-Năng lực thực hành hóa học
4. Về thái độ và tình cảm
- Tăng  thêm lòng yêu thích học tập bộ môn và các môn khác.
* Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
- HS có trách nhiệm tuyên truyền cho mọi người biết: đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người.
- Hợp tác cùng cộng đồng tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, tạo môi trường sống trong sạch. 
5. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
 +  Năng lực tự học
 +  Năng lực tự giải quyết vấn đề
 + Năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 + Năng lực thực hành hóa học
 + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU, PHẦN MỀM
  1. Phần mềm
+ Phần mềm đóng gói elearning: ispring suite10
+ Phần mềm nền Ms Powerpoint
+ Phần mềm hỗ trợ Camtasia 9
  1. Học liệu
+ Sách giáo khoa
+ Sách tham khảo
+ Truyện kể về nhũng nhà bác học
          + Sử dụng một số hình ảnh, tư liệu tham khảo trên các website:
             - https: //Google.com.vn
             - https:// baigiang.violet.vn
+ Một số video và hình ảnh giáo viên tự thiết kế.
  1. Thiết bị dạy và học
  • Máy tính
  • Hề thống LMS, zoom, google met….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, giới thiệu bài học
1.1. Mục tiêu hoạt động.
 Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các chất quen thuộc gần gũi trong cuộc sống, làm thế nào để phân biệt được chúng, từ đó kích thích sự tò mò mong muốn tìm hiểu bài mới. Cụ thể:
1.2. Tổ chức hoạt động.
GV chuẩn bị 2 tờ giấy loại.
GV thực hiện 2 thí nghiệm:
TN1: Xé  tờ giấy loại thành nhiều mẩu nhỏ.
TN2: Đốt tờ giấy cho cháy hết (sản phẩm cháy để trong bát sứ).
 
STT NỘI DUNG MINH HỌA
E- learning
Slide 2, 3,4  GV làm video thí nghiệm, chiếu thí nghiệm cho HS xem, sau đó đặt vấn đề liên quan đến bài học.
- GV hỏi HS: Em hãy nhận xét về kết quả của tờ giấy ở 2 thí nghiệm trên.
HS đưa ra những ý kiến sau khi quan sát 2 thí nghiệm.
Slide 5 Xác định nội dung bài học:
  1. Hiện tượng vật lí là gì?  Dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí .
  2. Hiện tượng hóa học là gì? Dấu hiệu nhận biết hiện tượng hóa học.
  3. Luyện tập phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
  4. Liên hệ thực tế và mở rộng với các vấn đề nâng cao.

2. Hoạt động 2:  Hiện tượng vật lí
2.1. Mục tiêu hoạt động:
Hoạt động này nhằm giúp HS hình thành năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức liên môn.
- Nêu được khái niệm về hiện tượng vật lí.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể trạng thái của chất (HS tự làm ở nhà thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước sau đó cô cạn dung dịch vừa pha chế được ).
2.2. Tổ chức hoạt động:
    * GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi gợi mở cho HS trả lời.
- Nhiệm vụ 1: TN1,TN2 quan sát tranh theo hướng dẫn
- Nhiệm vụ 2:  Trả lời các câu hỏi tương tác
STT NỘI DUNG MINH HỌA E- learning

Slide 6 – slide 9
I. Hiện tượng vật lí
a. Sự biến đổi của nước
 GV đặt câu hỏi:
 Quá trình nước từ thể rắn chuyển thành thể lỏng, từ thể lỏng chuyển thành thể khí (hơi) và ngược lại, nước có biến đổi thành chất khác không?
=>Nước chỉ biến đổi về trạng thái.
Liên hệ sự tạo thành mưa, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Slide 10 -12
b. Sự biến đổi của muối
GV đặt câu hỏi:
Quá trình muối ăn từ thể rắn hòa vào nước thành dung dịch (thể lỏng), làm bay hơi dung dịch lại  thành muối ở thể rắn, muối có biến đổi thành chất khác không?
=> Muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái.
Liên hệ đến nghề làm muối của người dân vùng biển ở nước ta.
Slide 13-14 c. Nhận xét và kết luận   
  * Các thí nghiệm trên thì sau quá trình biến đổi, chất có biến thành chất khác không? Quá trình biến đổi như vậy gọi là gì?
 - Các chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Những hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng vật lí.
        * Hiện tượng vật í là gì?
 Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. (chỉ có sự thay đổi về hình dạng, trạng thái, không sinh ra chất mới).
  • Tạo bài tập tương tác ghi nhớ kiến thức mới.

Hoạt động 3: Hiện tượng hóa học
3.1. Mục tiêu hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp HS hình thành năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức liên môn.
- Nêu được các khái niệm về hiện tượng hóa học
- Tiến hành được thí nghiệm về sự thay đổi tính chất của chất (thí nghiệm đun nóng đường và đun nóng hỗn hợp bột lưu huỳnh – sắt).
- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống.
3.2. Tổ chức hoạt động: GV dẫn dắt trong cuộc sống hàng ngày các em đã thấy những đồ vật làm bằng sắt bị gỉ sét như cửa sắt, ổ khóa, xe đạp…
    * GV làm thí nghiệm và hướng dẫn học sinh theo dõi trong đoạn video.
- Giới thiệu bộ dụng cụ, hóa chất, những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
  •  Nhiệm vụ 1: HS theo dõi thí nghiệm
- Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập tương tác
 
STT NỘI DUNG MINH HỌA E- learning
Slide 15 -20 GV dẫn dắt  những đồ vật làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.(oxit sắt).

HS theo dõi thí nghiệm rồi trả lời các câu hỏi trong bài tập tương tác.
  1. Thí nghiệm
  1.  Sắt bột tác dụng lưu huỳnh bột
 - Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen.
- Sản phẩm không bị nam châm hút,
  chất rắn thu được không còn tính chất của sắt nữa.
  1. Thí nghiệm  đun nóng đường
   - Hiện tượng: Đường   nâu   đen (than), thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
  1. Nhận xét kết luận
+ GV đặt câu hỏi:
 Đặc điểm chung của các hiện tượng quan sát được ở 2 thí nghiệm trên là gì?          (chất ban đầu bị biến đổi)
Quá trình biến đổi như vậy gọi là gì?
Những hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng hóa học
 Hiện tượng hóa học là gì?
 Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
 
  1. Hoạt động 4: Luyện tập
 
STT NỘI DUNG MINH HỌA E -learning
Slide 21 -26
Xây dụng hệ thống bài tập củng cố kiến thức về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
 
 

6.   Hoạt động 5: Mở rộng liên hệ thục tế
6.1. Mục tiêu hoạt động:
- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống. Học sinh nhận biết được có những biến đổi chất có lợi và có những biến đổi chất có hại.
- Giải thích được một số hiện tượng vật lí, hóa học trong cuộc sống
6.2. Tổ chức hoạt động:
Giáo viên đưa câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tế:
  • Thực phẩm bị mốc là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học ? Giải thích?
GV đưa kiến thức mở rộng để chốt kiến thức đúng:
 - Thực phẩm bị mốc là hiện tượng hóa học.Vì thực phẩm bị mốc là do một loại vi khuẩn nấm mốc phát triển trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 25 – 300C, độ ẩm 85%), lấy chất hữu cơ  có chứa trong thực phẩm và làm mất giá trị dinh dưỡng, mặt khác một số loài vi khuẩn gây mốc trong quá trình trao đổi chất còn thải ra cả chất độc. Không nên sử dụng những thục phẩm mốc vì tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
7. Thảo luận nâng cao
* Mục đích: phát huy năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức. HS hiểu được có những biến đổi chất gây hại do con người tạo ra. Từ đó bản thân phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
 Vấn đề 1: sự quang hợp của cây xanh
Vấn đề 2: Băng tan
8.Tạo trò chơi thư giãn
          * Mục đích:  Cung cấp những kiến thức về các nhà khoa học hóa học để từ đó truyền cảm hứng cho các em về tinh thần nổ lực học tập và không ngừng học hỏi trau dồi bản thân.
Với mong muốn các em sẽ yêu khoa học và thích khám phá thế giới khoa học tôi tạo những câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu, đủ nội dung. Nhằm tạo hứng thú học tập cho HS về bộ môn khoa học tự nhiên.
9. Giao nhiệm vụ về nhà.
- Học bài cũ và làm các bài tập: 2,3 SGK tr 47.
- Tìm hiểu thêm một số hiện tượng có trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày xem chúng thuộc loại hiện tượng gì?
- Chuẩn bị trước bài 13: “ Phản ứng hóa học”
- Khám phá khoa học: Em viết “bức thư bí mật” bằng giấm hoặc nước chanh.

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Khánh

 

 
Thông tin bài học
Sự biến đổi chất
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/08/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Hóa học
Xem:
4.727
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Khánh
Họ và tên:
Nguyễn Thị Ngọc Khánh
Đơn vị công tác:
Trường THCS Lạc An
Địa chỉ:
Ấp 3, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây