Học trực tuyến

Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)

  •   Xem: 1756
  •   Thảo luận: 0
  1. Hoạt động 1: Khởi động
 
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
  • Giới thiệu bài học: “Chuyến hành trình lịch sử”
  • Mục tiêu:
+ Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, từ đó tăng tính tự giác, tự chủ, tự học.
+ Thu hút sự tập trung quan sát, chú ý của học sinh
  • Nội dung:
+ Lời chào, giới thiệu đến với cuộc hành trình lịch sử, giới thiệu người bạn đồng hành (nhân vật ảo – Mimi )
 
  • Minh hoạ trong bài giảng:


 



 
  • Quan sát, lắng nghe
  • Kiểm tra bài cũ (Vé lên tàu)
  • Mục tiêu
+ Ôn lại bài cũ “Cuộc tiến quân của nghĩa quân Tây Sơn”
  • Nội dung:
+ Để lên được chuyến tàu đi “Hành trình lịch sử”, cần có một chiếc vé. Để có được vé, học sinh cần trả lời đúng 2 câu hỏi.
  • Minh hoạ trong bài giảng




 
  • Lắng nghe, trả lời câu hỏi tương tác trên màn hình.
 
  1. Hoạt động 2: Khám phá.
 
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
  • Giới thiệu bài tên bài học (điểm dừng chân đầu tiên)
  • Mục tiêu:
+ HS phát triển năng lực tự nhiên, xã hội.
+ HS biết về Gò Đống Đa.
  • Nội dung
+ Chuyến tàu đưa cô và trò dừng chân ở điểm đến đầu tiên: Gò Đống Đa


+ GV gới thiệu về Gò Đống Đa để dẫn dắt giới thiệu tên chuyến hành trình “Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789) “

 



 
  • Trả lời câu hỏi tương tác.





 
  • Quan sát, lắng nghe.
  • Nguyên nhẫn dẫn đến cuộc chiến
  • Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.
  • Nội dung:
+ Chuyển cảnh trên tàu, cô giáo nói trò chuyện cùng Mimi và giới thiệu nguyên nhân vì sao lại có cuộchiến chống quân Thanh




 
  • Lắng nghe








 
  • Ghi lại ý chính ( nếu cần)
Nguyên nhân: Cuối năm 1788, vua Lê Chiêu Thồng sang cầu viện nhà Thanh đánh quân Tây Sơn.
  • Diễn biến
(Điểm dừng chân thứ 2 – Phú Xuân – 1788)
  • Mục tiêu:
+ HS biết và ghi nhớ các mốc thời gian của trận chiến.
+ HS biết lý do Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế.
  • Nội dung:
+ Cô giáo dẫn các bạn dừng chân ở điểm thứ 2 là Phú Xuân (Huế) năm 1788 để tìm hiểu diễn biến đầu tiên.
  • Minh hoạ trong bài giảng:





 
  • HS lắng nghe
 
  • HS ghi lại ý chính (nếu cần)
Diễn biến: năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế ở Phú Xuân (huế) và lấy hiệu là Quang Trung.
  • Diễn biến
(Điểm dừng chân thứ 3 – Tam Điệp – 1788)
  • Mục tiêu: HS biết sự mưu trí của vua Quang Trung thể hiện qua chi tiết cho quân lính ăn tết trước.
  • Nội dung: Để biết sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đã làm gì, dừng chân ở điểm thứ 3 là Tam Điệp (Năm 1788)











 
  • HS ghi lại (nếu cần)
Diễn biến: ngày 20/12/1788 Vua Quang Trung tiến quân ra Tam Điệp, tại đây ông cho quân lính ăn tết trước rồi mới chia làm các đạo quân,
  • HS trả lời câu hỏi tương tác.
  • Diễn biến
(Các đạo quân tiến quân)
  • Mục tiêu:
+ HS biết các ký hiệu và cách đọc bản đồ.
  • Nội dung:
GV giới thiệu: Từ Tam Điệp, vua Quang Trung chia làm 5 đạo quân
+ Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long.
+ Đạo thứ 2 và thứ 3 do đô đốc Long và đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long.
+ Đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương
+ Đạo thứ 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường lui của địch
Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (Sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Tiền tiêu. Đêm mùng 3 tết, ta vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây) khiến địch hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

 



 
  • HS lắng nghe, tương tác trên bài giảng E – Learning
  • Diễn biến
(Điểm dừng chân thứ 4 – Ngọc Hồi – 1789)
  • Mục tiêu:
+ HS biết diễn biến trận Ngọc Hồi
+ HS biết sự mưu trí của vua Quang Trung thể hiện qua chi tiết ghép các tấm ván làm lá chắn.
  • Nội dung:
Giới thiệu về trận Ngọc Hồi:
+ Mờ sáng mùng 5 tết, khi quân Thanh đang chủ quan cơm no, rượu say mừng năm mới, quân ta bất ngờ tấn công.
+Do bị đánh bất ngờ, quân giặc trở tay không kịp, tháo chạy về đồn. Chúng sử dụng Súng thần công để chống trả lại quân ta. Nhờ sự mưu trí của Vua Quang Trung lường trước và có sự chuẩn bị. Quân và dân đã ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài
+ Cuộc chiến diễn ra ác liệt, chủ tướng đồn Ngọc Hồi tử trận, quân địch thua trận thảm bại.
+ Cùng lúc đó, đạo quân do Đô Đốc Long chỉ huỷ đánh đồn Đống Đa cũng báo tin thắng lợi, tướng giặc Sầm Nghi Đồng tự vẫn.
+ Giành thắng lợi các trận Hà Hồi, Đống Đa, Ngọc Hồi, quân ta do Quang Trung lãnh đạo thẳng tiến về phía Thăng Long

  • Câu hỏi tương tác:
+ Những chi tiết nào thể hiện sự mưu trí của vua Quang Trung.
+ Sắp xếp trình tự các trận đánh.




 
  • HS ghi lại ý chính (nếu cần)
























 
  • HS làm bài tương tác
  • Kết quả
(Điểm dừng chân thứ 5 – Thăng Long – 1789)
  • Nội dung:
GV đặt câu hỏi tương tác để HS dự đoán phản ứng của Tôn Sỹ Nghị khi biết tin đại bại.
  • Tôn Sĩ Nghị cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc.
  • Tôn Sĩ Nghị cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc.
  • Vua Lê Chiêu Thống  đã bỏ chạy theo Tôn Sĩ Nghị.

  • Quân ta toàn thắng.


 
  • HS làm bài tương tác





 
  • HS quan sát, lắng nghe.







 
  • HS làm câu hỏi tương tác.
  • Hình tượng vua Quang Trung mưu trí, anh dũng, đức độ, yêu nước thương dân. 
  • Mục tiêu:
+ HS có thêm hiểu biết về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
  • Nội dung:
+ Khi đuổi theo đám tàn quân bỏ chạy, vua Quang Trung đã tha mạng cho quân địch bởi ông muốn cho họ một con đường sống, giữ hoà hiếu để muôn dân được an hưởng thái bình.






 
  • HS trả lời câu hỏi tương tác ngắn
 
 
  1. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm.
 
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
  • Ý nghĩa cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung
  • Mục tiêu:
+ HS hiểu ý nghĩa cuộc chiến.
+ Khơi gợi lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong HS.
  • Nội dung:
+ HS lên chuyến tàu tốc hành về Thủ đô Hà Nội năm 2021 tham gia trò chơi “Ai là triệu phú tri thức”





+ Thông qua 4 câu hỏi, HS hiểu được ý nghĩa của cuộc chiến.
  • Phần mở rộng: Để tưởng nhớ công ơn của vua Quang Trung và các binh sĩ, nhân dẫn ta đã tổ chức lễ giỗ trận, đã lập đền thờ Vua Quang Trung ở đỉnh núi Quyết
(TP Vinh, tỉnh Nghệ An), Trường Chuyên Nguyễn Huệ, trường, đường Quang Trung,…





 
  • HS tham gia trò chơi để hiểu ý nghĩa lịch sử trận đánh.
 
  1. Củng cố:
 
Đề mục Nội dung hoạt động Hoạt động của học sinh
Củng cố (Kết thúc chuyến hành trình lịch sử)
  • Mục tiêu:
+ HS ghi nhớ nội dung bài học được tổng kết bằng sơ đồ tư duy
+ Liên hệ bản thân.
  • Nội dung:
+ Kết thúc cuộc hành trình lịch sử “Quang Trung đại phá quân Thanh”, GV đưa HS trở lại Trường Tiểu học Chu Văn An.
+ Mội HS được tặng một món quà kỉ niệm, bên trong món quà là chiếc sơ đồ tư duy.
+ Để mở được phần quà, HS cần trả lời được câu hỏi liên hệ bản thân.
  • Minh hoạ trong bài giảng:

 
  • GV và nhân vật Mimi nói lời chào tạm biệt.
















 
  • HS làm câu hỏi tương tác
  • HS quan sát và hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
Thông tin bài học
Bài giảng về chiến thắng quân Thanh năm Kỉ Dậu 1789 của quân Tây Sơn, một trong những những trận chiến chống giặc ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, được đánh giá là chiến công oanh liệt nhất của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 4
Môn học:
Lịch sử và Địa lí
Xem:
1.756
Tải về:
Thông tin tác giả
Cao Hạnh Chi
Họ và tên:
Cao Hạnh Chi
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Chu Văn An
Địa chỉ:
số 16 Trích sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây