Học trực tuyến

Ôn chữ hoa Q

  •   Xem: 1064
  •   Thảo luận: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: Tập viết
Bài: Ôn chữ hoa Q
Người dạy: Lê Văn Công
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
         - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng), T, S (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê em đồng lúa, nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Kỹ năng:
         - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng
          - Học sinh vượt trội: Viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp).
3. Thái độ:
        -  Biết yêu quê hương đất nước qua câu ca dao: Quê em đồng lúa, nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Máy tính, bảng con, chữ mẫu, tranh ảnh minh họa từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- HS : Máy tính (điện thoại thông minh), bảng con, phấn, bút, Vở Tập viết lớp 3 tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  1. Khởi động kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vừa  nghe nhạc vừa viết vào bảng con chữ hoa O, tên riêng Lãn Ông (Mục đích giáo viên cho học sinh viết chữ hoa O vì có nét 1 giống chữ hoa Q để chuẩn bị vào bài học mới).
- Giáo viên đưa ra tiêu chí nhận xét:
+ Tiêu chí 1: Viết đúng, đẹp.
+ Tiêu chí 2: Viết đều nét.
+ Tiêu chí 3: Viết đúng các nét nối.
+ Tiêu chí 4: Trình bày sạch sẽ.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn và so sánh với bài viết của mình (Giáo viên đưa bài viết đúng để học sinh nhận xét).
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết hôm nay sẽ giúp cho các em ôn lại cách viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q, T, S; tập viết ứng dụng tên riêng và câu ca dao tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê qua bài: Ôn chữ hoa Q nhé.
3. Hướng dẫn luyện viết.
- Chiếu chữ mẫu: Q
- Đây là chữ hoa Q cỡ nhỏ có độ cao và độ rộng mấy ô li?








 - Chữ hoa Q được viết bởi mấy nét ? Đó là những nét nào ?

- Chữ hoa Q gồm 2 nét. Vậy: Nét 1 của chữ hoa Q giống chữ hoa nào mà em đã học?
- Giáo viên yêu cầu học sinh vừa xem video quy trình viết chữ hoa Q vừa dùng ngón tay viết theo vào khoảng không: Nét 1 của chữ hoa Q là nét cong kín phần cuối nét vòng vào trong bụng chữ giống nét của chữ hoa O, nét 2 là nét lượn ngang.
- Giáo viên viết mẫu chữ hoa Q, vừa viết vừa nêu lại quy trình:
+ Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 đưa bút sang trái viết nét cong phần cuối nét lượn vào trong lòng chữ.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1 lia bút xuống gần đường kẻ 1 viết nét lượn ngang từ trong lòng bút ra ngoài dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ hoa Q vào bảng.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn và so sánh với bài viết của mình (Giáo viên đưa bài viết đúng để học sinh nhận xét).
* Chúng ta vừa được luyện viết chữ hoa Q cỡ nhỏ. Tiếp theo, chúng ta sẽ luyện viết chữ hoa T và chữ hoa S (Do chữ hoa T và S  các em đã được ôn ở các tiết trước nên giáo viên không viết mẫu mà chỉ cho các em trả lời câu hỏi, xem quy trình và thực hành viết bảng).
- Chiếu chữ T.
- Chữ hoa T cỡ nhỏ cao mấy ô li?
- Chữ hoa T được viết bởi mấy nét ? Đó là những nét nào?


- Giáo viên chiếu và nêu lại quy trình chữ hoa T. Chữ hoa T gồm 1 nét là sự kết hợp của nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang, sau đó lượn trở lại viết nét cong trái to, cắt nét lượn ngang và cong trái nhỏ, tạo thành vòng xoắn ở đầu chữ, phần cuối nét lượn vào trong.
- Chúng ta tiếp tục quan sát chữ hoa S.                                                                                                                                                                                                                                                                           
- Chiếu chữ hoa S.
- Chữ hoa S cỡ nhỏ cao mấy ô li?
- Chữ hoa S được viết bởi mấy nét ? Đó là những nét nào?

- Giáo viên chiếu và nêu lại quy trình chữ hoa S. Chữ hoa S gồm 1 nét là sự kết hợp của nét cong dưới lượn lên trên, sau đó chuyển hướng bút sang trái viết tiêp nét móc ngược trái tạo vòng xoắn ở đầu, cuối nét móc lượn vào trong.
- Chúng ta vừa ôn lại cách viết chữ hoa T, S, bây giờ cả lớp luyện viết chữ hoa T và chữ hoa S vào bảng.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn và so sánh với bài viết của mình (Giáo viên đưa bài viết đúng để học sinh nhận xét).
- Các em vừa được luyện viết chữ hoa Q, T, S. Tiếp theo, Thầy mời các em quan sát lên màn hình: Giới thiệu với các em đây là Quang Trung. Quang Trung  là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753-1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh. Tên ông cũng là từ ứng dụng hôm nay các em luyện viết “Quang Trung
-> Chiếu từ ứng dụng
- Yêu cầu học sinh đọc lại từ ứng dụng cùng với bé Sen.
+ Từ  Quang Trung có những con chữ nào cao 2 ô li rưỡi? Những con chữ nào cao hơn 1 ô li? Những con chữ nào cao 1 ô li?


+ Khoảng cách viết giữa tiếng Quang và tiếng Trung như thế nào?
- Giáo viên viết mẫu từ Quang Trung (lưu ý viết con chữ u không quá sát với con chữ Q, con chữ r không quá sát với con chữ T).
- Các em viết vào bảng từ Quang Trung.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn và so sánh với bài viết của mình (Giáo viên đưa bài viết đúng để học sinh nhận xét).
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu: Các em ạ quê hương ta có nhiều cảnh đẹp, những cảnh đẹp đó được nhà thơ Nguyên Hồ thể hiện trong  câu thơ “Quê em ....bắc ngang”. Đây cũng chính là câu ứng dụng mà chúng ta sẽ luyện viết hôm nay.
- Chiếu câu ứng dụng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng cùng bé Sen.
- Quan sát 2 dòng thơ trên và cho biết những tiếng nào được viết hoa?
- Trong 2 tiếng viết hoa các em vừa tìm được trong đó tiếng Quê có chứa chữ hoa chúng ta đang học.
- Giáo viên viết mẫu tiếng Quê.
- Các em luyện viết tiếng Quê vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn và so sánh với bài viết của mình ( giáo viên đưa bài viết đúng để học sinh nhận xét).
- Giáo viên yêu cầu mở vở tập viết và giao nhiệm vụ, bài yêu cầu các em viết 1 dòng chữ Q cỡ nhỏ, 1 dòng chữ hoa T, S cỡ nhỏ, 1 dòng tên riêng Quang Trung, 1 lần câu ứng dụng nhé. Riêng các em viết tốt có thể viết đúng và đủ các dòng trong bài tập viết hôm nay nhé.
- Đầu tiên, chúng ta sẽ viết 1 dòng chữ hoa Q, thời gian khoảng 2 phút (Hiệu ứng dòng chữ hoa Q đã viết lên).
- Yêu cầu học sinh dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn và so sánh với bài viết của mình (Giáo viên đưa bài viết đúng để học sinh nhận xét).
4. Củng cố:
- Giáo viên dành thời gian 1 phút để học sinh nêu những gì đã học qua bài “Ôn chữ hoa Q”.
5. Dặn dò:
- Các em luyện viết phần còn lại vào vở.
- Xem bài mới chữ hoa R.
 

- Học sinh nghe nhạc và viết vào bảng con.






- Học sinh quan sát và ghi nhớ để áp dụng.

- Học sinh nhận xét bài bạn và so sánh với bài mình.



- Học sinh lắng nghe.





- Học sinh quan sát.
- Học sinh chọn đáp án: Độ cao hai ô li rưỡi và độ rộng hai ô li rưỡi.
* Lưu ý: Đối với tất cả các câu hỏi trong bài giảng. Nếu học sinh chọn đáp án sai lần thứ nhất thì các em có thể thực hiện chọn lại đáp án lần thứ hai. Nếu các em tiếp tục chọn đáp án sai thì lúc này bài giảng sẽ hiện đáp án đúng để các em quan sát và rút kinh nghiệm).
 - Học sinh chọn đáp án: Chữ hoa Q được viết bởi 2 nét.  Đó là nét cong kín kết hợp với nét lượn ngang.
- Học sinh chọn đáp án: Giống chữ hoa O.

- Học sinh quan sát và viết theo vào khoảng không.





- Học sinh quan sát.









- Học sinh  viết bảng con.

- Học sinh nhận xét và đối chiếu với bài mình.









- Học sinh quan sát.
- Học sinh chọn đáp án: Hai ô li rưỡi
- Học sinh chọn đáp án: Chữ hoa T được viết bởi 1 nét là sự kết hợp của nét cong trái (nhỏ), nét lượn ngang và nét cong trái (to).

- Học sinh quan sát, lắng nghe.






- Học sinh quan sát.
- Học sinh chọn đáp án: Hai ô li rưỡi.
- Học sinh chọn đáp án: Chữ hoa S được viết bởi 1 nét là sự kết hợp của nét cong dưới và nét móc ngược trái.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.





- Học sinh viết bảng con.


- Học sinh nhận xét và đối chiếu với bài mình.




- Học sinh quan sát và lắng nghe.







- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh đọc lại từ ứng dụng.

- Học sinh kéo thả các đáp áp vào các ô trống:
+ Các con chữ cao hai ô li rưỡi: Q, T, g.
+ Các con chữ cao hơn một ô li: r.
+ Các con chữ cao một ô li: u, a, n.
- Học sinh chọn đáp án: Bằng 1 con chữ o.

- Học sinh quan sát.


- Học sinh viết bảng con.


- Học sinh nhận xét và đối chiếu với bài mình.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.






- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Học sinh chọn đáp án: Tiếng Quê, tiếng Bên.
- Học sinh quan sát.


- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh nhận xét và đối chiếu với bài mình.






- Học sinh thực hành viết bài vào vở Tập viết.




- Học sinh nhận xét và đối chiếu với bài mình.



- Học sinh nêu.



- Học sinh lắng nghe.
                   


 
Thông tin bài học
BÀI. ÔN CHỮ HOA Q1. Kiến thức: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng), T, S (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê em đồng lúa, nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.2. Kỹ năng: - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng - Học sinh vượt trội: Viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp).3. Thái độ: - Biết yêu quê hương đất nước qua câu ca dao: Quê em đồng lúa, nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
Ôn chữ hoa Q
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 3
Môn học:
Tiếng Việt
Xem:
1.064
Tải về:
Thông tin tác giả
LÊ VĂN CÔNG
Họ và tên:
LÊ VĂN CÔNG
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Tân Kiều 3
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây