Học trực tuyến

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

  •   Xem: 1463
  •   Tải về: 4
  •   Thảo luận: 0
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Môn Ngữ văn: lớp 10 – Ban Cơ Bản
Thời gian thực hiện: 01 tiết
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
B.
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ:
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
Phương thức lưu truyền của văn học dân gian? Phương thức ấy được thể hiện cụ thể ra sao?
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) 
Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian diễn ra như thế nào?
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
HS đọc phần Tiểu dẫn suy nghĩ, trả lời
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
  • HS trả lời câu hỏi.
  • Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- Phương thức lưu truyền chủ yếu: truyền miệng.
- Quá trình truyền miệng:
+ Theo không gian: từ vùng này sang vùng khác, địa phương này sang địa phương khác.
+ Theo thời gian: từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Hệ quả: tạo nên quá trình diễn xướng dân gian.
   Ví dụ: chèo, hát dân ca, diễn tuồng, hầu đồng,....
è  Truyền miệng dẫn tới tính dị bản
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
Một người khởi xướng -> Tác phẩm hình thành -> Người khác tiếp nhận (nhiều địa phương, thế hệ,...) -> Tác phẩm hoàn thiện.
 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Đọc mục II, SGK Ngữ Văn 10 tập 1, trang 17 và 18 và hoàn thành câu hỏi kéo thả vào ô trống để tìm hiểu HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời ệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam?
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
HS đọc lại văn bản, suy nghĩ.
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Tự sự Trữ tình Nghị         luận Sân khấu
Tự sự dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, vè Ca dao Tục ngữ, Câu đố Chèo
 
 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: tri thức trong văn học dân gian bao gồm những lĩnh vực nào? Đặc điểm của tri thức dân gian?
Nhiệm vụ 2: giá trị giáo dục của văn học dân gian thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
Nhiệm vụ 3: giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người. Đó là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân lao động được đúc kết từ thực tiễn.
- Văn học dân gian có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết rất phong phú và đa dạng về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Văn học dân gian góp phần bồi dưỡng cho chúng ta những phẩm chất tốt đẹp, mang lại cho ta những bài học về đạo lí, về lẽ sống, về cách ứng xử, làm người; hướng ta đến những tình cảm cao đẹp.
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
- Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các tác phẩm văn học dân gian đã được mài giũa, chắt lọc, trở thành những viên ngọc sáng, có giá trị thẩm mĩ to lớn.
- Từ lâu, văn học dân gian đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho văn học viết, là mảnh đất màu mỡ cho văn học viết hình thành và phát triển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

 
Thông tin bài học
Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Qua bài giảng điện tử, học sinh nắm được khái niệm, đặc trưng, giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Ngữ văn
Xem:
1.463
Tải về:
4
Tải về:
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phạm Thị Xuân
Họ và tên:
Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phạm Thị Xuân
Đơn vị công tác:
THPT Nghi Xuân
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây