Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bộ phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (Phim tài liệu- Đạo diễn: Trần Văn Thủy) Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim tài liệu Việt Nam được làm năm 1998 với tác giả là đạo diễn Trần Văn Thủy. Bộ phim đã được giải thưởng Phim ngắn hay nhất Liên hoan Phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức tại Thái Lan năm 1999. Cũng trong năm này, phim đạt giải Bông sen bạc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12. 2. Bài học: Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung bộ phim * Tóm tắt nội dung bộ phim: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (Phim tài liệu. Đạo diễn Trần Văn Thủy) Bộ phim được nói về vụ thảm sát tại thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi. Vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, khi quân đội Mỹ giết chết 504 dân vô tội trong vòng 4 giờ đồng hồ. Mặc dù nói về một chủ đề đau thương, nhưng bộ phim đã truyền đạt một thông điệp về sự hy vọng, chuộc lỗi và thông điệp hãy khép lại quá khứ mà nhìn về tương lai. Người chơi vĩ cầm chính là một cựu chiến binh không quân Mỹ, Mike Boehm. Mike Boehm trở lại Việt Nam trong một cố gắng hàn gắn cho những tội ác của quân đội Hoa Kỳ đã được thực hiện đối với người dân Sơn Mỹ. Một trong các hoạt động mà Mike Boehm theo đuổi là chơi vĩ cầm cho những người dân hiện tại và cho cả linh hồn của những người đã khuất. Bộ phim đã được trình chiếu trên sóng truyền hình Việt Nam đúng vào ngày này sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. Nhân kỷ niệm 30 năm xảy ra vụ thảm sát 16/03/1968 - 16/03/1998, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson và nguyên tổng thống Mỹ Bill Clinton đã lên tiếng xin lỗi nhân dân Việt Nam về vụ thảm sát này. Hoạt động 2: * Giáo viên kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai. Đoạn 1: Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang theo một cây đàn vĩ cầm. Đó là Mai-cơ, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau 30 năm, ông muốn quay trở lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương này với mong ước đánh một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai. Giới thiệu ảnh 1: Đây là cựu chiến binh Mĩ Mai-cơ, ông trở lại VN với mong muốn đánh 1 bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai. Đoạn 2: Mỹ Lai là một vùng quê nghèo thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này, chúng đốt cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người dân vô tội phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng giết đồng loạt trong ít phút. Có những em bé, bị chúng bắn chết khi đang bú trên xác mẹ… Giới thiệu ảnh 2: Lính Mĩ châm lửa đốt nhà, đây là tấm ảnh tư liệu (cảnh thực) được một nhà báo Mĩ là Rô-Nan chụp trong vụ thảm sát ở Mĩ Lai. Ảnh xác người lớn và trẻ em nằm trên vũng máu Ảnh lính Mĩ dí sung vào mang tai 1 người phụ nữ… Đoạn 3: Trong vụ thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có 10 người may mắn sống sót nhờ được ba phi công Mĩ có lương tri ứng cứu. Ba phi công ấy là Tôm-xơn, Cô-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ba người lính Mĩ kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy tới, nhưng thay vì cứu em bé, hắn lại bắn chết em. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi 10 người dân, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng máy chĩa vào chúng, sẵn sàng nhả đạn nếu chúng tiến lại gần. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn. Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống trong đống xác chết. Giới thiệu ảnh trực thăng Mĩ đậu trên cánh đồng tiếp cứu người dân vô tội. Đoạn 4: Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kỳ, cùng với Tôm-xơn, Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta, còn có anh lính da đen Hơ-bớt, anh đã tự bắn vào chân mình để khỏi phải tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát man rợ ra trước ánh sáng công luận. 40 bức ảnh đen trắng, 18 bức ảnh màu về vụ thảm sát, do Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án nước Mĩ phải đem vụ thảm sát ở Mỹ Lai, Việt Nam ra xét xử. GT ảnh 2 lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt. Hơ –bớt đã tự bắn vào chân để khỏi phảo tham gia vào tội ác; ảnh tờ tạp chí Mĩ đăng tin phiên tòa xử vụ thảm sát Mĩ Lai ở nước Mĩ. Đoạn 5: Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của ông đã vang lên ở mảng đất Mỹ Lai. Tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ đau thương, mong ước hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất. Giới thiệu ảnh trở lại VN sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. Tôm-xơn và Côn-bơn xúc động gặp lại những người dân họ đã cứu sống. An-đrê-ốt-ta không thể trở lại vì anh đã chết trận sau vụ thảm sát ở Mĩ Lai 3 tuần. * Giới thiệu thời gian Ngày 16/03/1968. Đây là mốc thời gian đánh dấu tội ác của quân đội Hoa Kỳ, đã hủy diệt mảnh đất Mỹ Lai. * Giới thiệu tên nhân vật Mai-cơ (cựu chiến binh Mĩ); Tôm-xơn (Chỉ huy đội bay); Côn-bơn (xạ thủ sung máy); An-đrê-ốt-ta (cơ trưởng); Hơ-bớt (anh lính da đen); Rô-nan ( Một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát) * Giới thiệu cây đàn vĩ cầm: Vĩ cầm hay Violon hay còn gọi là Tiểu đề cầm là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất trong họ vĩ cầm. Đàn gồm có bốn dây, dùng cho người lớn có chiều dài khoảng 60cm, rộng khoảng 20cm, có dây kéo làm bằng lông đuôi ngựa hoặc bằng vây của cá voi nhưng ngày nay thường được làm bằng chất liệu ni lông hóa học có tình đàn hồi và khả năng sử dụng cao hơn. Đàn được làm từ các loại gỗ khác nhau như gỗ phong, vân sam... còn dây đàn được làm bằng thép hoặc ni lông. Người chơi vĩ cầm tạo ra âm thanh nhờ kéo hoặc gẩy đàn bằng tay phải và bấm nốt bằng tay trái. Bài tập: Hệ thống kiến thức Câu 1: Phim tài liệu Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của đạo diễn Trần Văn Thủy có những nhân vật nào? Câu 2: Sau hơn 30 năm cuộc thảm sát tại Mỹ Lai, Mai-cơ đến Việt Nam để làm gì? a)Thăm lại chiến trường xưa b)Đi du lịch c)Trở lại Mỹ Lai để chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất. Câu 3: Vụ thảm sát xảy ở Mỹ Lai xảy ra vào ngày, tháng, năm nào?
a) Tôm-xơn, Côn-bơn, An-đrê-ốt-ta đã ngăn cản một số lính Mĩ đang tấn công người dân. b) Dùng máy bay trực thăng đưa người dân còn sống sót đi cấp cứu. c) Hơ-bớt tự bắn vào chân để không tham gia cuộc thảm sát. d) Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu để tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trước công luận thế giới. e) Tất cả những ý trên. Câu 6: Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh? a) Chiến tranh là bình thường. b) Chiến tranh là tội ác, chiến tranh giết chết người dân vô tội. Câu 7: Bạn có suy nghĩ gì về những người lính Mĩ có lương tâm? a) Căm ghét tất cả lính Mĩ. b) Cảm kích trước những người lĩnh Mĩ có lương tâm đã dũng cảm ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ. Câu 8: Câu chuyện tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai giúp bạn hiểu điều gì? a) Hiểu về những người lĩnh Mỹ đã tham gia giết hại người dân Việt Nam. b) Nói lên hành động dũng cảm của những người lính Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. * Giáo viên chốt ý nội dung bài học: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người lĩnh Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hoạt động 3: Ước vọng hòa bình hướng tới tương lai. Hoc sinh xem video về những câu chuyện về những nhân chứng, những nhân vật được chính những người lính Mĩ đã cứu sống. Nêu thông điệp của bài học: Thông điệp: Hòa bình: Hai tiếng đơn sơ Hòa bình: Hai tiếng ước mơ loài người. Giáo viên tổng kết nội dung, hệ thống lại kiến thức bài học |
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe và quan sát tranh - HS lắng nghe và quan sát tranh - HS lắng nghe và quan sát tranh. - HS lắng nghe và quan sát tranh. - HS lắng nghe và quan sát tranh. - HS lắng nghe và quan sát tranh. - HS lắng nghe và quan sát tranh. - HS lắng nghe và quan sát tranh. Mai-cơ,Tôm-xơn, Côn-bơn, An-đrê-ốt-ta, Hơ-bớt, Rô-nan c)Trở lại Mỹ Lai để chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất. Vụ thảm sát xảy ra vào thời gian a)16/3/1968 e) Tất cả các ý trên e) Tất cả những ý trên. b) Chiến tranh là tội ác, chiến tranh giết chết người dân vô tội. b) Cảm kích …đã dũng cảm ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ b) Nói lên …tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN - Học sinh ghi nhớ nội dung bài học Học sinh xem video về những câu chuyện, những nhân vật được lính Mĩ cứu sống. Học sinh hệ thống lại kiến thức và ghi nhớ nội dung bài học |
Ý kiến bạn đọc