Học trực tuyến

Hình tam giác

  •   Xem: 1095
  •   Thảo luận: 0

 

KỀ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN TOÁN

BÀI: ÔN TẬP VỀ HÌNH TAM GIÁC

 

Giáo viên: Phạm Quang Bốn- Bon.thminhkhai@gmail.com

                  Đỗ Thị Thúy Minh- dominhmk.90@gmail.com

                  Lê Ngân Hà- lenganha.tuanh@gmail.com

Đơn vị    : Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

 

I. YÊU CẦU CẦN  ĐẠT:

1.Kiến thức:
- Đặc điểm hình tam giác
- Cách tính diện tích hình tam giác.
- Giải các bài toán có liênquan.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết được đặc điểm của hình tam giác.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm đồ dùng học tập và đồ chơi (STEAM)
- Tính thành thạo diện tích hình tam giác.
- Vận dụng giải tốt các bài tập ứngdụng.
3.Phẩm chất: Giáo dục HS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán, yêu thích học toán.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng: Sách giáo khoa, vở toán, ê-ke, đồ dùng học tập, kéo, tờ giấy trắng.
2.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
  • - Khởi động bài hát: “ Hãy vững tin con nhé”.
  • - GV nêu: Hình học luôn hiện hữu trong cuộc sống, mỗi đồ vật quanh ta đều có một hình dạng nhất định. Vì hình học rất quan trọng và ứng dụng nhiều trong đời sống nên chúng ta đã được học những kiến thức về hình học ngay từ khi còn nhỏ.
  • -Trong chương trình tiểu học chúng ta đã được tìm hiểu những hình nào?
  •  
  •  
  •  
  •  
  • => Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại đặc điểm và diện tích hình tam giác.
  • - GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: (Mục I)
- HS hát mua theo video.
  •  
  •  
  •  
  • - HS nhớ lại và liệt kê: Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang hình tròn.


- HS theo dõi
2. HĐ thực hành: (32 phút)
*Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm của hình tam giác.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm đồ dùng học tập và đồ chơi (STEAM)
- Tính thành thạo diện tích hình tamgiác.
- Vận dụng giải tốt các bài tập ứng dụng.
*Cách tiến hành:
ÔN TẬP ĐẶC ĐIỂM TAM GIÁC
* Tổ chức trò chơi "Đường lên đỉnh Olympia": 
- GV phổ biến luật chơi: Chinh phục vòng  nguyệt quế qua  4 vòng thi: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích.
Vòng 1 : Khởi động
Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Đặc điểm của hình tam giác là?
  1. Có 3 đỉnh, 3 góc, 3 cạnh.
  2. Có nhiều hơn 3 đỉnh, 3 góc, 3 cạnh.
- GV đưa đáp án: A/Đ; B/S

? Vì sao chọn đáp án A- Đ; B- Sai?
 =>  Hệ thống lại đặc điểm của hình tam giác: Hình tam giác ABC có: 3 cạnh ( AB, AC, BC); 3 đỉnh ( đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C); 3 góc ( góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C). Đáp án A đúng vì hình có 3 đỉnh, 3 góc, 3cạnh chính là đặc điểm của hình tam giác.
Vòng 2: Vượt chướng ngại vật
Câu 2: Em hãy chọn tên gọi thích hợp với mỗi hình tam giác.

- GV đưa đáp án:
-Tại sao DEG là hình tam giác có 3 góc nhọn?
 



=> Chốt ( kết hợp thao tác kiểm tra góc): Để kiểm tra chính xác độ lớn của các góc ta sử dụng ê- ke. Ta thấy các góc này đều bé hơn góc vuông nên tam giác DEG có 3 góc nhọn, Vậy hình tam giác DEG là hình tam giác có 3 góc nhọn.
-Trong tam giác ABC góc nào là góc vuông?
 



=> Chốt ( kết hợp thao tác kiểm tra góc): Góc A là góc vuông, hai góc còn lại là hai góc nhọn. Hình tam giác có 1 góc vuông và hai góc nhọn còn được gọi là hình tam giác vuông.
- Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn là MNP, vì sao vậy?




 
  • => Chốt ( kết hợp thao tác kiểm tra góc): Trong tam giác MNP có góc N lớn hơn góc vuông nên góc N là góc tù, hai góc M và P bé hơn góc vuông nên là hai góc nhọn. Vậy tam giác MNP thuộc dạng tam giác có 1 góc tù và hai góc nhọn.
  • - Như vậy, nếu chia theo độ lớn của các góc trong tam giác ta có 3 dạng tam giác như trên.
Vòng 3: Tăng tốc
Câu hỏi: Viết tiếp và chỗ trống sao cho thích hợp


- Đáp án: a, BC       b, BK       c, CE….AB

-Tại sao chọn AH là đường cao tương ứng với đáy BC?



=> Chốt: Đường cao AH hạ từ đỉnh A xuống đáy BC và vuông góc với đáy BC nên AH tương ứng với đáy BC. Tương tự các em có thể xác định được đường cao BK ứng với đáy AC và đường cao CE ứng với đáy AB.
-Trong 1 tam giác kẻ được mấy đường cao tương ứng với đáy?


=> Chốt: Trong 1 hình tam giác tương ứng với 3 đáy sẽ kẻ được 3 đường cao.
Vòng 4: Về đích       
Khoanh vào trước câu trả lời đúng
  • - Câu 1: Trong tam giác DEG đường cao DK tương ứng với đáy nào?
  • - Đáp án: C. Đáy EG
  •  
  • - Giải thích vì sao em chọn đáp án C? 
  •  


=> Chốt: Trong tam giác DEG đường cao tương ứng với đáy EG là đường cao DKvì đường cao này hạ từ đỉnh D xuống đáy EG và vuông góc với đáy EG. Khi kẻ đường cao DK vuông góc với đáy EG, vì góc E là góc tù nên ta phải  kéo dài cạnh đáy EG đến điểm K để DK vuông góc với đáy EG. Chú ý khi kẻ đường cao nằm ngoài tam giác ta kẻ bằng nét đứt. Vậy cho dù đường cao có nằm trong hay ngoài tam giác thì bao giờ cũng phải đi qua đỉnh và vuông góc với cạnh đáy.
- Câu 2: Đáp án đúng là A. Từ đỉnh M ta thấy MN vuông góc với PQ nên đường cao MN tương ứng với đáy PQ.
  • - Trong tam giác MPQ ngoài MN em còn nhìn ngay được những đường cao nào? 
  •  
  •  
  • => Chốt: Vì cạnh PM vuông góc với cạnh MQ nên nếu xét từ đỉnh P thì PM là đường cao ứng với đáy MQ, ngược lại nếu xét từ đỉnh Q thì QM cũng là đường cao ứng với đáy MP.
  • - Điều đặc biệt của tam giác vuông là gì?
  •  
  •  
  •  
  • => Chốt: Trong tam giác vuông, nếu cạnh góc vuông này là đáy thì cạnh góc vuông kia là đường cao và ngược lại.
  • * Phân biệt giữa đường cao và chiều cao: AH là đường cao ứng với đáy BC. Độ dài của đường cao AH là chiều cao. Vậy chiều cao của tam giác ABC là 4cm. (Màn hình)

- HS theo dõi





- HS đối chiếu với đáp án
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS quan sát





- HS suy nghĩ thực hiện trong 10 giây.










- HS đối chiếu với đáp án
 
 
 
 
 
 
 









 
- Các góc D, góc E, góc G là các góc nhọn nên tam giác DEG là tam giác có 3 góc nhọn.
 
 
 
 
- Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn được gọi là hình tam giác vuông.
 
 
 
- Góc N lớn hơn góc vuông nên góc N là góc tù, hai góc M và P bé hơn góc vuông nên góc N và P là góc nhọn.









- HS theo dõi






- HS suy nghĩ thực hiện trong 10 giây.










- HS đối chiếu bài làm với đáp án
- Đường cao BK ứng với đáy AC và đường cao CK ứng với đáy AB.




- Tương ứng với 3 đáy sẽ kẻ được 3 đường cao.
- HS lắng nghe

- HS suy nghĩ thực hiện trong 10 giây.












- HS đối chiếu bài làm với đáp án.
- Vì đường cao hạ từ đỉnh D xuống đáy EG và vuông góc với đáy EG.

 
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
 
  •  
  • - Đường cao PM ứng với đáy MQ; đường cao QM tương ứng với đáy PM.
  •  
  •  
  •  
  • - Cạnh góc vuông này là đáy thì cạnh góc vuông kia là đường cao và ngược lại.

- HS quan sát
DIỆN TÍCH TAM GIÁC
ooxWord://word/media/image12.jpegBài toán: Tính diện tích tam giác ABC có kích thước như hình vẽ

- GV đưa bài giải của 1 bạn HS:
                                Bài giải
               Diện tích hình tam giác ABC là:
                      (8 x 5) : 2 = 20 (cm2)
                                              Đáp số:  20 cm2
- Cách trình bày khác?

=> Khi viết phép tính, chúng ta không cần viết dấu ngoặc đơn mà kết quả không thay đổi.
- Em đã tính diện tích tam giác ABC như thế nào?








* Ôn lại công thức tính diện tích hình tam giác:
-  Nếu hiu S diện tích, a độ dài đáy, h chiều cao thì công thc tính din tích hình tam giác được viết thế nào?



- Lưu ý HS cách trình bày công thức trong vở cho thuận tiện.
- Để tính diện tích hình tam giác ta cần biết gì?

=> Chốt: Diện tích, độ dài đáy và chiều cao là 3 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi đã biết 2 yếu tố ta có thể tìm được yếu tố còn lại.
- Muốn tìm độ dài đáy và chiều cao khi biết 2 yếu tố còn lại ta làm thế nào?
=> Chốt: Từ công thức tính diện tích ta có thể suy ra công thức tính độ dài đáy: a = S x 2 : h và công thức tính chiều cao: h = S x 2 : a
3. HĐ luyện tập, thực hành:
Bài 1:Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy a chiều cao h: a)  a =12,5cm ; b = 7,8cm
b)  a = 2,4m      b = 15dm
- GV đưa đáp án:
                  
                  Bài giải                  
a, Diện tích hình tam giác đó là:
       12,5 x 7,8= 48,75 ( cm2)
                   Đáp số: 48,75cm2
 

             
            Bài giải
b,  Đổi 2,4 m= 24 dm
Diện tích hình tam giác đó là:
    24 x 15 : 2= 180 ( dm2)
                   Đáp số: 180 dm2
- Phần a: Để tính diện tích hình tam giác em làm thế nào? 


- Phần b: Khi hai số đo khác đơn vị ta cần lưu ý gì?


- Ai còn có cách làm khác?
Cách 2:

Đổi 15dm = 1,5 m
Diện tích hình tam giác đó là:
2,4 x 1,5 : 2= 1,8( m2)
                     Đáp số: 1,8m2

- GV nhận xét, khen HS

Bài 2:( Bài toán ứng dụng)
a, Một vườn hoa hình tam giác có diện tích 15,3m2 và chiều cao 1,8m. Hỏi cạnh đáy của vườn hoa đó dài bao nhiêu mét?
b, Một biển báo nguy hiểm hình tam giác có diện tích 2100cm2 và đáy 70cm. Hãy tính chiều cao của biển báo đó?
- GV đưa đáp án:
                                         Bài giải
                      a,  Độ dài cạnh đáy vườn hoa là:
                             15,3 x 2 : 1,8 = 1,7 (m)
                      b, Chiều cao của biển báo đó là:
                             2100 x 2 : 70 = 60 (cm)
                                           Đáp số: a, 1,7 m           
                                                         b, 60 cm
- Dựa vào đâu để tính độ dài đáy vườn hoa trên?


- Liên hệ: Trong cuộc sống người ta đã ứng dụng thiết kế những vườn hoa, vườn cây hình tam giác vừa tô điểm cảnh quan lại vừa thân thiện với môi trường.
- Ở phần b tại sao lấy 2100 x 2 : 70 để tìm chiều cao biển báo?



- Tuyên truyền, liên hệ với HS về biển báo nguy hiểm: Trong hệ thống biển báo, biển có hình tam giác viền đỏ nền vàng là những biển báo nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, các em  quan sát kĩ cảnh báo để chủ động tránh rủi ro. Thầy nhờ các em chia sẻ thông tin bổ ích này đến với người thân và những người xung quanh để tất cả mọi người đều được tham gia giao thông an toàn.
4. HĐ thực hành:
Cắt hình tam giác: Hãy thực hành cắt một hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 5cm và 7cm rồi tính diện tích hình tam giác đó?
  • - GV đưa hình ảnh hình tam giác đã cắt.
  • - Diện tích hình tam giác này thế nào?
  • - GV đưa đáp án:                                   
  •                                           Bài giải
Diện tích hình tam giác đó là:
5 x 7 : 2 = 17,5 ( cm2)
                     Đáp số: 17,5 cm2
  • - Tại sao em lấy 5 x 7 : 2 để tính diện tích?
  •  
  •  
  • - Diện tích hình tam giác vuông được tính thế nào?
  •  
  •  
  • => Chốt: Chúng ta có thể tính được diện tích hình tam giác vuông dựa vào độ dài 2 cạnh góc vuông mà không phải kẻ thêm đường cao.
  • - GV khen ngợi HS.
  • - Tận dụng óc sáng tạo và sự khéo léo để làm sản phẩm trang trí bằng hình tam giác.
- HS làm bài trong 3 phút.









- HS quan sát, nhận xét





- HS nêu
- HS theo dõi

- Vì mun tính din tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiu cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2 nên din tích hình tam giác trên sđược tính là: 8 x 5 : 2 = 20 (cm2)

- HS viết công thức:
S =  hoặc
S = a x h :2

- Độ dài đáy và chiều cao.



a = S x 2 : h                         h = S x 2 : a




- HS làm bài trong 3 phút.

- Đối chiếu bài làm, tự đánh giá.





- Dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác: S = a x h : 2
- Phải đổi về cùng đơn vị đo trước khi thực hiện phép tính.
- HS suy nghĩ, trả lời









- HS làm bài trong 5 phút.



- Đối chiếu bài làm với kết quả






- Vận dụng công thức tìm độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao.



- Vận dụng công thức tính chiều cao để tính chiều cao của biển báo.








- HS thực hành trong 7 phút.

- HS quan sát
  • - HS suy nghĩ và tính
  • - Đối chiếu bài giải.




- Độ dài 2 cạnh góc vuông chính là độ dài đáy và chiều cao.
- Bằng tích độ dài 2 cạnh góc vuông chia 2 cùng đơn vị đo.




- HS tự thực hành.

5. Kết thúc:

- Giáo viên nhận xét tiết học

     

 

Thông tin bài học
Video bài giảng ôn tập các kiến thức về Hình tam giác
Hình tam giác
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 5
Môn học:
Toán học
Xem:
1.095
Tải về:
Từ drive.google.com:
Thông tin tác giả
Phạm Quang Bốn, Đỗ Thị Thúy Minh, Lê Ngân Hà
Họ và tên:
Phạm Quang Bốn, Đỗ Thị Thúy Minh, Lê Ngân Hà
Đơn vị công tác:
TH Nguyễn Thị Minh Khai
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây