Học trực tuyến

Định luật bảo toàn khối lượng

  •   Xem: 418
  •   Tải về: 6
  •   Thảo luận: 0
TRƯỜNG THCS MỘC LỴ - HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 19 BÀI 15:
“ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG MÔN HÓA 8”

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS hiểu được trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm. (Lưu ý: Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng)
2. Về kĩ năng
- Quan sát video thí nghiệm, nhận xét rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
3. Về thái độ
- yêu thích bộ môn và biết tên một số nhà Bác học
4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát video thí nghiệm hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK + SGV
- Video thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng
- Bài giảng điện tử Powpoint.  
2. Học sinh:
- Ôn lại nội dung kiến thức về diễn biến của PƯHH, dấu hiệu nhận biết PƯHH xảy ra, bản chất của phản ứng hóa học,cách viết PTHH chữ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động 1: Mở đầu ( 3 phút)
a. Mục tiêu:
Tạo tình huống/vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS. Huy động một số kiến thức của HS về sự thay đổi khối lượng trước và sau phản ứng .
b. Nội dung:  Quan sát tình huống, theo dõi và ghi chép câu hỏi thăc mắc của nhóm học sinh đưa ra.
c. Sản phẩm: Từ nghiên cứ tình huống, dự đoán câu trả lời,  giáo viên giới thiệu chủ đề mới,
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên  chiếu thí nghiệm tạo tình huống của học sinh và những thắc mắc của học sinh về nội dung thí nghiệm.
- Thí nghiệm: Trên 2 đĩa cân bên đĩa A để cốc đựng dung dịch HCl và đá vôi, bên đĩa B đựng các quả cân sao cho kim cân ở vị trí thăng bằng. Thả mẩu đá vôi vào cốc đựng dung dịch axit clohidric quan sát vị trí kim cân trước và sau phản ứng? Giải thích ?
- HS: Cá nhân làm ở phòng thí nghiệm, báo cáo kết quả đưa ra thắc mắc.
- GV: Giới thiệu, để tìm câu trả lời ta cùng tìm hiểu vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Thí nghiệm (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu:
- Nêu được các bước làm thí nghiệm chứng minh tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng chất phản ứng
- Trả lời được một số câu hỏi liên quan đến thí nghiệm.
b. Nội dung: quan sát thí nghiệm, hoàn thiện nội dung câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nêu được hiện tượng thí nghiệm và nhận xét được dấu hiệu phản ứng hóa học và sự thay đổi khối lượng trước và sau phản ứng.
d. Tổ chức thực hiện: Trực quan  -  Vấn đáp – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung thí nghiệm, quan sát hình vẽ 2.7 SGK tr 53. Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
- HS nghiên cứu trước cách tiến hành thí nghiệm ở nhà (Cá nhân) thực hiện theo hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- HS báo cáo.
- GV chiếu slide nêu các bước tiến hành thí nghiệm
Tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Trên đĩa cân A đặt 2 cốc (1) (2) chứa dung dịch Bari clorua (BaCl2) và dung dịch Natri sunfat (Na2SO4).Đặt các quả cân lên đĩa cân B cho đến khi cân thăng bằng.
- Bước 2: Đổ cốc đựng dd BaCl2 vào cốc đựng dd Na2SO4.
   GV Chiếu slide chiếu thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
HS Theo dõi thí nghiệm và thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động theo cá nhân hoàn thành nhiệm vụ dưới đây:
1. Có phản ứng hóa học xảy ra không? Nếu có thì dựa vào dấu hiệu nào?
2. Biết sau phản ứng tạo ra hai chất mới là: Bari sunfat và Natri clorua. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng?
3. Vị trí của kim cân trước và sau phản ứng có thay đổi không?
4. Có nhận xét gì về tổng khối lượng của chất tham gia và tổng khối lượng của các chất sản phẩm?
- HS hoàn thiện nội dung phiếu sau khi quan sát thí nghiệm.
- Sản phẩm: Kết quả sản phẩm học sinh đã chuẩn bị
- HS ghi lại được những nội dung của mình, đưa ra nhận định và giải thích tại sao.
- GV yêu cầu từ 1 - 2 HS báo cáo kết quả hoạt động, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV Chiếu slide đưa ra nội dung trả lời:
1. - Có phản ứng hóa học xảy ra.
     - Dấu hiệu: Có chất rắn màu trắng xuất hiện, đó là bari sunfat (BaSO4), chất này không tan.
2. Phương trình chữ của phản ứng:
    Bari clorua + Natri sunfat   "  Bari sunfat  + Natri clorua
3. Kim cân giữ nguyên vị trí cân bằng
4. Tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng nhau.
Hoạt động 2: Định luật (6’):
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được nội dung định luật BTKL.
- Hiểu được bản chất của định luật BTKL.
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu thí nghiệm, hình ảnh để đưa ra nội dung định luật BTKL.
c. Sản phẩm: Học sinh hoạt động cá nhân tìm ra nội dung định luật và hiểu được bản chất của định luật qua diễn biến của phả ứng hóa học.
d. Tổ chức thực hiện: Trực quan  -  Vấn đáp – hoạt động  cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
- HS phát biểu nội dung đinh luật bảo toàn khối lượng
Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng các khối lượng của các chất sản phẩm”.
- GV chiếu slide về diễn biến của phản ứng hóa học.
Yê cầu học sinh nêu diễn biến của phản ứng hóa học.
- HS: Nhận xét số lượng nguyên tử nhóm nguyên tử trước và trong sau phản ứng hóa học trên.

HS trả lời,nhận xét
GV chốt: Vì trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các ngtử thay đổi, còn số ngtử không thay đổi.
Hoạt động 3 :Áp dụng (5’ phút)
a. Mục tiêu:
- Viết được PT chữ cho phản ứng.
- Viết được CT khối lượng và vận dụng làm bài tập.
b. Nội dung: Học sinh họt động cá nhân thực hiện viết phương trình chữ, viết  CT khối lượng cho phản ứng
c. Sản phẩm: Áp dụng được ĐLBTKL để tính toán theo yêu cầu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện: Trực quan  -  Vấn đáp – hoạt động  cá nhân
- GV giới thiệu: Giả sử có pứ tổng quát giữa
         A + B  C  +  D
          mA  +   mB  = mC  +   mD
? Nếu áp dụng định luật bảo toàn khối lượng vào phản ứng của thí nghiệm trên, ta sẽ có biểu thức khối lượng nào?
- HS hoạt động cá nhân trong 1 phút.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động
- HS báo cáo:
  *Phương trình chữ của phản ứng:
                   Bari clorua + Natri sunfat   "  Bari sunfat  + Natri clorua
  *Công thức về khối lượng:
                   mBaCl2 + mNa2SO4 =  mBa SO4 + mNaCl
- GV Lưu ý: Theo công thức của định luật bảo toàn khối lượng, ta sẽ tính được khối lượng của một chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia.
? Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện nội dung bài tập 2
Bài tập 2 (SGK Tr 54):Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat (Na2SO4) là 14,2 gam, khối lượng của các sản phẩm:  bari sunfat (BaSO4) là 23,3 gam, natri clorua (NaCl)  là 11,7 gam. Hãy tính khối lượng của Bari clorua (BaCl2) đã phản ứng.
- Học sinh hoạt động cá nhân trong 1 phút hoàn thiện nội dung bài tập
- HS báo cáo kết quả
- GV Chiếu  slide chốt đáp án.
Bài giải:
*Phương trình chữ của phản ứng:
Bari clorua + Natri sunfat   "  Bari sunfat  + Natri clorua
* Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
                        mBaCl2 + mNa2SO4 =  mBa SO4 + mNaCl
mBaCl2      +    14,2  =   23,3      +     11,7
=> mBaCl2 =   (23,3 + 11,7)   - 14,2 =  20,8 (g).
? Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện nội dung bài tập 2
Bài 3 (SGK Tr54), Đốt cháy hết 9 gam kim loại magiê (Mg) trong không khí thu được 15 gam hợp chất magiê oxit (MgO). Biết rằng magiê cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi (O2) có  trong không khí.
- Học sinh hoạt động cá nhân trong 1 phút hoàn thiện nội dung bài tập
- HS báo cáo kết quả
- GV Chiếu  slide chốt đáp án.
Bài giải:
Phương trình chữ: Magiê + Khí oxi " Magie oxit
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
           mMg + mO2  =  m MgO
          9 + mO2 = 15 " mO2 = 15 – 9 = 6 gam
Hoạt động 3: Luyện tập (3’)
a. Mục tiêu: HS luyện tập nắm vững về nội dung ĐLBTKL.
b. Nội dung: Làm bài tập giáo viên đưa ra.
c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo định hướng của GV.
d. Tổ chức thực hiện:  Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dạng Quyz.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
- HS thực hiện làm bài tập và kiểm tra đáp án đúng, sai.
Bài 4: Điền vào chỗ ……
 Đốt cháy hết 12,8 g kim loại đồng Cu trong bình chứa ……. gam khí oxi O2 vừa đủ, sau phản ứng thu được 16,0 g hợp chất đồng(II) oxit CuO.
A. 3,2 g.                                              B. 29,2 g.
C. 2,4 g.                                              D. 4,8 g.
Bài 5: Để thanh sắt ngoài không khí sau một thời gian thấy khối lượng của thanh sắt thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên                        B. Giảm đi
C. Không thay đổi             D. Cả 3 đáp án trên.
Bài 6: Cho canxi cacbonat (CaCO3) vào dung dịch axit clohiđric(HCl) được caixiclorua (CaCl2) , nước (H2O) và khí cacbonic (CO2). Công thức về khối lượng của phản ứng trên là:
A. mCaCO3 + mHCl = mCaCl2 + mCO2+ mH2O
B. mCaCO3 + mHCl + m H2O = mCaCl2+ mCO2
C. mCaCO3 + mHCl + mCO2 = mCaCl2+ m H2O
D. mCaCO3 + mHCl  = mCaCl2+ m H2O
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn ( 2’)
a. Mục tiêu: Qua bài học giúp học sinh tìm ra được câu trả lời cho tình huống ban đầu.
b. Nội dung Thảo luận vận dụng kiến thức giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo định hướng của GV.
d. Tổ chức thực hiện: -  Vấn đáp -  Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- GV Chiếu slide  video giải quyết vấn đề của học sinh sau khi tìm hiểu nội dung của định luật BTKL.và giải thích quá trình phản ứng xảy ra của thí nghiệm trên.
- HS thông qua bài học, tìm được câu trả lời cho phần tình huống đặt ra ban đầu.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Hoàn thiện các bài tập 1,2,3 SGK Tr54
- Chuẩn bị bài mới: Bài 16. Phương trình hoá học
- Luyện viết:
          + Phương trình chữ các phản ứng : 
          + Viết 1 số CTHH  của các phương trình chữ trên

 
Thông tin bài học
Định luật bảo toàn khối lượng
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/08/2022
Lớp:
Lớp 8
Môn học:
Hóa học
Xem:
3.567
Tải về:
6
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thông tin tác giả
Lê Thị Phương Loan
Họ và tên:
Lê Thị Phương Loan
Đơn vị công tác:
Trường THCS Mộc Lỵ
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây