N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu, học sinh xem bài giảng E-learning thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
Hoạt động 2.1: Công thức hoá học của đơn chất a. Mục tiêu: HS trình bày viết công thức hoá học của đơn chất. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan |
||
Quan sát mô hình tượng trưng mẫu khí Hiđro, Oxi và kim loại Đồng. Yêu cầu HS nhận xét: số nguyên tử có trong 1 phân tử ở mỗi đơn chất trên ? -Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa đơn chất ? -Theo em trong CTHH của đơn chất có mấy loại KHHH? -Hướng dẫn HS viết CTHH của 3 mẫu đơn chất . Giải thích. CT chung của đơn chất: Ax . -Yêu cầu HS giải thích các chữ số : A, x -Lưu ý HS: +Cách viết KHHH và chỉ số nguyên tử. +Với x = 1: kim loại và phi kim x ≥ 2: phi kim ? Hãy phân biệt 2O với O2 và 3O với O3 . |
Xem tương tác với bài giảng E-Learning - Trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi chép |
I. CTHH CỦA ĐƠN CHẤT: -CT chung của đơn chất : Ax -Trong đó: + A là KHHH của nguyên tố + x là chỉ số nguyên tử -Ví dụ: Al, O2 , Cu, N2 , Mg, H2… |
Hoạt động 2.2: Công thức hoá học của hợp chất a. Mục tiêu: HS biết viết công thức hoá học của hợp chất b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan |
||
Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hợp chất?/ HS thuyết trình -Vậy trong CTHH của hợp chất có bao nhiêu KHHH ? -Quan sát: mô hình mẫu phân tử nước, muối ăn và yêu cầu HS quan sát và cho biết: số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của các chất trên ? -Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là: A, B, C,… và chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là: x, y, z,… - Vậy CT chung của hợp chất được viết như thế nào ? -Theo em CTHH của phân tử khí cacbonic, phân tử nước, phân tử khí metan được viết như thế nào? |
Xem tương tác với bài giảng E-Learning - Trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi chép |
II. CTHH CỦA HỢP CHẤT : - CT chung của hợp chất: AxBy hay AxByCz … - Trong đó: + A, B, C là KHHH của các nguyên tố + x, y, z lần lượt là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử hợp chất . -Ví dụ: CO2 , H2O , CH4 |
Hoạt động 2.2: Ý nghĩa của công thức hoá học a. Mục tiêu: HS trình bày ý nghĩa của công thức hoá học b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan |
||
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, - Theo em các CTHH trên cho ta biết được điều gì ? -Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên. -Yêu cầu HS các nhóm trình bày. Tổng kết. Yêu cầu HS nêu ý nghĩa CTHH của phân tử khí H2, Fe, H2O , CO2 |
Xem tương tác với bài giảng E-Learning - Trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi chép |
III. Ý NGHĨA CỦA CTHH Mỗi CTHH Chỉ 1 phân tử của chất, cho biết: + Tên nguyên tố tạo nên chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất. + Phân tử khối của chất. |
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Xem bài giảng E-learning, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
||
- Yêu cầu học sinh xem tương tác với bài giảng E-Learning |
Xem tương tác với bài giảng E-Learning - Trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi chép |
|
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Xem bài giảng E-learning, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
||
Bài tập vận dụng: Con hãy hoàn thành bài tập trong link google form dưới đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfzKrq_q-PyVCvrZlIZvmQsMsVc3tA5MeGzxcGHZ3LVij_Spw/viewform |
||
GV bổ sung thông tin: Các em có biết công thức của các chất sau: nước oxi già, ozon….đây là những chất có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống Công thức hoá học của oxi già: H2O2 Ozon : O3 |