TRƯỜNG: THCS THÁI SƠN Tổ: KHTN |
Họ và tên giáo viên: Lương Thị Nhung |
Tranh 1. Vắc xin nhược độc tụ dấu lợn | Tranh 2. Vắc xin nhược độc Newcastle | Tranh 3. Vắc xin vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
a. Giáo viên giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh tự đưa ra quan điểm của mình về vắc xin. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh xem video 1 bạn học sinh chia sẻ suy nghĩ về khái niệm vắc xin. - Giáo viên mở rộng về loại vắc xin ra đời đầu tiên. - Giáo viên giới thiệu 2 loại vắc xin bằng sơ đồ b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thể hiện ý kiến về khái niệm vắc xin ra phiếu học. - Học sinh xem video và tự đánh giá. - Học sinh lĩnh hội và ghi chép thông tin về loại vắc xin ra đời đầu tiên. - Học sinh quan sát sơ đồ và tìm hiểu 2 loại vắc xin: vắc xin nhược độc và vắc xin chết qua các ví dụ minh họa. c. Giáo viên tổ chức báo cáo và thảo luận - Giáo viên chốt khái niệm và trình chiếu ví dụ - Giáo viên cùng học sinh phân tích các loại vắc xin. d. Kết luận - Giáo viên tổng kết nội dung khái niệm vắc xin. - Học sinh ghi chép vào vở |
I. Tác dụng của vắc xin 1. Vắc xin là gì? - Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. - Ví dụ: Vắc xin dịch tả heo, vắc xin tụ huyết trùng trâu bò. - Vắc xin gồm 2 loại: + Vắc xin nhược độc: mầm bệnh bị làm yếu đi. + Vắc xin chết ( vắc xin vô hoạt): mầm bệnh bị giết chết. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
a. Giáo viên giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy nháp và hoàn thành bài tập: Em hãy lựa chọn các từ và cụm từ: vắc xin, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch. Điền vào chỗ trống của các câu sau cho phù hợp với tác dụng của vắc xin: Khi đưa….(1)...vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra…(2)….chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng…(3)…vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng…(4)…. b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm bài tập ra nháp hoặc phiếu học tập cá nhân. c. Giáo viên tổ chức báo cáo và thảo luận - Giáo viên cùng học sinh chữa bài tập d. Kết luận - Giáo viên tổng kết nội dung tác dụng của vắc xin. - Học sinh ghi chép vào vở |
2. Tác dụng của vắc xin Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
a. Giáo viên giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và xử lý tình huống:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghe giới thiệu thêm các vấn đề cần chú ý. b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh giải quyết và đưa ra quan điểm của mình trong tình huống. - Học sinh lắng nghe về các điều cần chú ý. c. Giáo viên tổ chức báo cáo và thảo luận - Giáo viên cùng học sinh giải quyết tình huống. d. Kết luận - GV tổng kết nội dung những điều cơ bản cần chú ý khi bảo quản và sử dụng vắc xin. - HS ghi chép vào vở. |
II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin. 1. Bảo quản - Cần giữ vắc xin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. 2. Sử dụng - Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi khỏe. - Khi sử dụng tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc - Vắc xin đã pha phải dùng ngay. Vắc xin còn thừa phải xử lý theo quy định. - Sau tiêm cần theo dõi sức khỏe vật nuôi 2-3h tiếp theo - Thời gian tạo được miễn dịch: sau tiêm vắc xin 2-3 tuần. |
STT | Khi sử dụng vắc xin cần lưu ý: | Đúng/ Sai |
1 | Dùng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi đang ốm. | Đúng/ Sai |
2 | Tuân theo chỉ dẫn trên thuốc khi sử dụng. | Đúng/ Sai |
3 | Vắc xin đã pha đem dùng ngay. | Đúng/ Sai |
4 | Vắc xin thừa có thể bỏ ra môi trường. | Đúng/ Sai |
5 | Vật nuôi phản ứng thuốc báo cho cán bộ thú y giải quyết. | Đúng/ Sai |
Ý kiến bạn đọc